Tôi viết bài này khi giải Nobel Văn Học 2018 đang bị hoãn do một vụ bê bối tình dục. Một quả phốt to đùng như thế tạo cảm hứng mạnh mẽ cho tôi hoàn thiện nốt bài viết dang dở của tôi từ lâu.
A pair of glasses and a pen on an open notebook next to a laptop
Tại sao Việt Nam không có giải Nobel Văn Học?
Bài viết sẽ nằm trong chuỗi bài hỏi cực ngu của tôi. Và câu trả lời tất nhiên sẽ là quan điểm chủ quan dựa trên tham khảo một số nguồn nhất định. Nên rất cần sự phản biện của mọi người.

Đọc thêm:

1, Tại sao cần phải có giải Nobel Văn Học?

- Vì tiền. Lý do giải Nobel được các nhà khoa học chú ý ngay lúc mới ra mắt là vì giải thưởng kếch xù hấp dẫn của nó. Khác biệt hẳn với các giải thưởng thời bấy giờ: ba cọc ba đồng không đủ sống.
Thử nghĩ mà xem: Trở thành triệu phú đô la trong vòng một đêm là ước mơ của bao nhiêu con người trên quả đất này.
A busy desk with a keyboard, a notebook, a cable, pencils and glasses near an iMac
Trở thành triệu phú sau một đêm!
- Vì nó danh tiếng. Không chỉ nhận được một đống tiền, nhà văn còn được xuất hiện trên trang nhất của rất rất nhiều tờ báo khắp thế giới trên một thời gian dài. Là chủ đề bàn tán, tranh luận của rất nhiều diễn đàn, cộng đồng, có nhiều độc giả hơn, nhiều Fan hơn,...
- Chính vì danh tiếng nên nó cực kì ngầu. Và cả một dân tộc sẽ được thơm lây biết đến qua nhà văn và tác phẩm của nhà văn danh tiếng đó.
Nó sẽ ngầu đúng nghĩa bởi có một nhà văn xuất chúng thì tốt hơn là có nhiều những hoa khôi quốc tế, hay là những kỉ lục quái dị nào đó.
Và quan trọng nhất bởi vì: Văn là người!
Đúng vậy, một đất nước có những con người đáng kính thì chưa chắc đã có nền văn học phát triển, nhưng một đất nước có nền văn học phát triển thì chắc chắn tồn tại rất nhiều con người đáng kính.
Và để đánh giá một đất nước có nền văn học phát triển hay không thì phải dựa vào nhiều thứ. Trong đó đặc biệt cần những nhà văn xuất chúng.
Lại nói về nhà văn xuất chúng, một nhà văn xuất chúng chưa chắc đã có giải Nobel, nhưng một nhà văn đạt giải Nobel thì hẳn phải xuất chúng- hoặc phải có một cái gì đó làm người ta nghĩ rằng ông ta xuất chúng. Đúng chứ?
Tôi xin mạn phép trích một comment trào phúng như thế này:

 Ở Việt Nam người ta tài nhất là nghĩ mình có tài.”

A large field turned into a calendar with a volume of people walking around at The Centre Pompidou
Ai cũng có tài hết!
Câu này có vẻ bỗ bã chụp mũ nhưng nó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất đắt: Nếu chúng ta thực sự có khiếu Văn chương vậy tại sao lại không có giải thưởng danh giá (nhìn thấy) nào?

2, Tại sao không có giải Nobel?

2.1 Khách quan
Có đọc qua bài này trên Spiderum thì thấy những người chấm Nobel Văn học cực kì áp lực nên họ phải chọn một tiêu chí an toàn hơn hết thảy: Ưu tiên những tác giả, tác phẩm ở điểm “nóng” trên thế giới.

Tham khảo:


Việt Nam chúng ta nhìn chung cũng chưa nóng lắm, chưa đủ nóng. Thật sự. Kinh tế dẫu đang phát triển nhưng vẫn chưa đủ là một con Rồng con của Châu Á. Chưa làm người ta phải ngạc nhiên mỗi khi nghĩ đến.
Vẫn còn xanh và non lắm!
Một lý do hiển nhiên nữa là chúng ta thường không ăn may. Trong nhiều lĩnh vực. Nobel thì cũng cần khá nhiều may mắn. Và văn học các nước khác thì cũng mạnh vcl ra nữa.
Dĩ nhiên rồi.
Đừng bảo do chúng ta chiến tranh tàn phá nhé, chiến tranh, nghèo đói, đau khổ và cô đơn mới là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất cho các nhà văn thể hiện nỗi lòng họ.
2.2 Chủ quan
Những lý do như kiểu: Chúng ta không có nhiều nhân tài, nhiều nhà văn hay quá chung chung nên tôi sẽ không nêu vào. Tôi muốn đi sâu hơn chút nữa của vấn đề.

2.2.1 Nhà văn Việt Nam

* Không dám nói lên sự thật
Nhà văn, nhà báo Lê Thấu từng gật gù bảo:

Ở Việt Nam, muốn trở thành nhà văn giá trị nhất dễ ợt, chỉ cần viết sự thật, sự thật và sự thật, vì nay làm đéo gì có thằng nhà văn nào dám làm thế?”

Đúng vậy, lý do đầu tiên là vì chúng ta không dám nói lên sự thật. Trước khi ta đổ lỗi cho chế độ hay cho giáo dục, thì phải nhìn lại chính những nhà văn đã. Đất nước nào mà chả kiểm duyệt! Chả lẽ Nga thì không kiểm duyệt ở thời Sa hoàng? Tôi tin sự kiểm duyệt cũng rất gắt gao. Thế mà nước họ cũng có tác phẩm vĩ đại như: Chiến tranh và Hòa bình, Tội ác và trừng phạt
Sự Thật, Sự Thật, Sự Thật!
Rồi Trung Quốc lại không kiểm duyệt các tác phẩm của Mạc Ngôn chăng?
Tác phẩm nào của Việt Nam viết hoặc tái hiện chân thực sinh động đến thế về nỗi đau nhân thế, sự mù lòa văn hóa và ấu trĩ về chính trị mà những gia đình và người dân Trung Quốc phải gánh chịu trong cuộc Đại cách mạng văn hóa như “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn? Tác phẩm đã vạch rõ sự thật về tình người bị giày xéo, văn hóa bị giẫm đạp dửng dưng, nhân tính bị phủ lấp (chôn vùi) trong những mục tiêu điên rồ… Tác phẩm nào đi được tới tận cùng tội ác man rợ của con người như “Đàn hương hình”, “Cây tỏi nổi giận”? Mạc Ngôn đã cho thế giới thấy người Trung Quốc tàn bạo, man rợ, đau thương và nhẫn chịu vượt qua để sinh tồn ra sao, và cũng không ngần ngại cho thế giới thấy bản chất người Trung Quốc, và với bản chất ấy, họ sẽ tác động, xoay chuyển thế giới thế nào.
Vậy tại sao Mạc Ngôn viết được ra tất cả sự thật u tối ấy? Và tại sao Trung Quốc lại “bất cẩn” cho xuất bản những tác phẩm ấy của Mạc Ngôn?
 

Đọc thêm:


* Không có sự cầu tiến
Tôi nghĩ các nhà Văn Việt Nam thiếu sự máu chó, máu lửa trong tư duy. Họ viết văn để làm một cái khỉ gì đó rất mông lung. Và hễ nói đến danh vọng thì cứ bất cần để trông có vẻ thanh tao kiểu nghệ sĩ.
An artist with a tattoo on his arm working at a desk
Viết máu chó lên các anh em tôi!
Viết không mục đích chính là cái đang làm cả một thế hệ nhà Văn Việt rối loạn. 
Không ngạc nhiên lắm khi nhà văn xứng đáng với giải Nobel nhất của Việt Nam lại chính là Nam Cao. Qua "Đời Thừa" ông đã nói thẳng ước mơ của mình là chạm tới đỉnh cao của Văn Học: 

Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy phải ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu”. 

- Nhân vật Hộ -
Và phấn đấu Subdomain của Spiderum cũng vậy. Đừng quên upvote đó.

2.2.2 Môi trường Văn Học của Việt Nam

*Kiểm duyệt ở Việt Nam
Jack Ma từng nói một câu đại loại là : “Tuổi trẻ hãy cứ mắc sai lầm”
Vừa rồi TUỔI TRẺ  ở Việt Nam cũng mắc sai lầm và kết quả là ... đắng à mà thôi.
 
220 củ và 3 tháng Đình Bản =))))

Tham khảo:

Và sau vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” thì chắc chẳng còn ai dám ho he nửa lời nữa.
Các bạn có thể đọc cuốn “Chuyện kể năm 2000” để biết thêm chi tiết nhé =))
Đọc hay và hài lắm. Hiếm ông nào đi tù mà hài như Bùi Ngọc Tấn. =)) Mỗi tội bị kiểm duyệt thôi.
Ở Việt Nam làm bất cứ nghề gì cũng có thể đi tù sau một đêm, nhưng nhà văn lại là thuộc loại cực kì nhậy cảm, dễ đi bóc lịch.
Kỹ năng sinh tồn được dạy từ bé của rất nhiều người Việt chính là “Ếch chết tại miệng” hay “Họa từ miệng vào”. Lời nói gió bay  mà còn vậy, huống chi ở đây là được ghi lại trong giấy, bằng chứng rõ mồn một nên đi tù là điều quá là dễ hiểu.
Sắp tới sẽ là luật An Ninh Mạng  nữa, rất đáng để chờ đợi.
Giờ đến phần nhiều người mong chờ nhất đây: 
* Đổ lỗi cho giáo dục                 
Tôi cũng mong chờ phần này nhất.
Thật vậy, sự thực là những nhà văn hay thì thường... không phải là dân chuyên văn. Những người đạt điểm cao trong Văn Học phổ thông- những sản phẩm hoàn hảo của nền giáo dục Việt hóa ra lại viết văn theo một khuôn mẫu giống y như nhau. Họ tả cậu Vàng y như nhau. Phân tích cảnh Lão Hạc ăn bả chó dãy chết y như nhau. Phân tích Chí Phèo yolo cùng Bá Kiến y như nhau.
Nhà Văn hay lại không phải dân chuyên văn.
Và thực sự họ không hề cập nhật. Không hề nhanh nhậy trong tư duy về cách viết văn. Cách trình bày bài văn hay thậm chí cách vận hành các ngành khác ngoài văn học.
Như thế không thể nào viết văn về hiện thực được! Chỉ viết những cái thiếu sáng tạo thôi.

2.2.3 Hệ sinh thái đọc ở Việt Nam

Đoạn này sẽ cực kỳ cực đoạn và dizz hết tất cả trong tầm mắt của tôi. =))
Ở Việt Nam, Người ta miệt mài viết về người Lính. Năm này qua năm khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác. Như thể người lính là đề tài muôn thuở của họ vậy. Nhưng năm nào cũng toàn những câu cũ, những mĩ từ cũ rích. Tôi gọi đó là “thế hệ nhà văn già”.
Suốt ngày viết về người Lính!
Cũng ở Việt Nam, dòng “văn học trẻ” xuất hiện như một sự xỉ nhục nền văn học nước nhà. Với các tác phẩm nông toẹt, thể hiện sự tư duy rất hời hợt của giới trẻ. Cái quái gì cũng buồn. Tác phẩm nào cũng buồn mà chả hiểu buồn vì cái quái gì.
Đó là “Huyển Trang Hấp Hối” với các thể loại ngôn tình 3 xu rẻ tiền copy y xì đúc Trung Quốc. Trải nghiệm thật thì thực sự thiếu. Sinh năm 1997 mà cô ta viết văn như thể yêu được 7 7 49 mối tình lâm ly by đát dạy người ta cái này dạy người ta cái nọ. Đàn ông phải thế này Đàn ông là thế nọ. Đàn bà thế này Đàn bà thế kia. Đùa nhau chăng?
Đó là Gào với các thể loại triết lý mà ngồi trà đá vỉa hè hay đi chợ cũng có thể nghĩ ra. Tối ngày bàn chuyện đẻ đái chồng con rồi thì trầm cảm sau sinh . Thế mà cũng gọi là nhà văn như ai được.
=))) okay okay thì không giống ai 
Nhà văn Nam Cao có sống dậy đọc được văn của họ chắc cũng hộc máu mà chết tức tưởi. Giờ ra một đám đông hỏi ai là nhà văn, thì bất kì ai cũng có thể dơ tay được. Chỉ cần viết dăm ba câu status, viết thật nhiều chữ bi lụy trầm cảm các kiểu con đà điểu rồi đóng lại thành quyển và tìm nhà xuất bản là thành nhà văn.
Một số “nhà văn” trẻ khác khá hơn, có trải nghiệm thật nhưng lại đi viết... Self Help.


Tham khảo:


Thận: 3 tỷ, Gan: 6 tỷ, Phổi 4.5 tỷ, Tim:...

Nhà Xuất Bản ở Việt Nam thì mới là đỉnh cao thực sự. Nhã Nữ thì suốt ngày thấy Rừng Na Uy =)) . Tiki cũng chả khác, Nhà Giả Kim với cả Đắc Nhân Tâm thì in bạt ngàn chất đống. Toàn bí mật triệu phú tư duy triệu đô các kiểu thì sao mà văn hóa đọc khá hơn được.
 Người đọc Việt Nam thì cũng chả kém cạnh. Một bộ phận “tâm thầm bái vật” mua sách đem về để... khoe chứ không hề đọc.

Bà để bà ngửi chứ bà không ăn...


Tham khảo:

Một số bạn đọc theo phong trào cứ sách hot là đọc. Đi hội sách như đi cái chợ. Riết rồi toàn đọc mấy cuốn giống y như nhau. Chả có gì là mới mẻ và khác bọt cả. Chả có chính kiến gì cả.

2.2.3 Nền tảng triết học

Chúng ta không có nền tảng Triết Học
Nền tảng triết học chưa có. Yeah. Chúng ta rất mông lung về nền tảng triết học của dân tộc mình.
Việt Nam không có các nhà triết học, không có các trường phái triết học cũng như không có các tác phẩm triết học. Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.... chưa được đặt ra và giải quyết. Nếu có những tư tưởng triết học nào đó, thì nó cũng hoà lẫn trong văn, sử hoặc tôn giáo. Và hầu hết là du nhập từ nước ngoài và được cải tạo để thực tế với đất nước ta. Chứ nội tại thì không có.
Và Triết học thì ảnh hưởng trực tiếp tới văn học. Chính vì vậy mà văn học Việt mới yếu thế như vậy.

2.2.4 "Sống chết mặc bay" của các nhà phê bình Văn Học

Lần gần đây nhất bạn đọc một bài viết của một nhà phê bình văn học là khi nào?
woman in white top wearing eyeglasses
Phê bình văn học đang ở đâu?
Thực sự buộc phải đặt câu hỏi là các nhà phê bình đang ở đâu khi các tác phẩm rác thì tràn lan còn văn học chính thống thì èo uột. Đó là việc của họ mà, chẳng phải sao?
Các nhà phê bình văn học Việt cũng... chẳng hơn là bao vì bản thân họ cũng sợ nói thật vào vấn đề chính như đoạn trên của tôi viết. Phản ứng của họ đơn giản là "kệ *** chúng mày"
Vậy cuối cùng ai phải đứng ra chịu trách nhiệm cho nền văn học nước nhà dậm chân tại chỗ đây. Chả lẽ là người đọc. Hay là người viết? Nhà Xuất Bản? Hay Bộ giáo dục? Hay tôi? Hay Bạn?

3, Kết bài

Văn Học Việt vẫn có những điểm sáng, gần đây nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư  với giải thưởng LITERATURPREIS 2018.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, nhà văn cũng không ngần ngại bày tỏ ý kiến:
Gần đây, chị quan tâm điều gì đến văn chương trong nước?
Sự tẻ nhạt gần như không chuyển động. Một vài bạn viết trẻ đáng tôn trọng. Một người bạn viết từng là thần tượng của tôi quay trở lại. Một vài cuộc thi mà đọc truyện ngắn giải nhất tôi tự hỏi họ mua giải giá bao nhiêu.

Và Đừng quên Upvote ủng hộ nhé <3