Thị trường không quan tâm bạn làm việc vất vả thế nào — họ chỉ quan tâm bạn làm đúng hay không.

Nếu tôi phải dùng 2 từ để nói về lời khuyên của mình cho việc hoạt động hiệu quả, tôi sẽ chọn “tập trung và quyết liệt” (focus and intensity). Hai từ này đúng với những founder tốt nhất mà tôi biết. Họ tập trung khủng khiếp vào sản phẩm và tăng trưởng. Họ không cố làm mọi thứ­ mà thực tế họ đã từ chối rất nhiều. Điều này là rất khó bởi những người mà thành lập công ty thường là những người thích làm các thứ mới. Có một quy luật chung, đừng làm thứ tiếp theo nếu bạn chưa hoàn toàn thống trị (dominate) được cái thứ nhất.
Không có công ty vĩ đại nào mà tôi biết lại làm các thứ cùng một lúc họ đều bắt đầu với rất nhiều niềm tin vào một thứ thôi và theo nó suốt chặng đường. Bạn có thể làm ít thứ hơn bạn nghĩ đấy. Một lý do phổ biến nhất cho các starup khai tử là họ làm quá nhiều thứ sai lầm. Biết ưu tiên hoá là rất quan trọng và khó khăn. Việc đưa ra các ưu tiên của công ty cũng quan trọng như việc ưu tiên của chính cá nhân bạn. Với tôi, hiệu quả nhất là mỗi ngày tôi viết ra giấy khoảng 3 công việc chính, mỗi cái khoảng 30 phút, và mỗi năm một danh sách những việc cần làm cho mục tiêu chung.
Dù các founder giỏi không làm nhiều dự án lớn, nhưng mỗi cái họ làm, họ lại làm rất quyết liệt. Họ làm mọi thứ rất nhanh. Họ rất quyết đoán, đây là một điều khó khi bạn điều hành một startup­ vì sẽ có rất nhiều lời khuyên trái ngược nhau. Founder giỏi là người biết lắng nghe các lời khuyên nhưng sẽ tự đưa ra quyết định của chính mình.
Hãy nhớ rằng điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải làm mọi thứ thật quyết liệt­ điều đó là không thể. Bạn phải chọn thứ đúng đắn để tập trung. Như Paul Buchheit nói, tìm cách để lấy được 90% giá trị mà chỉ mất 10% công sức. Thị trường không quan tâm bạn làm việc vất vả thế nào — họ chỉ quan tâm bạn làm đúng hay không.
Sẽ rất khó để xây sản phẩm vừa tốt lại vừa nhanh. Nhưng đó lại là một trong những cách tốt nhất để biết bạn là founder giỏi hay không. Tôi chưa bao giờ, chưa từng một lần nhìn thấy một founder chậm chạp mà lại cực kì thành công. Bạn cũng như các startup khác cả thôi. Bạn phải vừa tập trung lại vừa đi nhanh. Các ông ty xây dựng tên lửa và lò phản ứng hạt nhân vẫn làm được thế thôi. Còn những công ty thất bại thường có các cách giải thích rất trẻ con về việc tại sao họ khác biệt và không cần phải phát triển nhanh. Khi bạn tìm thấy điều gì đó có hiệu quả, hãy cứ tiếp tục.
Đừng để bị xao nhãng vào cái gì khác. Đừng đi chậm ( nguyên văn: Don’t take your foot off the gas) Đừng bị mắc kẹt vào một thành công sớm —bạn đã không thể trở thành một startup đầy hứa hẹn nếu cứ tham gia vào các event networking và nói chuyện ở các diễn đàn khác nhau. Founder của các startup mới có một chút thành công ban đầu, sẽ có 2 con đường đi tiếp: một là tiếp tục làm cái bạn đang làm, hai là bắt đầu dành thời gian nghĩ về “thương hiệu cá nhân” và tận hưởng cảm giác được là một founder. Thật khó để từ chối môt hội thảo và những thông tin báo chí—chúng nghe đề có vẻ thú vị; và thật khó để thấy các founder khác cứ được chú ý. Nhưng những cái này sẽ không kéo dài lâu. Cuối cùng thì báo chí cũng sẽ tìm ra ai mới thật sự chiến thắng, và nếu công ty bạn là một thành công thực sự, bạn sẽ có nhiều sự chú ý hơn cả những gì bạn từng muốn. Trường hợp cực đoan là những founder của startup mới có riêng cả người quan hệ báo chí, thứ mà bạn nghĩ chắc sẽ chỉ có trên TV thì thật sự có tồn tại ở ngoài đời, và phần lớn họ đều thất bại.
Tập trung và quyết liệt là sẽ chiến thắng về lâu về dài. (Charlie Rose đã từng nói rằng những thứ được triển khai trên thế giới này đều là sự kết hợp của sự tập trung và các sự kết nối cá nhân; và tôi luôn ghi nhớ điều đó).
Be Hustled and Grind

Notes from Startup Playbook - Sam Altman
Published at ww.thanhcs.xyz