Tuần sau nữa là hè đến, tự nhiên thấy trong lòng 1 chút gì đó bồi hồi, nhớ về những tháng ngày đã xa tít.

Có 1 sự thật là ở VN những dấu hiệu nhận thấy hè đến cực kì phong phú và đa dạng:

+Những tiếng ve kêu inh ỏi, những cánh phượng rớt đầy sân.

+Hoặc tiếng của đứa con nít ré lên từ 1 căn nhà trong xóm khi mẹ nó đi họp phụ huynh mang về cuốn sổ liên lạc với những dòng phê từ thầy chủ nhiệm uốn lượn và mê hoặc.

+Những buổi sáng nằm chây lười tới gần trưa vì vẫn chưa thể quyết định được là nên dậy đi chơi hay ngủ tiếp.

Và còn 1 thứ quan trọng nữa đó là nhạc của bộ film mà cả tuổi thơ của bất cứ 1 nam thanh nữ tú, 8x, 9x đều phải nhớ - Tây Du Ký vang lên réo rắt.

Chả biết bài này tên gì, chỉ biết giai điệu nó là ò e í í ò e, là giai điệu tuổi hồng lấn át cả tiếng ve kêu sầu não báo hiệu những tháng ngày chân đất rong ruổi dưới cái nắng chói chang của mặt trời.

Bộ film duy nhất đi vào lịch sử điện ảnh thế giới vì dù có xem bao nhiêu lần cũng k thấy chán, người ta luôn có cảm giác vô cảm với 1 bộ film xem đến lần thứ 2:

-“Haizz, cái xác này là giả, thằng kia ngu thật!”.

-“Lại chuẩn bị hun, thế mà cuối cùng k có chịch, chán!”.

Nhưng mỗi năm cứ ngồi xem mấy chục tập Tây Du Ký cảm giác vẫn y chang như hồi đầu, mê mẩn cái khí thế bất phàm của Nhị Lang Thần, muôn phần hổ báo bất cần đời của Ngộ Không hay cái cách leo đầu rùa vượt sông của mấy thầy trò trong 1 cái đoạn nào đó chả thể nhớ nỗi……..

Đến giờ lớn rồi, đã trải được 1 ít đời, nếm 1 ít vị mặn và chát, tỏ tình bị từ chối hơi bị nhiều, đã cưu mang 1 con mèo què băng qua đường, đã lập được kỉ lục cá nhân nhờ ăn 1 lúc 3 dĩa cơm đùi gà xối mỡ ngay cổng chợ Thủ Đức……. nhưng vẫn chả thể lí giải nổi cái sự thú vị kỳ lạ của Tây Du Ký.

Kĩ thuật của 30 năm trước đến giờ xem lại chả khác trò hề, tông màu film thì tối tối vỡ hạt, lời thoại thì chuối và nhạt nhẽo nhưng cứ xem là phải ngồi cho hết tập dù rằng biết chắc cái đoạn này thằng Bát Giới sẽ lại mê gái và ko thể lí giải được sao mà cả film để bụng trần vậy mà chả bao giờ bị trúng gió.

Vậy mới thấy cái gì của tuổi thơ nó mới vĩnh cửu làm sao, hình như do nó đã hòa làm 1 với những giai điệu đồng đều của bài đồng ca những tháng ngày thơ ấu nên mỗi lầm xem lại nó, nghe thấy nó con tim lại như thổn thức nhớ về những tháng ngày đã trôi đi và k bao giờ trở lại, những ngách nhỏ trong tim chứa đựng 1 thời tụm 5 tụm 7 quanh cái TV màu hiếm hoi của cả xóm, cốc đầu nhau cầm cái ống nước dài dài hú lên:

-“Yêu quái, tới đây tao đập vỡ đầu mày!”.

Rồi nhân lúc “yêu quái” ko để ý phang luôn cái cây vào đầu nó, để rồi tối hôm đó người ta nghe tiếng của “Tôn Ngộ Không” khóc ré lên xé toạc màn đêm tĩnh lặng:

-“hu hu, con chừa rồi!”.

Dù rằng lắm lúc nghĩ trong film có đề cập đến chi tiết “Đấu chiến thắng Phật” có sợ bị mẹ đánh bao giờ ko, hình như ko, mình cam đoan.

Luốn dâng lên 1 sự tôn trọng đến kinh ngạc với cái bộ film kinh điển của cả thế giới này vì nhờ có nó 1 phần của tuổi thơ trở nên đẹp hơn, đầy mơ mộng hơn và sau này khi lớn lên lại dễ níu kéo để nhớ về nó hơn.

Nhân tiện, có cách nào để vừa xem lại bộ film đó vừa nghĩ:

-“Cầu trời bữa nay mẹ đi họp ông thầy ko nói vụ bữa lên sổ đầu bài!”.

Có ko?? Để dành đc tháng lương nè, cho luôn nè!

PAGE của mình:

https://www.facebook.com/NhatKyCuaGai/