Võ Tắc Thiên sinh năm 624 mất năm 705, bà là vị Hoàng Đế đầu tiên và cuối cùng là nữ giới trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Mang thân phận nữ giới làm khuynh đảo triều chính, thay đổi chuẩn mực xã hội và viết riêng cho mình trang sử huy hoàng của bản thân. Những danh vọng, thành tựu của Võ Chiếu không màng kể hết dành cho người tiên phong nữ giới cho cương vị Thiên Tử chỉ là nam giới. Bà vốn chỉ là tỳ thiếp của đời Vua cha Lý Thế Dân và dần dần mở rộng quyền lực qua các ngôi vị Mị Nương, Hoàng hậu của đời vua con Lý Trị. Tiếp đó, trở thành Thái Hậu của Vua (con mình) sau phế bỏ con và tự lập mình làm Thiên Tử. Giai đoạn cầm quyền 14 năm 126 ngày là một trang sử nhiều tranh cãi đối với Võ Chiếu. Các sử gia Trung Quốc phê phán con người điên loạn này, vài quan điểm hiện tại đánh giá giai đoạn cực thịnh của nhà Đường trong hình thức nhà Võ Chu. Bà có công hay tội và so sánh trong mọi quan điểm, hoàn cảnh đều là sự khập khiễng. Xét theo cá nhân Võ Tắc Thiên được cái lợi thì nhiều vô kể trong lịch sử mà ta có thể đọc và biết được. Thế nhưng, nếu Võ Tắc Thiên không trở thành Thiên Tử thì chuyện gì thay đổi và tại sao Võ Tắc Thiên không nên làm vua?
nguồn ảnh: wikipedia.com
nguồn ảnh: wikipedia.com
1. Không thể sống đúng với thiên chức của giới
Con gái hay phụ nữ nói chung, thậm chí là những người thuộc các xu hướng giới tính khác nhau đều chung một cơ thể giới, giống cái có thiên chứng sinh nở. Võ Tắc Thiên hiển nhiên là nữ giới, có cơ quan thể trạng và cơ thể của phái rất riêng biệt. Họ có thể sở hữu chung tâm lý nhượng bộ, yếu ớt hơn trong hành động. Như các nhà tâm lý học hành vi chứng minh một giả thuyết về tư duy nữ lãnh đạo có khả năng gây chiến tranh cao hơn không, họ nhận được là câu trả lời ít khả năng xung đột hơn nam giới cầm quyền. Tuy nhiên, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, nếu suy xét đối tượng là Võ Chiếu chắc các bạn cũng nghe hàng loạt các bí sử thậm tệ như: giết con, đầu độc đối thủ, hãm hại đại thần, … Lẽ đương nhiên, con người chính trị là một con người riêng rẽ không phân biệt nam hay nữ trong môi trường đầy những hiểm nguy. Ấy vậy, cộng hưởng thêm trong không gian phong kiến, nơi các âm mưu, toan tính độc hại không tưởng nhất có thể giết chết Võ Tắc Thiên bất cứ lúc nào. Một cụ thể rõ nhất con người chính trị của Võ Chiếu (do Phạm Băng Băng thủ vai) lên điện ảnh Trung Hoa phải nói tới cảnh bà lên ngôi hoàng đế. Không cường hoá. Không che đậy. Thật sự, lúc đó, Võ Tắc Thiên đứng trước hoàng loạt quân binh với câu thề trời hẹn đất xưng Thiên Tử thì đồng nghĩa là sự cô đơn, một mình, không bằng hữu, không gia đình. Con trai ruột của bà thậm chí còn muốn giết bà để soái ngôi Hoàng đế. Tuy nhiên, trong sâu thẩm tâm lý chính trị, những tâm lý hành động giới vẫn ảnh hưởng nhiều tới hành xử chung của cá nhân đó. Võ Tắc Thiên phải guồng mình mỗi ngày trước những ham muốn thầm kín của bản thân trong ngôi vị Hoàng Đế. Làm hoàng Đế, vua của một nước trong hình hài của nam giới nhưng tư duy của nữ giới. Võ Chiếu không quyết định những gì bản thân muốn mà phải xem xét hành xử đó có tàn ác giống nam giới hay không? Thậm chí, dục vọng của bản thân khi người chồng Lý Trị đã mất sớm thì hiển nhiên không ai chịu được. Trên cương vị, vua của một nước mà ham muốn dục vọng còn không được thoả mãn thì liệu còn điều gì được tự do nữa. Gánh nặng đế vương buộc chặt lý tưởng và giam cầm Võ Tắc Thiên trong không gian định kiến. Những bí sử dâm dục của Võ Chiếu chẳng là chiếc đinh gì so với số vợ của một vị Vua nam giới trung bình sở hữu. Đã vậy, Vua được lập Hoàng Hậu mà Võ Tắc Thiên làm Thiên Tử ngang hàng không được lập “Chồng” – chế định chưa từng có. Thậm chí đến cái tên Võ Mị Nương cũng không thể quyết định được, bà muốn xưng “Thiên hậu” không được, các quan bắt phải đổi. Sau đó tiếp là, “Đại thánh Thiên Hậu” vẫn không được rồi đổi tiếp “Thánh đế Thiên hậu” … Cuối cùng, các danh xưng dùng phổ biến gắn với tên bà là Võ Tắc Thiên được Ngô Căng định tên trong cuốn sách “Tắc Thiên thực lực”. Theo chữ hán, “Tắc Thiên” có thể hiểu là để gọi đàn bà vừa là hoàng hậu vừa là hoàng đế, từ đó Võ Tắc Thiên trở thành tên huý phổ biến mà Võ Chiếu không thể định đoán lấy.
Có thể thấy, làm vua như Võ Mị Nương đến cái tên cũng bị gán ghép, không có quyền xưng tên huý, hiệu và thậm chí ham muốn bản thân cũng bị dập tắt. Những thiên chức lấy chồng, đẻ con còn không được sử dụng, có cũng như không. Thử hỏi đỉnh cao quyền lực trong thân phận nữ giới có đáng đánh đổi không? Nếu vậy, Thiên Tử có danh nhưng không thực quyền như Võ Tắc Thiên không làm thì tốt cho bà hơn.
2. Gây hấn với truyền thống văn hoá lịch sử Trung Quốc
Tạo hoá tạo ra nữ giới đã mang trong mình gánh nặng xiềng xích về sức mạnh thể chất. Trong nguyên thuỷ, sức mạnh được đánh đổi trở thành cách thức sinh tồn, kẻ mạnh nắm quyền thống trị. Rõ ràng, nam giới có quyền thống trị chung với nữ giới về sức mạnh nên họ thống trị phái yếu suốt nhiều trang sử của trái đất. Gạt phăng vai trò phụ hệ hay mẫu hệ gì đó, như nhà nhân học viết cuốn “Sự thống trị của nam giới” khẳng định rằng, sự bề trên và thống trị của nam giới còn tới từ tư thế quan hệ tình dục theo hướng chủ động và “ở trên”. Theo đó, ở Trung Quốc thời xuân thu – chiến quốc, một ông lão tóc bạc răng hô nhưng tướng mạo phúc hậu đã suy ngẫm và phát triển một học thuyết mang tên mình, đó là Khổng giáo. Học thuyết này một chất gây nghiện bám rễ ngàn đời trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nó tạo một mối quan hệ rường cột chặt chẽ không chỉ giữa nam nữ mà còn trong xã hội. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” – 1 nam đã là có, 10 nữ coi như không. Quả thật, bổn phận nữ nhi trong giai đoạn này không đáng một đồng xu, mà đôi khi cũng có đáng nếu gia đình đó bán con gái đi ở đợ. Thật bức bối trong một xã hội không có chỗ đứng cho nữ giới. Ấy vậy, Võ Tắc Thiên như con cá hồi hoang dại lội ngược dòng sống chảy xiết. Bà ta chống lại tất cả, một người phụ nữ làm Vua quả là điều không tưởng. Một cương vị Thiên Tử chỉ dành cho nam giới từ bao đời nay trong lịch sử truyền ngôi thế tập. Ngày trước, việc truyền ngôi được tiến hành gây gắt đối với cả cho con thứ là nam cũng là đi trái với chuẩn mực mà buộc phải trưởng nam kế ngôi. Chẳng hiểu cớ sao, len lỏi một vị trí nữ giới làm Thiên tử đầu tiên và cũng là cuối cùng. Điều này, tác động sâu sắc tới các nhà viết sử của Trung Quốc đời sau buộc phải bôi xấu Võ Chiếu như một hình ảnh minh hoạ xấu xa và độc ác, tàn bạc. Họ sợ phải xấu hổ cho học thuyết của Khổng Tử, đáng thẹn cho sức mạnh của Tạo hoá. Do đó, phải bôi xấu khuôn mặt Võ Chiếu nhằm giữ ít thể diện nam nhi. Cũng may, phải cảm ơn công lao của Tư Mã Thiên chịu “cắt” nhằm giữ vai trò viết sử “trung thực” không thì lịch sử Trung Quốc giai đoạn này chắc chắn đã trở thành niên biểu trắng, bị tẩy xoá và ngàn đời sau không biết sự hiện thân của bà.
Xã hội phong kiến chia giai cấp rõ rệt, thống trị và bị trị như vai trò của quan lại trung ương và nhân dân địa phương. Phía trên, giới quan trường là nơi tranh giành lợi ích ác liệt nhất mà ta có thể thấy. Họ bàn tán, xâu chuỗi lợi ích kéo bè kéo phái nhằm dẫn dắt quyết định của Thiên Tử. Chúng ta thường có tư duy chắc chắn rằng, Thiên Tử là con trời có quyền lực tối cao quyết định sự sống – chết của người khác, “Vua bảo chết bầy tôi phải chết”. Thế nhưng, bạn hiểu sao vấn đề trong xã hội quan trường này rồi, tôi hỏi bạn nếu đặt vị trí Thiên Tử trong xã hội loài vật thì họ sẽ làm con vật gì và quan lại làm con vật gì? Thiên tử phải là sư tử và quan lại phải làm bọn linh cẩu – chó sói tuân lệnh chứ? Không, Vua là con cừu đứa giữa vòng tròn sói đang hăm he ăn thịt. Giống “Trò chơi con mực” Vua là cừu quay mặt lại thật nhanh xem đám sói phản ứng thế nào để tránh bị ăn thịt. Vậy, quan lại trong xã hội phong kiến mới thật sự làm chủ. Võ Tắc Thiên bị đánh giá là người giết trung hại, hại mưu sĩ chỉ là hiểu lầm oan nghiệt. Họ đánh đồng Võ Chiếu cho những thủ đoạn thâm hiểm mà cũng có lẽ đôi khi tình tiết là thật nhưng không phải tất cả. Bà ta phải sáng chế ra một cơ quan “thông mật” – như là một hòm thư tố cáo bầy sói định ăn thịt bà. Để rồi, nghe lời và sát hại, lẽ đương nhiên sát hại không độc ác không có tính răn đe bầy sói. Khả năng chính trị hoá được tôi luyện trong môi trường hậu cung, không gian cung đấu đẫm hại giữa đàn bà và đàn bà không kém phần ác liệt trong nam nhi giới quan trường. Dường như, sống trong môi trường nguy hiểm khiến Võ Chiếu phải thích nghi và dân dần phát triển tiềm năng, đúng là không phải kẻ mạnh nhất là sống sót mà là kẻ thích nghi tốt nhất.
Có thể thấy, làm Vua như Võ Tắc Thiên phải gây thù chuốc oán với lũ sói già quan lại. Hơn cả, một kẻ thù vô định hình và lớn nhất của bà chính là văn hoá truyền thống. Những vĩ nhân giống chống lại kẻ thù này chỉ có hai kết quả, một là vĩ đại và hai là theo cách hiểu ngược lại.
3. Chưa có tư duy đủ lớn thì không nên làm Thiên Tử.
Bao Thanh Thiên, Hải Thanh Thiên hay Lưu Dung … toàn quan thanh liêm vút tận mây xanh về các giai thoại mẫu mực. Nhưng chắc chả ai nói gì tới vai trò của người vợ hay thậm chí là vị quan là nữ giới. Đương thời cầm quyền, chẳng biết vì thời gian không đủ mà chắc rằng tư duy chưa đủ tầm. Chỉ giữ quyền lực cho mình, thay đổi cơ chế tập trung quyền lực cho mình mà quên mất rằng mình là nữ nhi. Vậy, mình sẽ truyền ngôi cho ai, cho con mình à? Bao nhiêu công sức chính trị vun đắp bằng mạnh sống của hàng loạt người đều để dành cho một người không sức đáng. Bởi con mình đã nhăm nhe giết mình cướp ngôi và đang tiếp tục tham vọng như vậy. Truyền ngôi xong đương nhiên là tìm đến cái chết nhanh hơn, đừng tưởng sự kiêng nể giữa tình gia đình trong chuyện chính trị. Các bạn thử nghĩ xem? Võ Chiếu truyền ngôi sớm cho con mình trong giai đoạn chưa có tiềm lực quan lại ủng hộ thì đương nhiên đứa con sẽ tìm cách giết mẹ. Bởi lẽ, nó sợ rằng mẹ sẽ nắm quyền theo một lần nữa vì tài năng khá khủng khiếp này. Thêm nữa, nó sợ rằng mình nắm quyền cũng như không khi quyền lực thật sự là của mẹ mình, bản thân sẽ trở thành vị Vua “hữu danh vô thực”. Xét theo tư duy Võ Chiếu, bà ta đã từng bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng cho bên ngoại của mình, tuy nhiên đều là nam giới. Không phải không nghĩ đến nữ giới, bà ấy định nhường ngôi cho đứa cháu gái của mình bởi sự sắc bén trong cách suy nghĩ giống bà. Võ Chiếu muốn tiếp tục giữ nguyên nhà Chu, phế bỏ nhà Đường nhưng giống theo lời đại thần Địch Nhân Kiệt rằng, chẳng đứa cháu gái nào có thể lập đền thờ “cô cô” đến ngàn đời. Quả thật, Võ Chiếu cũng là người duy nhất và cuối cùng đứng trên bậc thang đỉnh cao đó, vượt qua ngưỡng khuôn khổ của văn hoá. Làm gì có người con gái nào có thể giống như bà, truyền ngôi thì miếu mạo đền thờ cỏ rêu mọc xanh không ai nhớ tới. Nếu nghĩ rộng hơn một chút, Võ Tắc Thiên có thể thay đổi thể chế quan trường, phá bỏ văn hoá định kiến giới một cách từ trên xuống dưới. “Quét cầu thang” không ai quét từ dưới, thay đổi hàng ngũ quan nữ giới, đề cao vai trò của họ, và phá băng dần tư tưởng Nho giáo. Những vết nứt trong một giai đoạn chưa đủ để phát bỏ hoàn toàn nhưng nó sẽ là một phát chiêng đầu tiên khởi nguồn cho các động thái chính trị nữ quyền nảy nở. Ban hành luật pháp ưu tiên nữ giới, mở toang viễn cảnh tham gia chính trị của nữ giới. Vậy, làm vua như Võ Tắc Thiên chỉ để mua vui đam mê chính trị, thoả mãn cơn khát dục vọng đỉnh cao? Nếu lúc đó, nữ giới được có quyền nhờ Võ Tắc Thiên thì hàng loạt cuộc tranh đấu chính trị đã có mặt phụ nữ? Các nhà thơ là phụ nữ các quan tham liêm là nữ giới và sẽ có Khổng Minh là nữ thứ hai? Liệu lúc đó tới giờ, Trung Quốc đã phát triển thành đế quốc xâm lược thuộc địa Anh Quốc và các nước Châu Âu hay không?
Rõ ràng, một tư duy sắc sảo trong một khuôn khổ của Võ Tắc Thiên đã kìm hãm bản thân. Chết truyền ngôi cho con trai của dòng họ Lý (nhà Đường), mọi công sức bỏ sông bỏ biển. Đâu lại vào đấy, vậy làm Vua để làm gì ? Trong tay có khả năng thay đổi một trang sử huy hoàng nhưng không có tư duy nghĩ ra giới hạn này. Tiếc thay, tiếc thay vẫn chịu khuất phục trước kẻ thù văn hoá truyền thống, do đó làm vua như không.