TẤM ẢNH CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CÒN DANG DỞ: NHỮNG ĐỨA CON LÀNG CHÀI
"Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình...
"Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông."
Sau 10 năm kể từ cái ngày "bức ảnh ấy" được bấm máy, tôi quyết định quay trở lại làng chài năm xưa để lấp đầy những mảnh ghép tưởng chừng như đã hoàn thiện của bộ lịch cũ. Cảnh sắc vào mỗi buổi sáng sớm không khi nào hết làm lòng tôi ngây ngất, những đám mây thấp lè tè nhờ cô gió nên lượn lờ chậm chạp như muốn thả mình vào dòng nước mặn chát nhưng mát rượi sau bao ngày nắng miền Trung oi ả. Qua thời gian, từ một đầm phá ăn sâu vào đất liền, nó đã cuộn mình hòa cùng dòng nước mặn, trở thành một phần của biển cả bao la. Phía cuối đường chân trời, có cái gì đó từ từ ló dạng, như một thỏi vàng khổng lồ được đúc thành khối tròn hắt từng tia kim loại quý nhuộm vàng cả một vùng nước. Đứng giữa không gian rộng lớn, nhìn lên bầu trời, khẽ đưa tầm mắt ra xung quanh, tôi bị choáng ngộp khi nhận ra mình quá nhỏ bé và tù túng giữa một cái bát kín úp khổng lồ. Bất giác, tôi nhớ lại nhiệm vụ của mình.
Anh Đẩu, người bạn chiến đấu cũ của tôi đã chuyển công tác đến nơi khác từ 2 năm trở lại đây nên tôi phải hỏi thăm các ngư dân gần đấy về gia đình mụ đàn bà và thằng Phác. Lần theo hướng dẫn, chẳng mấy chốc tôi đã đặt chân đến trước cửa nhà của họ. Nó là một căn nhà cấp 4 khang trang như vừa mới được sửa lại nằm ngay trên 1 con đồi cao mà phải đi lên các bậc dốc mới đến được. Từ căn nhà ấy, gió mát lồng lộng, không khó để phóng tầm mắt xuống biển. Bước chân chậm lại, vài dòng suy nghĩ đang thoáng qua trong đầu thì bóng dáng một cô thiếu nữ vẻ ngoài độ 25 bước ra. Do chăm luyện thể thao, ăn uống chế độ nên tôi không khác lúc xưa nhiều ngoài bộ tóc muối tiêu của mình, cô gái như nhận ra tôi và mời tôi vào nhà. Chúng tôi hỏi thăm về nhau. Hỏi ra mới biết, cô đang công tác trong Sài Gòn, đang độ nghỉ phép vài ngày nên mới có dịp về thăm quê. Cô kể, từ ngày tôi đi, mọi việc cũng diễn ra như cái nhịp nó đáng lẽ phải diễn ra. Đúng, nhân quyền, hạnh phúc là điều gì đó quá xa xỉ khi mà đến cái ăn, cái mặc, cơ hội để những người con của những gia đình làng chài tiếp cận nền giáo dục còn quá mơ hồ, nói chi đến ước mơ, hoài bão, xây dựng sự nghiệp, quê hương đất nước. Đúng, điều tệ hơn cái nghèo đói, thiếu thốn đó là nhân quyền, là hạnh phúc được sống trong một gia đình yên ổn, cả gia đình cùng đồng lòng, cùng nhau quay quần bên mâm cơm nóng sau những ngày lao động vất vả, dù trong mâm cơm chỉ là nồi cơm nóng cùng những con cá khô tích trữ từ mùa nam (mùa biển làm ăn có) đến mùa bắc (những mùa biển động, chẳng ra khơi được) để mà chiên, mà hấp ăn ngày ngày tháng tháng, chỉ cần thế thôi. Nhưng không, như những đợt sóng ngoài kia không khi nào ngơi vỗ, như khó khăn bộn bề mưu sinh vẫn luôn luôn chồng chất và thuyền thì vẫn cần phải ra khơi...
Được Đẩu và chính quyền địa phương giúp đỡ, cô gái và Phác được đến trường như lũ bạn. Nhờ kiên trì, chịu khó học tập nên cô có thành tích học tập tốt và nhận được các xuất học bổng hỗ trợ từ Nhà trường. Ngoài giờ học cô còn phụ việc ở các lò cá cơm hấp để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, mua sách vở và đóng học phí. Cô tin chỉ có giáo dục mới có thể thay đổi được số phận con người. Thời gian thấm thoát trôi qua, giờ đây cô đã trưởng thành, có việc làm thu nhập ổn định, có thể tự lo cho bản thân và phụ giúp 1 phần thu nhập cho gia đình mà không khỏi trông chờ tất cả vào thu nhập từ biển cả bao la, vô định.
Về phần người đàn ông kia, dù thuyền có ra khơi hay không thì cái việc kia đã ăn sâu vào tâm tính. Được biết, trông lão vậy nhưng rất thương con, dành dụm từng đồng từng cắt để chăm lo cho tụi nhỏ ăn học, có gì ngon cũng đều dành cho tụi nhỏ ăn trước, riêng chỉ "việc đó" là không thay đổi. Thỉnh thoảng "nó" vẫn xảy ra, dù thuyền có ra khơi hay không, nhưng không còn là những trận đòn roi như xưa nữa, chỉ là những lần cãi vã to tiếng, những lần ấm ức gì đấy mà không thể giãi bày cùng ai để rồi phải tìm đến rượu, trút bầu tâm sự rồi lớn tiếng khắp nhà có khi 2-3 tiếng đồng hồ, có khi đến vài ngày, cứ thế thỉnh thoảng diễn ra. Đừng trách hẳn lão, ai bảo mới 9, 10 tuổi đầu lão đã phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, bương chải gắn liền với nghề biển ngay từ cái tuổi ấy, việc gì cũng có lý do của nó cả. Cuộc sống vẫn vậy, những ngày yên bình hiếm hoi trông mòn mỏi mới có được nhưng dù sao cũng nên trân trọng nó. Cuộc sống là 30% hoàn cảnh tác động, 70% còn lại là do ta nhận thức bản thân đón nhận thế nào. Thời gian hữu hạn và nó luôn chứa đầy những cơ hội, đừng lãng phí vào những chuyện không vui mà hãy dành để chuẩn bị, để đón nhận những cơ hội. Thách thức đồng nghĩa cơ hội, tôi rèn ý chí, kiên trì. Chỉ cần có 1 cơ hội để đổi đời thì dù nhỏ vẫn luôn là tia sáng cuối đường hầm.
2 chú cháu trò chuyện vui vẻ cả buổi chiều.
Tôi ra về với mảnh ghép cuối cùng trong bộ lịch ngỡ là đầy đủ nhưng thật ra còn dang dở bấy lâu nay: bức ảnh nhiều chiếc thuyền đang căng mình ra khơi, mặt trời đang dần ló dạng, những tia nắng nhỏ bé ấm áp bắt đầu đan tay nhau ôm chầm sưởi ấm biển cả bao la...
Thông điệp muốn gửi đến khi nhận tin Sài Gòn lại dãn cách thêm 14 ngày: "Những lúc như thế này mình càng hạ quyết tâm phấn đấu vì những người nghèo, đặc biệt là những đứa trẻ. Cần lắm sự giúp đỡ từ chính quyền đến các em nhỏ vô gia cư, cơ nhỡ. Chỉ cần một đứa trẻ trong gia đình có cơ hội thì hy vọng vực dậy được cả gia đình, và xã hội sẽ phát triển bình đẳng hơn. Khi đủ ăn đủ sống rồi mới nghĩ đến ước mơ một cách thiết thực và có cơ sở hơn.
Đó mới đúng là không bỏ ai ở lại sau lưng của sự phát triển!"_Trích từ một người Thầy mà cô học được.
Đó mới đúng là không bỏ ai ở lại sau lưng của sự phát triển!"_Trích từ một người Thầy mà cô học được.
Đọc thêm: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất