TÊ BÌ (Tay chân) Là một triệu chứng khá mơ hồ, khó định lượng, nhưng gần như chắc chắn là một bệnh lý nền đi kèm. Không có hoặc gần như rất ít khi chỉ là một triệu chứng đơn thuần. Nguyên nhân rất đa dạng, tuy nhiên có các nhóm nguyên nhân chính hay gặp dưới đây.

A.Nhóm nguyên nhân về thần kinh có hai hội chứng chính

- Hội chứng kích thích rễ: Đặc điểm là tê dọc theo đường đi của dây thần kinh, nhiều khi có cảm giác kiến bò, cảm giác bì bì vùng dây thần kinh chi phối
- Hội chứng chèn ép rễ: Thường là giai đoạn về sau của hội chứng kích thích rễ, triệu chứng có thể xuất hiện nóng bỏng rát, hạn chế vận động, nặng có thể liệt, không đi lại được

B.Nhóm nguyên nhân về huyết áp

- Có thể là tác dụng phụ của một số thuốc như chẹn kênh calci (ngoài tê có thể kèm theo phù hai chi dưới), ức chế men chuyển (có thể xuất hiện thêm ho, các triệu chứng về hô hấp)
- Thay đổi thuốc huyết áp, khiến cơ thể chưa kịp thích nghi
- Cơn tăng huyết áp kịch phát (Tê có thể khởi đầu một cơn tăng huyết áp kịch phát, đây là một cấp cứu nội khoa)

C.Nhóm nguyên nhân về bệnh tiểu đường

- Biến chứng của bệnh tiểu đường gây tê bì ngọn chi ở tay và/hoặc chân.
- Bản chất là tình trạng rối loạn vận mạch, giảm nuôi dưỡng ngọn chi dẫn đến tê.

D.Nhóm nguyên nhân nhiễm độc, khá ít gặp, tuy nhiên không được chủ quan

- Bệnh nhân có chế độ ăn uống không phù hợp hoặc có thể đang xạ trị hóa trị.
- Ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
Xử trí, với triệu chứng tê trong bất kỳ một bệnh lý nào thì bản chất chung đều là thiếu nuôi dưỡng ngọn chi, dẫn đến triệu chứng tê bì. Vì vậy điều trị hàng đầu là tăng tuần hoàn ngoại vi
Liệu pháp trị liệu
- Ngâm chân thuốc bắc, ngâm chân đá muối (có thể dùng các thuốc trừ phong thấp để làm bột ngâm chân, hoặc đơn giản nhất là ngâm chân nước muối)
- Chườm nóng để tăng cường chuyển hóa, tăng cường vận mạch
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt toàn thân mục đích là giải chèn ép, tăng nuôi dưỡng.
- Dùng thuốc chủ yếu là các thuốc tăng tuần hoàn ngoại vi.
Tài liệu tham khảo