Bài viết phù hợp với những bạn đang có kế hoạch apply thực tập hoặc làm việc tại vị trí nào đó thuộc ngành Marketing, đặc biệt phù hợp với các bạn Content Creator.

Với các sản phẩm cao cấp, người mua sẽ chọn lựa sau một hồi cân nhắc kĩ lưỡng. Tuy nhiên, trước khi đi đến việc "cân nhắc lựa chọn", họ cần phải nhận diện được sản phẩm và xuất hiện những ấn tượng ban đầu. Một trong những yếu tố tạo ra ấn tượng này đến từ bao bì của sản phẩm. Sản phẩm càng cao cấp thì bao bì của nó lại càng được đầu tư cẩn thận.
"Chất xám" của bạn cũng là một sản phẩm cao cấp (nếu bạn không có ý định bán rẻ nó). Vậy thì với tư cách là một Marketer, có lí do gì mà bạn lại bỏ qua việc "đóng hộp" cho "chất xám" của mình để nó có "bao bì" ấn tượng hơn, dễ dàng khiến nhà tuyển dụng (trong vai trò người mua) thấy thích thú hơn ngay từ phút đầu tiếp cận?

KHÔNG PHẢI CHỈ DESIGNER MỚI CẦN LÀM PORTFOLIO
Hầu hết khi gửi Yêu cầu tuyển dụng cho các vị trí công việc cho các bạn Marketer, NTD thường không yêu cầu các bạn gửi theo Portfolio (nếu có, họ sẽ yêu cầu gửi sản phẩm đính kèm). Điều này khác so với các Designer một chút. Không biết có phải vì vậy mà bạn (từng) cho rằng, Marketer thì không cần Portfolio không? Dù sao thì, dù vì lí do gì, nếu bạn nghĩ như vậy, hãy đọc 3 lợi ích mà Portfolio mang đến cho bạn và thử cân nhắc về việc tại sao bạn - một Marketer lại bỏ qua việc làm Portfolio cơ chứ?


1. Chứng minh khả năng hoàn thiện sản phẩm.

Với vị trí Intern hay Freshman, phần lớn doanh nghiệp sẽ mong muốn bạn làm việc trong khâu hoàn thiện sản phẩm hơn là khâu lên kế hoạch, lên chiến lược (bạn vẫn sẽ tham gia vào hỗ trợ nhiều hoạt động của bộ phận MKT nhưng nhiệm vụ chính sẽ là học cách hoàn thiện sản phẩm). Hoàn thiện sản phẩm ở đây bao gồm từ việc bạn có khả năng lên ý tưởng ban đầu, theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm, đánh giá đầu ra & tiếp tục sản xuất những sản phẩm mới tốt hơn. Do vậy, việc nhìn tận tay một sản phẩm mà ứng viên đã hoàn thiện sẽ tốt hơn nhiều so với việc nghe một ứng viên nào đó trình bày ý tưởng sản phẩm qua buổi phỏng vấn.
Portfolio có đủ khả năng để giúp bạn đảm bảo với NTD về việc bản thân có thể hoàn thiện sản phẩm & làm việc có hệ thống.
Sản phẩm hoàn thiện của từng vị trí cụ thể sẽ khác nhau, do vậy tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn theo đuổi, hãy lựa chọn những sản phẩm khác nhau xuất hiện trong portfolio của mình. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý về các sản phẩm hoàn thiện mà bạn có thể thử. Còn lại, hi vọng với đặc trưng của ngành là sự sáng tạo, bạn sẽ có những ý tưởng khác dành riêng cho Portfolio của mình.


2. Giảm thời gian phỏng vấn & tăng cơ hội được phỏng vấn.


Portfolio là một công cụ giúp NTD xem những sản phẩm bạn từng tạo. Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm đi làm tại bất kì đâu thì mọi sản phẩm đến từ việc bạn hoạt động trong các sự kiện tại trường lớp hay việc bạn tự tay tạo ra một điều gì đó cho cá nhân cũng sẽ giúp ích cho NTD đánh giá năng lực của bạn. Đối với các vị trí thực tập hay freshman, NTD không yêu cầu cao về việc bạn phải có một sản phẩm "xịn". Với họ, họ cần nhìn thấy một người "có tiềm năng". Do vậy, khi được nhìn kĩ hơn về các sản phẩm của bạn thông qua portfolio, họ biết bạn có tiềm năng gì & còn những thiếu sót gì, từ đó, dễ dàng đánh giá: "Liệu ứng viên này có phù hợp với doanh nghiệp?". Thông qua cái nhìn ban đầu này, NTD có thể giảm thời gian phỏng vấn (khi bỏ qua một số câu hỏi cơ bản về thông tin của bạn) mà đi sâu vào những câu hỏi chuyên môn hơn - giúp bạn có nhiều cơ hội thuyết phục NTD hơn.
Nếu như CV chỉ có khả năng vắn tắt kinh nghiệm (điều mà hầu hết các bạn Intern, Freshman sẽ có giới hạn kinh nghiệm tương đương nhau do trải nghiệm công việc chưa đa dạng) thì Portfolio sẽ có khả năng cung cấp thông tin chi tiết hơn về năng lực của bạn. Hãy thử tưởng tượng, giữa những e-mail chỉ đính kèm CV với giới hạn kinh nghiệm & 1 e-mail trình bày rõ khả năng cung cấp tài năng cho doanh nghiệp thì e-mail nào sẽ có cơ hội được phỏng vấn cao hơn? Giữa những chiếc e-mail với CV đều có kinh nghiệm "tổ chức sự kiện" với một chiếc e-mail với portfolio show rõ "Quy mô sự kiện & Vai trò của ứng viên trong sự kiện" thì e-mail nào sẽ dễ tạo điểm khác biệt của bạn với người khác hơn?  Và ngay cả khi giữa những e-mail đều đính kèm portfolio, chẳng phải nếu không có bạn sẽ giảm khả năng cạnh tranh của mình hay sao?

3. Đặc biệt: Tạo lợi thế cho các bạn yếu trong vấn đề giao tiếp khi phỏng vấn.


Có thể bạn sẽ không tránh được việc run trong quá trình phỏng vấn hoặc từ tính cách của bạn, giao tiếp không phải là một thế mạnh. Tất nhiên, Nhà tin rằng các NTD có kĩ năng & kinh nghiệm để thông qua buổi phỏng vấn ngắn 1 tiếng có thể đánh giá được độ phù hợp của bạn với doanh nghiệp.  Tuy vậy, vẫn sẽ có rủi ro khi trong lúc phỏng vấn, bạn không trao đổi thông tin được như những gì bạn muốn và dẫn đến việc giảm khả năng cạnh tranh của mình với ứng viên khác. Hoặc đôi khi, đúng là 1 tiếng phỏng vấn chưa đủ để NTD hiểu hết về bạn. Khi ấy, portfolio với những kết quả sản phẩm được trình bày cẩn thận sẽ giúp NTD có thêm cơ sở để cân nhắc & đánh giá tổng thể năng lực của ứng viên.
Vậy thì, tổng kết lại là, vậy thì tại sao Marketer lại không đầu tư cho mình một chiếc Portfolio để đính kèm với CV khi apply các công việc mình mong muốn cơ chứ?

Phần tiếp theo:
Không phải chỉ Designer mới có thể làm Portfolio:
1 MARKETER KHÔNG THÀNH THẠO THIẾT KẾ CŨNG TỰ LÀM ĐƯỢC BẢN PORT CÁ NHÂN ẤN TƯỢNG!

Mục đích chính của bài viết này là làm rõ vì sao một Marketer cần dành thời gian đầu tư cho Portfolio cá nhân. Trong bài viết tiếp theo, Nhà sẽ đi sâu hơn vào việc: Cách lên nội dung cho Portfolio phù hợp với mảng việc bạn theo đuổi. Bài viết đó sẽ bao gồm:
Mẫu nội dung & trình bày portfolio cho 4 kênh thông tin khác nhauGợi ý cách lựa chọn kênh đăng tải portfolio để đạt mục đích "bán chất xám"
Mặc dù bạn có thể lựa chọn trình bày nó dưới dạng PDF khi làm bằng PowerPoint hay AI nhưng tại bài viết này, Nhà sẽ chia sẻ về 4 kênh thông tin khác khiến Portfolio của bạn sống động hơn, thú vị hơn là một bản PDF thông thường.

Tại bài viết tiếp theo, bạn có thể trả lời được câu hỏi:
MARKETER LÀM PORTFOLIO NÊN CÓ NỘI DUNG GÌ?
Follow facebook người viết để nhận thông tin của bài đăng tiếp theo: