Hôm nay một người giảng viên Đại Học của tôi khen trước lớp rằng: 
" Tôi vui mừng lắm. Các em khác với thế hệ chúng tôi. Ở thế hệ chúng tôi khi thấy Tây chúng tôi chỉ biết sợ, vì chúng nó to và đô hơn mình, lại từng đô hộ mình. Còn ở các em tôi đã thấy những cái rất khác: tự tin giao tiếp bình đẳng với họ bằng chính ngôn ngữ của họ, thậm chí còn dạy tiếng Việt cho họ. Nếu như thế hệ tôi sợ họ vì họ béo hơn mình thì các em lại tự tin vì mình gầy hơn họ. Tôi vui vì các em làm được điều thế hệ chúng tôi đã không làm được."
Chương trình TV ưa thích của tôi
Tôi nghe câu nói đó vừa thấy tự hào, lại vừa thấy đè nặng trách nhiệm. Nói gì đâu xa, một cuộc thi khởi nghiệp sinh viên có tôi ở trong ban tổ chức, vừa qua tìm được quán quân là một ý tưởng về dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Tôi đã từng đặt ra nhiều câu hỏi ngu ngơ khi còn bé kiểu như là: Tại sao chúng ta phải học tiếng Anh trong khi người Anh hay người Mĩ không phải học tiếng Việt. Giáo Viên và bạn bè ở các cấp tiểu học, trung học của tôi thường nhìn tôi như thằng điên khi tôi cố hỏi như thế và họ đều nghĩ rằng đó là hiển nhiên, chả thay đổi được.
Mọi thứ đều có lý do của nó. Ngoài các lý do ngoại cảnh tác động, đơn cử như Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, dễ học và phổ biến từ trước,... thì tôi thấy có một số lý do xuất phát từ nội tại nước ta:

1, Người Việt không ý thức được việc truyền thông về đất nước mình.

            Không có chuyện "hữu xạ tự nhiên hương".
Hậu duệ mặt trời



Chúng ta không đầu tư nghiêm túc vào các ấn phẩm có chứa đựng ngôn ngữ Việt Nam ra trường quốc tế. Chúng ta không có cái nhìn dài hơi về điều này. Không nhìn đâu xa, Hãy nhìn Hàn Quốc, họ là kẻ rất chịu chơi về khoản tuyên truyền văn hóa K-pop cũng như phim tình cảm sến sẩm. 

Nhật Bản thì cao tay chả kém, Anime Nhật tràn lan khắp các hiệu sách tôi đi qua, qua các buổi giao lưu văn hóa giữa hai nước, tôi thấy giới trẻ Việt Nam đặc biệt khoái trí khi khoác lên mình bộ áo Kimono hoặc Cosplay một nhân vật giả tưởng nào đó trong bộ truyện mình đọc. (tôi cũng khoái)
một số hình ảnh của cosplayer Việt Nam trên Fanpage
Người ta thi nhau đi du lịch ở Nhật và Hàn, đua nhau đi xuất khẩu lao động ở đây. Các câu chuyện phiếm của giới trẻ chúng tôi hiếm khi nào không xoay quanh các nước này: GD đi ngũ, TOP hút cần, BTS vừa ra MV mới, Luffy, Naruto ra chap mới, Yui Hanato ra phim mới,...
Yui Hanato ra phim mới chẳng hạn
Điều này dễ hiểu thôi, ta không thể bắt giới trẻ trong lúc trà đá vìa hè, vừa ăn hướng dương, thỉnh thoảng rít vài hơi thuốc lào mà lại bàn về Điều 5 khoản 1 của bộ luật An Ninh Mạng khỉ gió mới ban hành được, hoặc thậm trí dắt tay nhau thong dong phố đi bộ, ngắm cảnh Hồ Gươm lúc chiều tà mà nói về đường lưỡi bò 9 đoạn chết tiệt của Trung Quốc đưa ra được.
Hút thuốc lào như thế này và bàn về luật Animal
Chúng ta có bàn đại sự nhưng là trên những chỗ như Spiderum này, và chỉ là một số nhỏ. Còn lại đại bộ phận giới trẻ Việt Nam trong lúc rảnh thích sự giải trí hơn là học tập. Giới trẻ thế giới cũng vậy.
Vậy nên chúng ta buộc phải tìm cách truyền thông cho cả giới trẻ trong và ngoài nước về vẻ đẹp của Văn hóa Việt Nam thông qua các kênh giải trí, các sản phẩm giải trí nhiều hơn là học thuật. Chúng ta thiếu các bộ phim chất lượng, thiếu các MV ca nhạc chất lượng, thiếu các tác phẩm văn học chất lượng.

Các nghệ sĩ Việt Nam như Sơn Tùng hay Mĩ Tâm đang đơn thương độc mã trên con đường đưa tiếng Việt ra khắp thế giới, đáng lý ra, họ phải được sự quan tâm và chú ý đến từ nhà chức trách chứ không phải là sự thờ ơ như hiện tại.

2, Nước Việt Nam nghèo đói, thiếu việc làm

Aristole từng nói : “Nghèo đói là cha đẻ của cách mạng và tội ác.”
Ở Việt Nam nghèo đói trực tiếp lẫn gián tiếp tạo ra cách mạng và tội ác qua nhiều hình thái khác nhau.
Tắc đường mãn tính kinh niên ở Việt Nam
Tổng bí thư- người đốt lò vĩ đại
Dễ hiểu thôi, Khi mà các cấp lãnh đạo của chúng ta còn mải miết đốt lò tham nhũng, giải tỏa ách tắc giao thông, dẹp biểu tình thì hiển nhiên họ cũng chả có thời gian rảnh rỗi ngồi lại mà bàn tới việc tuyên truyền về văn hóa của dân tộc.
Điều này cũng tạo ra một vòng luẩn quẩn, càng lao vào giải quyết các việc trước mắt mà quên đi các việc lâu dài, chúng ta càng dấn sâu vào bế tắc. Tắc đường vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm xuống, tham nhũng thì ngày càng đặc biệt nghiêm trọng, biểu tình “ôn hòa” mà lại dẫn đến bạo động. Riết rồi năm nào Táo Quân chẳng phê phán mấy chuyện y đúc, và chả ai dám khẳng định được bao giờ hết tắc đường hay hết tham nhũng cả.
Tiếp theo là việc làm, Bạn tôi học tiếng Nhật chỉ để Xuất khẩu lao động. Một người bạn khác của tôi học tiếng Đức chỉ vì kinh tế Đức đứng thứ 4 thế giới.
Tôi cảm thấy tệ, người chứ có phải vật đâu mà xuất khẩu như vậy. Càng tệ hơn khi người thân xung quanh mình đã, đang hoặc sẽ là nô lệ kiểu mới như thế.
Đọc xong tác phẩm “Quyên” của Nguyễn Văn Thọ, nó khiến tôi trở nên căm phẫn với số phận của con người xuất khẩu lao động trong thế kỉ trước của Việt Nam.

Tôi đã có lần uất nghẹn thốt lên rẳng sao chúng nó- cái bọn tây lông đô con đáng ghét ấy, chẳng bao giờ xuất khẩu lao động sang cái đất nước nghìn năm văn hiến này? Sao chúng nó- bọn Oppa Hàn Quốc ch!m ngắn, ẻo lả, kẻ mắt ấy lại không sang xứ sở thiên đường này mà lắp ráp linh kiện, may quần áo cho dân tộc tôi. 
Tôi thở dài, do mình nghèo quá. Chả ai lại đi phục vụ một thằng nghèo cả. Chúng ta ngửa tay xin viện trợ không hoàn lại của các nước phát triển đổi lại chúng ta bị xâm thực về văn hóa. Chúng ta từng tự hào rằng 1000 năm Bắc Thuộc chúng ta không bị đồng hóa, thậm chí còn đồng hóa ngược lại Trung Quốc. Nhưng chúng ta lại quá chủ quan, quá lơi lỏng quản lý để có thể chống lại sự đồng hóa trong thời đại thế giới phẳng này.
Đã đến lúc rồi, không trông đợi vào nhà quản lý hay bất kỳ ai. Tự bản thân mỗi cá nhân giới trẻ chúng ta phải nhận thức được tác hại của sự nghèo khó, của một quốc gia nghèo khó để thật lỗ lực có được sự giàu có. Như thế là đã đủ tốt cho nền kinh tế quốc dân rồi, sau đó hẳng nghĩ tới việc làm giàu cho dân tộc, cho đất nước được.

3, Vì Việt Nam không có nhiều tiến bộ Khoa Học Kỹ Thuật

Tôi đang học tại Đại Học Xây Dựng, phần lớn kiến thức dùng trong giảng dạy của trường tôi là được các thầy dịch từ tiếng nước ngoài về, có chỉnh sửa để phù hợp với môi trường Việt Nam. Rất ít giáo trình được viết hoàn toàn bằng nghiên cứu của Việt Nam. Và hãy nhìn trên Spiderum đi, rất nhiều các bài đứng top được dịch từ tiếng nước ngoài, từ các nguồn như Quora hay Medium, Mark Manson...
Nếu bạn là một dịch giả thì bạn sẽ ưu tiên chọn những bài viết có giá trị mà bạn muốn gửi đến độc giả, và nó phải có nguồn dịch với độ tin cậy cao, đúng không? Và các bài viết đó phải hot, phải có khả năng thu hút lượt xem cho bõ công dịch thuật của bạn nữa. Đúng chứ?
Blog siêu hot hay được dịch của các dịch giả Việt Nam: Mark Manson
Đặt tâm lý đó vào góc nhìn của các nhà dịch thuật nước ngoài cũng vậy, Việt Nam chả có đủ nhiều nghiên cứu hấp dẫn thu hút lượng dịch giả từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài để người nước ngoài phải học Tiếng Việt.
Trong các cuộc tranh luận trên mạng chúng ta hay trích dẫn các nghiên cứu của các Đại Học lớn trên thế giới và đặt niềm tin vào nó ví dụ như của Cambridge, Harvard, Oxford,... vì các nghiên cứu này làm rất chuyên nghiệp có sự kiểm định chặt chẽ và quan trọng là các trường này có thương hiệu, có uy tín.
Còn ở Việt Nam thì khác xa.
Các nghiên cứu khoa học của sinh viên Việt Nam thì thường ngây thơ và thiếu thực tế. Nhiều đề tài làm rất qua loa, thiếu chuyên nghiệp. Các khâu đòi hỏi độ chính xác cao như khảo sát thị trường, khảo sát đối tượng nghiên cứu,... thì làm thường mắc sai số lớn. Đó là sự khác biệt với Đại Học nước ngoài.
Nghiên cứu của sinh viên như tấm ảnh này, vô thưởng vô phạt!

Các dự án đem đi thi thố về khoa học của học sinh sinh viên Việt Nam hầu như tất cả đắp chiếu. Tôi nhấn mạnh là gần như tất cả. Vì nó đều không khả thi về mặt thương mại hóa, và đôi khi nó quá lạc hậu so với thế giới. Chúng ta thi cho vui, cho thử sức, cọ xát kiếm tiền thưởng rồi đắp chiếu thế thôi. Chứ thực tế chả áp dụng vào.
Thế nên thế giới đâu có quan tâm đến các thành tựu của Việt Nam, cái họ quan tâm là sự đột phá trong công nghệ, sự chính xác trong các khâu nghiên cứu để công bố thì Việt Nam đều thiếu cả. Nên họ không học tiếng của ta.

Tóm lại với 3 lý do tôi đưa ra, hy vọng nhận được thật nhiều phản biện từ mọi người.

Cảm ơn vì đã đọc.