TẠI SAO NGƯỜI TA CẦN TÔN GIÁO?
Xin chào vì đã đến với bài đăng đầu tiên tại Spiderum của mình. Vì nhận được rất nhiều thông tin bổ ích từ đây nên hôm nay mình cũng...
Xin chào vì đã đến với bài đăng đầu tiên tại Spiderum của mình. Vì nhận được rất nhiều thông tin bổ ích từ đây nên hôm nay mình cũng muốn chia sẻ cùng mọi người, nhưng không chắc vấn đề tôn giáo được nhiều bạn quan tâm nên mình test thử một bài ngắn, hi vọng được các cậu quan tâm và cũng thảo luận.
Dạo gần đây, mình thấy số lượng bạn bè bắt đầu tìm đến thiền và theo đạo Phật nhiều hơn, điều này chứng tỏ mọi người đã và đang dần quan tâm đến cuộc sống tinh thần của mình hơn rất nhiều. Khi hỏi lý do tại sao thì được nói là cuộc sống mệt mỏi quá, nên muốn được nghỉ ngơi chút. Đa phần những ai không theo đạo, cũng thường nghĩ, đạo là con đường lẩn tránh những khó khăn của cuộc đời, dòng tư tưởng mang chút yếm thế bi quan.
Mình sinh ra trong gia đình theo đạo Bụt, nhưng đến ngày cắp sách đi đại học, mới được bước vào đạo thật, còn trước đó chẳng khác nào mang danh nghĩa: tín ngưỡng đạo Bụt, nghĩa là bản chất như một tập thờ tổ tiên của dân tộc ta, nhưng khác mỗi cái, là thờ ông Bụt thay cho các cụ. Nói nghe buồn cười, mà là thật.
Mình nói vậy, vì đạo Bụt nó không phải là nơi để cầu xin, lễ lạy, hay sám hối …. để được gì cả. Đạo Bụt với mình là hệ thống các quy tắc để phần người trở nên hoàn chỉnh hơn. Nhà nước cần pháp luật, con người cần tâm linh, kỉ luật nguyên tắc chính là tự do thực sự.
Một kẻ ăn trộm, đã có luật pháp trừng trị, nhờ vậy cuộc sống giữa người và người được đảm bảo lợi ích. Một tâm niệm ăn trộm, luật pháp không trừng trị, nhưng cái tâm mình phải trị, vì ” lời nói dối 9 lần cũng thành thật ” ; đã có ý, ý không diệt, ắt nhân duyên hội tụ sẽ sinh khởi. Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả là vì vậy. Người có tâm linh, biết tự suy xét, sẽ xử mình ngay từ những ý niệm ban đầu, như vậy thì sẽ không có quả xấu. Người không biết, cứ vô tâm reo rắc thêm những ý niệm xấu, quả gặt gieo xấu, khi đấy lại trách cuộc đời.
Như vậy, tâm linh cũng giống như những bài học đạo đức ngày ta học còn bé, nhưng ở version cao cấp hơn, thay vì dạy sẵn các điều, thì nó còn dạy mình cách đặt câu hỏi và tự trả lời, làm sao cho thuận với tự nhiên. Tâm linh cũng chỉ là những điều có sẵn trong vũ trụ, bằng nhiều giai đoạn quá trình thai nghén, chúng ta hình thành ra tôn giáo để diễn đạt ngôn ngữ của vũ trụ mà thôi. Mọi vật đều liên kết với nhau, như khoa học còn có hiệu ứng cánh bướm, đạo bụt có nhân duyên, Lão có Đạo,… hay như dòng nước chảy thuận lưu thông, bè cũng từ đó mà theo dòng nước chảy, thuận trời, thuận người, thì làm gì cũng được. Vậy nên, có đạo thì biết cách thuận để vô vi mà sống. Đời người, khổ cũng qua, mà sướng cũng qua, vậy chọn cách qua nào?
Mình đoán những ai làm trong ngành quản trị nhân sự và quản trị marketing đều biết về tháp nhu cầu Maslow, cơ bản tháp này chia ra các nhu cầu của con người để nói về sự phát triển của một con người. Nó phân cấp từ nhu cầu căn bản: ăn mặc, nghỉ ngơi.. đến các nhu cầu cao hơn: địa vị, công bằng,… thì cái đánh giá một con người phát triển ở mức cao nhất khi họ đạt được là: “ Nhu cầu về tự tôn bản ngã – một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái”. Nhu cầu tự tôn bản ngã đó, tâm linh sẽ là chìa khóa giải đáp.
Như vậy, không phải chỉ có những người con theo đạo mới đang rao giảng về những học thuyết của đạo, mà nó là sự chứng thực của rất nhiều con người, qua nhiều thời đại, cùng chiêm nghiệm về vấn đề cuộc đời, nhân sinh quan, “ tôi là ai, từ đâu đến và để làm gì, đi về đâu… “
Đó là lí do vì sao tâm linh, đạo Bụt và những tôn giáo khác vẫn phát triển rất mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.
Vậy tại sao lại là đạo Bụt? Tại sao gọi trong tất cả tôn giáo, chỉ duy nhất đạo Bụt được công nhận là khoa học triết học chứ không phải chỉ là một tôn giáo?Vì sao mỗi bản thân không tự tìm ra câu hỏi cho chính mình để sống, khi trong chúng ta đều có sẵn câu trả lời? ...
( ... Còn nữa, nếu như được quan tâm ạ! )
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất