Chúng ta đều biết, tâm thất bao gồm một lớp dày tế bào cơ tim và được khử cực từ nội tâm mạc đến thượng tâm mạc vì các bó Purkinje được nằm ngay dưới nội tâm mạc.
Không giống như tâm nhĩ và các tế bào cơ tim đơn độc (nơi mà sự khử cực và tái cực xuất hiện theo cùng một hướng), sự khử cực và tái cực của tâm thất xảy ra theo hai hướng ngược nhau. Điều này có thể được giải thích bởi những lý do sau đây:
• Các tế bào nội tâm mạc có thời gian điện thế hoạt động dài hơn so với tế bào thượng tâm mạc.
• Sự tưới máu cơ tim xảy ra chủ yếu trong thời kì tâm trương khi tâm thất giãn và áp lực trong các buồng tim là thấp nhất. Bởi vì sự tái cực (sóng T) xảy ra trong thì tâm thu khi cơ tim bị co thắt cơ học, không có sự tưới máu cơ tim đáng kể nào ở lớp nội tâm mạc vì nó chịu áp lực cao hơn nhiều so với thượng tâm mạc.
• Lớp nội tâm mạc có tỷ lệ chuyển hóa cao hơn so với ngoại tâm mạc và do đó cần nhiều oxy hơn so với thượng tâm mạc.
• Lớp dưới nội tâm mạc là phần sâu nhất của cơ tim. Bởi vì các động mạch vành nằm chủ yếu ở thượng tâm mạc, nên vùng dưới nội tâm mạc là phần nằm xa nhất và vì vậy nó có thể bị thiếu máu tương đối khi so với thượng tâm mạc.

THAM KHẢO:

Romulo F. Baltazar, Basic and Bedside Electrocardiography. In: Depolarization and Repolarization. Baltimore; 2006; 55-61.
Burch GE, Winsor T. Principles of electrocardiography. In: A Primer of Electrocardiography. 5th ed. Philadelphia: Lea & Febiger; 1966;1–66.