Lời mở đầu:
Dạo gần đây mình cũng thấy có quá nhiều bài viết nói về con đường đi đến quyền lực của Tập Cận Bình và mình thấy những bài viết đó rất hay cũng như đáng để đọc tham khảo.
Nhưng với bài viết này, điều cốt lõi chính là mình muốn chỉ ra điểm giống nhau giữa Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông trong tư tưởng cũng như cách làm việc. Và nó khác với Đặng Tiểu Bình như thế nào, như thế sẽ làm rõ lý do vì sao Tập Cận Bình thường được báo chí so sánh với Mao Trạch Đông.
Được rồi, chúng ta hãy vào vấn đề nào!
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình, người đã nắm giữ chức vụ chủ tịch nước trong suốt hơn 3 nhiệm kỳ sau khi ông loại bỏ các điều lệ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Trung Quốc - những điều lệ vốn luôn hạn chế tất cả những người tiền nhiệm trước đây.
Có lẽ, thế giới chưa từng được chứng kiến một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào như Tập Cận Bình, kể từ thời của Mao Trạch Đông.
Tập Cận Bình được đặt lên bàn cân để so sánh với Mao rất nhiều. Nhưng rõ ràng những đường lối của Tập Cận Bình thường vượt trội hơn Mao do ông biết rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của người đi trước.
Khi Tập còn là một cậu bé, Mao đã "huỷ hoại" cuộc đời của ông. Trải qua nhiều biến động, cậu thiếu niên Tập xuất thân từ một gia đình ưu tú ở Bắc Kinh lại phải sống cuộc sống lưu vong, phải lao động khổ sai ở nông thôn. Nhưng 50 năm sau, cậu thiếu niên trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất thế giới và là nhà lãnh đạo duy nhất kể từ Mao Trạch Đông - sở hữu quyền lực không giới hạn ở Trung Quốc.
Vậy, làm thế nào mà Tập Cận Bình từ một đứa trẻ phải chạy trốn lại trở thành người nắm quyền kiểm soát đất nước?

1. Mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình.

Trong tình thế nội chiến Quốc - Cộng tại Trung Hoa, Đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc này bị bao vây và rơi vào tình thế hết sức khó khăn.
Mao Trạch Đông được Chu Ân Lai lựa chọn để lãnh đạo quân đội lúc bấy giờ trong khi diễn ra cuộc rút lui thường được người ta biết đến với tên gọi "Vạn Lý Trường Chinh".
Mao đã lựa chọn căn cứ Diên An ở phía Bắc Trung Quốc là mục tiêu cuối cùng của cuộc rút lui- là nơi một căn cứ du kích nơi một nhà cách mạng cộng sản tên Tập Trọng Huân hoạt động và tạo điều kiện cho Hồng quân của Mao trú ẩn.
Người đàn ông đó, chính là cha của Tập Cận Bình.
Sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh, Mao Trạch Đông được nhận xét là người đã giúp cho Hồng quân vượt qua được thời kỳ khó khăn và ông hiển nhiên trở thành người quyền lực nhất trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc ấy, mặc cho sự tổn thất nặng nề về người và của trong suốt cuộc hành quân.
Những người sống sót trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh thường trở thành những người ưu tú trong đảng dưới thời Mao. Chẳng hạn như cha của Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm Tổng Thư Ký Quốc vụ viện Trung Quốc.
Tập Trọng Huân (người đứng ở bìa phải) và những quan chức cấp cao lúc bấy giờ.
Tập Trọng Huân (người đứng ở bìa phải) và những quan chức cấp cao lúc bấy giờ.
Nhưng sau đó, Mao Trạch Đông bắt đầu phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối dẫn đến những nạn đói khiến 40-80 triệu người chết và đỉnh điểm là Cách Mạng Văn Hoá thảm khóc - một nỗ lực cuối cùng của Mao để củng cố quyền lực và buộc người dân phải trung thành với tư tưởng của ông.
Bất cứ ai không tuân theo hệ tư tưởng của Mao đều bị sỉ nhục một cách công khai, bị loại khỏi xã hội và trong nhiều trường hợp có thể bị xử tử. Hoặc dưới bàn tay của quân đội, hoặc dưới một nhóm thanh niên bị ám ảnh bởi chủ nghĩa Mao: Hồng Vệ Binh.
Những người thân cận của Mao Trạch Đông cũng không thoát khỏi thảm cảnh bị thanh trừng. Như Lưu Thiếu Kỳ bị tố là kẻ phản bội và chết trong khi bị giam giữ.
Lưu Thiếu Kỳ (người ngồi bên phải Mao chủ tịch)
Lưu Thiếu Kỳ (người ngồi bên phải Mao chủ tịch)
Hoặc như Lâm Bưu, người từng được Mao tín nhiệm và có vẻ như được lựa chọn để trở thành người lãnh đạo kế tiếp cũng chết một cách bí ẩn với sự kiện máy bay của ông bị rơi khi trên đường chạy trốn sang Liên Xô.
Sau khi ông chết 2 năm, Toà án tối cao nước CHND Trung Hoa đã lên án ông tội danh "Phản cách mạng".
Tấm áp phích được vẽ với Lâm Bưu và Mao Trạch Đông là nhân vật chính.
Tấm áp phích được vẽ với Lâm Bưu và Mao Trạch Đông là nhân vật chính.
Cha của Tập Cận Bình cũng không tránh khỏi số phận đó.
Tập Trọng Huân bị đấu tố.
Tập Trọng Huân bị đấu tố.
Đây là bức ảnh chụp Tập Trọng Huân bị Hồng Vệ binh kiềm chế và chỉ trích công khai ở đỉnh cao của Cách Mạng Văn Hoá. Ông ta vẫn là tù nhân ở Bắc Kinh 8 năm sau đó.
Với việc cha mình bị thanh trừng, Tập Cận Bình lúc đó 15 tuổi đã bị đuổi khỏi trường ưu tú ở Bắc Kinh và đưa đi làm việc tại nông thôn.
Ông phải sống trong hang động và lao động chân tay nặng nhọc.

2. Đặng Tiểu Bình và phân chia quyền lực.

Nhưng rồi, Mao Trạch Đông chết.
Cách mạng Văn Hoá kết thúc và Đặng Tiểu Bình- một trong những Uỷ viên Thường vụ của Bộ Chính Trị đã bị cách chức trong Cách Mạng Văn Hoá, trở thành người kế nhiệm tiếp theo.
Trước khi Mao qua đời ít lâu, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện lời hứa với các cựu chiến binh bị thanh trừng. Vì vậy, khi Mao chết, họ đều ủng hộ Đặng Tiểu Bình. Và khi Đặng lên nắm quyền, ông lập tức phục hồi những người đã bị Mao cách chức.
Để xoá bỏ sự sùng bái cá nhân của Mao Trạch Đông, Đảng đã đưa ra một nghị quyết mang tính lịch sử vào năm 1981: Nó lên án thời kỳ cai trị của Mao và nhấn mạnh cam kết đổi mới trong ban lãnh đạo, phản đối việc tập trung quyền lực vào một người.
Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình
Có thể thấy rằng, Đặng Tiểu Bình và cả những người kế nhiệm sau đó đều không muốn có một chế độ độc tài. Vậy nên, họ chia các vị trí quan trọng và giao chúng cho những người khác nhau đảm nhiệm.
Giống như Mao, Đặng kiểm soát chặt chẽ Quân uỷ Trung ương với tư cách là Chủ tịch và giữ vị trí lãnh đạo trong chính phủ. Nhưng, ông chưa bao giờ là nguyên thủ quốc gia.
Ông cũng chưa bao giờ giữ chức vụ cao nhất trong Đảng. Thay vào đó, ông thành lập một Uỷ ban Cố Vấn và giữ chức vụ Chủ tịch. Điều này, cho phép ông gây ảnh hưởng đến những quyết định trong Đảng và không cần phải là người đứng đầu nó.
Nền kinh tế Trung Quốc sau đó bắt đầu phát triển hơn nhờ vào 2 điều này: sự phân quyền và đổi mới trong chính sách.
Đặng Tiểu Bình đã tạo nên tiền đề cho việc phân chia quyền lực trong Đảng, cho đến khi Tập Cận Bình nổi lên.

3. Tập Cận Bình - lùi một bước, tiến ngàn dặm.

Vậy, Tập Cận Bình đã làm gì trong suốt thời gian đó?
Khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Tập trở lại Bắc Kinh để học Triết học cộng sản. Mặc dù Đảng cộng sản Trung Quốc đã huỷ hoại gia đình ông, ông vẫn quyết định gia nhập đảng ngay sau khi Cách mạng Văn Hoá kết thúc.
Tập Cận Bình gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1974
Tập Cận Bình gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1974
Về góc nhìn cá nhân, ông hoàn toàn có lý do để oán giận. Nhưng có lẽ suốt khoảng thời gian nhìn thấy cha mình ở đỉnh cao quyền lực sau đó lại trở thành đối tượng bị thanh trừng, ông đã nhận thấy một điều rằng trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc, quyền lực là tất cả.
Nhưng để có được quyền lực, ông đã làm một điều không ngờ: rời Bắc Kinh.
Vì các đối thủ của ông đã cạnh tranh khốc liệt với nhau vào những năm 1980-1990. Ông đã lựa chọn một hướng đi không có họ và đi đến các tỉnh nhỏ lẻ, nghèo khổ nơi mà ông được đảm nhận các vị trí lãnh đạo đảng vì đơn giản rằng những nơi đó không có "thái tử đảng" nào khác để cạnh tranh.
Tập Cận Bình thời trẻ.
Tập Cận Bình thời trẻ.
Đầu tiên, là ở Hà Bắc (1982) - một tỉnh nông thôn nghèo ở vùng ngoại ô Bắc Kinh, nơi ông dễ dàng đạt được vị trí bí thư.
Sau đó, ở Phúc Kiến (1985) - một khu vực được quân sự hoá mạnh mẽ, là nơi các thành viên cấp cao của quân đội đóng quân. Ông cũng được thăng chức Bí thư Đảng ở đây.
Chiến lược này, không chỉ giúp ông có được lợi thế trong những lĩnh vực ít cạnh tranh, mà đồng thời nó cũng mang lại cho ông sự tín nhiệm với tư cách là một lãnh đạo khiêm tốn, chăm chỉ.
Sau đó, vào năm 2007. Ông đến Thượng Hải và giữ chức vụ cao nhất trong Đảng ở đây, nơi mà ông khôi phục hình ảnh của thành phố sau một vụ bê bối tham nhũng cấp cao.
Sau 7 tháng, cuối cùng ông trở lại Bắc Kinh nhờ vào việc được thăng chức vào Thường vụ Bộ Chính Trị.
Vào thời điểm đó, những người lãnh đạo cấp cao trong bộ máy đang muốn tìm kiếm một "thái tử", nhưng là một "thái tử" không quá tham vọng và không quá mạnh mẽ. Vì vậy, Tập Cận Bình được coi là một người ít tham vọng bởi ông sẵn sàng trở về nông thôn và làm việc ở những vị trí cấp thấp.
Năm 2007, Tập Cận Bình bắt đầu được giới truyền thông chú ý đến sau khi xuất hiện trong dàn lãnh đạo ở Đại hội Toàn Quốc. Ông là 1 trong 9 người quyền lực nhất đất nước lúc đó.
Chính vào thời điểm này, chiến lược bắt đầu leo thang. 17 năm ròng rã ở nông thôn của ông cuối cùng cũng được đền đáp vào thời điểm quan trọng.
Khi TBT Hồ Cẩm Đào từ chức vào năm 2012, Tập trở nên người có vi trí cao nhất trong Đảng với tư cách là người lãnh đạo Trung Quốc.
Giờ đây, người con của một cựu cách mạng ưu tú trở thành nông dân lưu vong, trở thành con cưng của đảng, giờ đây đã sẵn sàng nắm quyền kiểm soát đất nước.

4. Mao Trạch Đông thứ 2?

Giống như Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình tin rằng việc tập trung quyền lực vào một cá nhân là điều cốt yếu để duy trì sự tồn tại của đảng.
Thay vì phân chia quyền lực và tập thể lãnh đạo như cách Đặng Tiểu Bình đã làm trước đây. Tập đã chọn con đường khác.
Ngay khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông bắt đầu "thanh trừng".
Áp phích "đả hổ, diệt ruồi" trong cuộc chống tham nhũng của Tập Cận Bình.
Áp phích "đả hổ, diệt ruồi" trong cuộc chống tham nhũng của Tập Cận Bình.
Ông phát động một cuộc chiến chống tham nhũng lớn ngay khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, dẫn đến việc hàng trăm quan chức cấp cao trong Đảng bị bắt cũng như sĩ quan quân đội. Cuộc "chống tham nhũng" này nhằm vào những đối thủ của Tập trong đảng và sau đó lắp đầy những vị trí còn trống bằng những đảng viên ủng hộ ông.
Sau cuộc thanh trừng lớn này, Tập Cận Bình đã nắm quyền kiểm soát chặt chẽ cả đảng lẫn quân đội Trung Quốc, từ đó đưa ông trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc kể từ cái chết của Mao Trạch Đông.
Năm 2021, Tập đã thực hiện một trong những hành động mang tính lịch sử nhất với mục đích tăng cường sức ảnh hưởng của mình lên Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ông đưa ra nghị quyết thứ 3 nhằm thống nhất hệ tư tưởng của Đảng, xoay quanh một đường lối duy nhất và rõ ràng: Tư tưởng Tập Cận Bình.
Hệ tư tưởng chính trị cá nhân của Tập giờ đây sẽ là cốt lõi trong đường lối, lập trường và hành động của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Trong hơn 10 năm lãnh đạo đất nước, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi, thu nhập cá nhân trung bình cũng vậy. Và cả chi tiêu quân sự cũng vậy.
Dưới sự lãnh đạo của ông, sự hiện diện và vị thế trên chính trường của Trung Quốc cũng phát triển. Với những hành động như đe doạ Đài Loan và Tây Tạng, tước bỏ tiến trình dân chủ ở Hồng Kông và tăng cường xâm chiếm Biển Đông.
Người dân Hồng Kông biểu tình chống dự luật dẫn bộ.
Người dân Hồng Kông biểu tình chống dự luật dẫn bộ.
Bên trong biên giới của mình, việc Tập tăng cường kiểm duyệt và giám sát luôn được quản lý nghiêm ngặt.
Nhưng phải đến COVID, Tập mới cảm thấy được sự thách thức đầu tiên đối với quyền lực của mình sau hơn thập kỷ nắm quyền.
Với quy định Zero Covid, người dân xuống đường biểu tình ở nhiều nơi, thách thức lãnh đạo và cả đảng.
Người dân xuống đường biểu tình với những tờ giấy trắng trên tay, được báo chí gọi là phong trào giấy trắng
Người dân xuống đường biểu tình với những tờ giấy trắng trên tay, được báo chí gọi là phong trào giấy trắng
Nhưng tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 vào năm 2022, ông ấy vẫn ở vị trí lãnh đạo và sẽ giữ chức Chủ tịch nước thêm 5 năm nữa. Ông công bố Ban thường vụ Bộ Chính Trị mới với toàn những cá nhân trung thành với ông, sau khi loại bỏ những thành viên cấp cao cuối cùng của đảng có quan hệ với người tiền nhiệm.
Giờ đây, không còn ai trong ban lãnh đạo Đảng hay Quân đội có tư tưởng đối lập với ông.

Lời cuối cùng

Thực tế có thể thấy rằng, không ai có thể đẩy Tập Cận Bình ra khỏi vị trí của ông ấy. Và ông sẽ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất ở Trung Quốc miễn là ông ấy còn sống và còn ý thức.
Nguồn tham khảo: