Chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ sáu,Làng Gióng có cậu bé đến ba tuổi không biết nói cười.Bỗng một ngày nghe tin giặc đến liền vươn vai trở thành vị tráng sĩ,lập lên chiến công vang dội đánh đuổi quân thù,rồi một người một ngựa bay về trời.Thuở bé,cứ mỗi lần nghe truyện đến đoạn này,mình lại hỏi ông rằng sao Gióng không ở lại chung vui với dân với nước.Ông nói rằng có lẽ vị tráng sĩ ấy giết giặc bị thương,đã lẳng lặng ôm vết thương tìm đến một nơi hoang sơn nào đó rồi qua đời.Và mình khóc,khóc rưng rức vì thương cho chàng Gióng xả thân vì nước nhưng chưa kịp hưởng niềm vui thì lại phải chết trong cô độc.
Nhưng rồi câu chuyện của những con người trong U23 Việt Nam đã khiến mình hoàn toàn thay đổi suy nghĩ đó
Cũng trên mảnh đất này,ngàn năm sau,cũng đã sinh ra những người con quả cảm,đạp lên sương tuyết Thường Châu mang về vinh quang cho dân tộc.Nhưng khi về với vòng tay trìu mến của quê hương,giữa hàng vạn tiếng tung hô vang dội,họ lại lẳng lặng tìm đến những người thân yêu nhất,sẻ chia phút vinh quang tự hào nhất của nghiệp quần đùi áo số.Không hào nhoáng,không ồn ào,chân chất,giản đơn,bình dị nhưng ấm lòng.Phải chăng họ hiểu được thói đời "sớm nở tối tàn", nhanh có được thì cũng chóng mất đi? Họ không gửi gắm hạnh phúc của mình nơi truyền thông ồn ã,nơi tiệc tùng lấp lánh ánh hào quang.Họ mạng nó đến bên bến bờ hạnh phúc vững chãi nhất,đó là gia đình,nơi chẳng bao giờ mảy may quay lưng nếu ta vấp ngã. Con cưng của truyền thông rồi cũng một ngày nào đó trở thành nạn nhân của nó.
Nhìn những hình ảnh Văn Đức ôm mẹ tại sân bay hay hình ảnh Xuân Mạnh dẫn mẹ đi tham quan Dinh Độc Lập giữa cơn bão U23 ,tôi hiểu rằng Gióng kia không về trời hay chết trong cô đơn.Gióng đã lặng lẽ về làng cũ,đưa mẹ đi xa,trốn khỏi cặp mắt dò xét của thế tục,báo đền ơn nghĩa sinh thành và tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn!!!