Một tuần trở lại đây, BTC TEDxHanoi hoàn thành xong công đoạn edit video và bắt đầu upload theo thứ tự video diễn thuyết của 12 diễn giả. Khi xem lại video, mình cứ ngỡ như TEDxHanoi vừa diễn ra ngay hôm qua đây thôi. Mình chợt nhớ lại một khoảng thời gian người ta bàn luận về những vấn đề của TED Talks. Trên Spiderum còn có hẳn một bài viết "Tại sao tôi quyết định dừng nghe TED Talks", tác giả @whyalwaystroll (https://spiderum.com/bai-dang/Tai-sao-toi-quyet-dinh-dung-nghe-TED-Talks-eqn). Thật ra, vì tác giả xưng "tôi" và "tôi quyết định", nên mình chỉ xem đây là góc nhìn cá nhân của Altere, và Altere thấy TED Talks không hay nữa thì có thể dừng xem. Đặc biệt là trong bài viết mình rất đồng tình với @whyalwaystroll ở quan điểm "TED Talks có phải một nguồn thông tin? Đúng. Nhưng không phải một nguồn thông tin quá đáng tin cậy. Tức là, khi nghe, tiếp nhận, nhất thiêt phải có sàng lọc và có tư duy phản biện để sẵn sàng nghi ngờ tất cả những gì được nói ra, dù diễn giả có nói hay đến đâu". 
1. Không thể nào thiếu đi TEDx Talks
Chỉ với một từ khóa nhưng lại có quá nhiều bài diễn thuyết trên TED Talks xoay quanh từ khóa đó, có thể bạn cảm thấy như vậy là quá tải. Và có lẽ họ đa phần giống nhau vì chỉ truyền cảm hứng chứ không thật sự có gì là "đáng trầm trồ". Nhưng không thật sự vậy đâu, mỗi bài có một màu sắc riêng và điều đặc biệt nhất là câu chuyện của diễn giả. Diễn giả của TED không giới hạn độ tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, tôn giáo, chủng tộc, giới tính. Chúng ta cũng quan tâm đến zero waste life, và Lauren Singer thì không chỉ thực hành zero waste life và còn tạo sản phẩm về kem đánh răng làm từ baking soda. 
TED Talks có nhiều dạng như TEDx event, TEDxTeen. Mind-set của một em học THCS thì không thể nào so sánh với với của một một người đang học ĐH được. Nhưng để lại nhiều điều làm người lớn phải suy ngẫm với cảm xúc lắng đọng. Trong danh sách diễn giả của TEDxHanoi "Now what" có Hà Khánh Phương (học sinh Vinschool), bài diễn thuyết của em về những ngôi sao, ý nghĩa của vì sao với những ước mơ, với đời sống tinh thần của em, và sự xuất hiện của ánh đèn điện nhân tạo về đêm, ô nhiễm ánh sáng, sự biến mất của những bầu trời đêm đầy sao. 
Có thể với những người ở cái tuổi chín chắn, từng trải thì TED Talk là chẳng có gì hấp dẫn, nhưng với mình - một học sinh phổ thông 17 tuổi, TED Talk luôn có một sức hút mạnh mẽ. Có một thời gian mình chú ý thái quá tới ngoại hình bên ngoài, vì sống mũi mình không cao nên gặp ai mình cũng chú ý tới sống mũi của người khác, rồi suy nghĩ vớ va vớ vẩn về chuyện đó. Mình tìm được và xem bài "Look arent every thing. Believe me, I'm a model" (Cameron Russell). Mình vừa sử dụng "Thiên kiến xác nhận" vừa "Tư duy phản biện" để tiếp nhận bài diễn thuyết. Để những dòng cảm xúc bên trong mau chóng dừng lại, không quá lo nghĩ về chuyện ngoại hình nhưng cũng không vì lí do đó mà bỏ qua việc chăm sóc bản thân, biết sửa soạn vừa đủ để trở nên gọn gàng, ưa nhìn. 
Bạn biết không, mình nhiều lúc cũng cảm thấy TED Talks có những bài nói những điều mình nghĩ là ai cũng biết rồi (?), nhưng để làm thì rất khó. Có thể đối với một cá nhân, vấn đề "passion" không phải nghĩ ngợi nhiều, nhưng với nhiều người thì họ vẫn phải tốn thời gian nghĩ ngợi và cần trợ giúp.
2. Đi TEDxHanoi để thấy hết cái hay của TED Talks 


Đầu tiên phải kể đến Gift bag, có rất nhiều vouchers đủ thể loại, quần áo, mỹ phẩm, ăn uống. Túi TEDx có thể sử dụng như tote bag. 
Và điều không thể quên được đó là Networking area. Từ Hoàn Kiếm đến Vinschool the Harmony khá là xa, mình phải di chuyển bằng shuttle bus của TEDxHanoi. Mình dễ thấy mệt khi phải di chuyển bằng ô tô nhiều (trước đó phải đi từ Hoàn Kiếm đến Timescity tập trung rồi mới từ Timescity đi đến Vinschool the Harmony, mà chặng về thì còn mệt hơn). Mình đi một mình, không đi theo nhóm, cũng không đi cùng bạn thân. Nhưng mình chưa bao giờ cảm thấy mình lạc lõng giữa biển người ở TEDxHanoi, từ lúc lên shuttle bus đến 6 giờ tối trở về Timescity. Ngay khi vừa lên shuttle bus, mình và anh ngồi ghế kế bên đều chủ động muốn làm quen. Cuộc trò chuyện diễn ra rất tự nhiên như tụi mình đã quen nhau từ trước. Đến khu vực networking, việc bắt chuyện và trò chuyện không hề khó khăn, những gian hàng của TEDxHanoi là những sản phẩm thiên về nghệ thuật, sáng tạo và thân thiện với môi trường. Mình còn học nhảy với Swing Dance Hanoi ngay sau phần trình diễn của các cô chú tại section1. 
Nhưng điều ấn tượng và đặc biệt nhất là không hề có khoảng cách giữa diễn giả và người tham dự. Tất cả mọi người đều ăn trưa cùng nhau, và đây cũng là một dạng khác của networking area, nơi mọi người vừa thưởng thức bữa trưa vừa trò chuyện với nhau về một chủ đề mà họ quan tâm. Cô Phan Mỹ Linh, lão làng trong cộng đồng tranh biện Việt Nam trở thành diễn giả cho TEDxHanoi "Now what" hôm đó. Mình đã bắt chuyện với cô và kết thúc bằng một cái ôm thiện cảm. Cô nói về debate và debate nâng đỡ tiếng nói chúng ta, câu chuyện cô và học sinh mình tham gia những giải đấu đebate. Về mình, mình cũng đang phát triển tranh biện tại quê hương của mình. Không chỉ là làm quen, bày tỏ sự ngưỡng mộ và quan điểm của cô trong bài diễn thuyết, cô và mình còn nói nhiều hơn về phát triển debate ở Việt Nam, hứa hẹn về sự giúp đỡ, ngỏ lời dìu dắt, trở thành kim chỉ nam cho những cộng đồng debate nhỏ tại Việt Nam. Không phải chỉ nói suông đâu, cô gửi mình business card và mình liên lạc với cô sau đó, cô đã từng giúp đỡ phát triển debate ở miền Trung, CLB Tranh biện ở Đà Nẵng, với sự chân thành, yêu nghề của một cô giáo. Câu chuyện được viết tiếp tại Cộng đồng tranh biện Việt Nam. 

Và không khó để bắt gặp một diễn giả đang trò chuyện với một hay một nhóm người. Đây là lúc người ta đi sâu hơn vào những vấn đề diễn giả trình bày, cùng đưa ra ý tưởng hành động, và bắt đầu tạo networking cùng hành động. 
Chỉ cần mình sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng lắng nghe bạn sẽ nhận ra và học hỏi được rất nhiều điều hay, những cơ hội bạn không ngờ tới. 
Không phải chỉ có TEDx event mới có được networking, nhưng điều mình muốn nhắn gửi là TEDx event đã thể hiện đúng tinh thần slogan của TED "Ideas worth spreading", bạn được chia sẻ, lắng nghe, thảo luận về ideas, liên quan đến bài diễn thuyết với những người bạn mới, những diễn giả của TED, à còn cả những khách mời của TED nữa. (Khách mời ở đây thường là những người từng có kinh nghiệm tổ chức TEDx trước đó). 
Hội chị em mới quen ở TEDxHanoi và nhờ minigame ghép membership card
Có một điều nhỏ bé tí nữa là việc xem trực tiếp và ngay sau đó tranh luận về bài diễn thuyết của diễn giả ngay lập tức sẽ hay, cuốn hút hơn rất nhiều so với việc xem qua Youtube và tranh luận ở phần comment. 
Kết: 
Nếu cho mình dùng chiếc Pra-ti-ca và đặt TED Talks dưới những cuộn phim trắng đen, mình sẽ không bao giờ cảm thấy đủ. Hãy đưa thêm cho cuộn phim "màu hồng" và mình phải nhìn TED Talks dưới góc nhìn "màu hồng". Bởi TEDxHanoi đã mở ra cho mình những trải nghiệm tuyệt vời, không chỉ là diễn thuyết. Trước và sau khi mình tham dự TEDxHanoi, vài người bạn của mình cũng hay thắc mắc về chuyện bỏ ra một số tiền không nhỏ với học sinh (mình không nhớ chính xác nhưng hình như là 880000vnd với vé early bird) để chỉ "người ta nói", "sau này xem lại Youtube cũng được". Nhưng không đâu, như vậy thì không toát lên tinh thần "Ideas worth spreading". 
Mình vẫn luôn ủng hộ chương trình TEDxTalks, và tất nhiên là TEDx event được tổ chức ở Việt Nam. Tại Đà Nẵng, TEDxBachdang đã bắt đầu mở bán vé Chim non cho sự kiện TEDx được tổ chức vào ngày 13/4/2019. (Mình muốn chia sẻ thôi chứ mình ko phải volunteer, AMB hay organizer gì hết nha).
>> DIỄN GIẢ CỦA TEDXBACHDANG:
1. Bung Trần - https://goo.gl/Wp59ay
2. Lương Việt Nga - https://goo.gl/iek8GV
3. Clara Vy Wells-Dang - https://goo.gl/cxv67P
>> GIÁ VÉ CHIM NON: 300,000 VNĐ
Link đăng kí: http://bit.ly/2IQPbQw
Thời gian : 17h00 - 21h45 ngày 13.04.2019
Địa điểm : Hội trường Cung thể thao Tuyên Sơn, Đà Nẵng
>> NGÔN NGỮ SỬ DỤNG: TIẾNG ANH 
________________________________________________________________________________
Những bài TED Talks được nhắc đến trong bài:
Ngoài lề,  mình muốn giới thiệu tới các bạn một bài diễn thuyết mà mình yêu thích ở TEDxHanoi và đã được đăng tải trên kênh Youtube chính thức. Bài diễn thuyết của nhiếp ảnh gia Justin Mott và điều ấn tượng trong bài này là đạo đức trong kinh doanh.