Bạn, vừa trở về nhà sau nhiều tiếng làm việc, học hành liên tục, nằm ườn trên những nơi có thể nằm, nghĩ về gì đó xa xăm, rồi vội cầm chiếc điện thoại, lướt nhẹ trên newfeed.
Bạn đang stressed. 
Bạn cần một tí đồ ngọt.
Why do we crave sweets when we're stressed?
Stress là gì?
Thuật ngữ “stress" đề cập đến các quá trình liên quan đến nhận thức, đánh giá và trả lời các kích thích độc hại. Trong thực tế, stress là thuật ngữ đôi khi dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân gây ra phản ứng stress chẳng hạn về cảm xúc (xung đột giữa các cá nhân, mất người thân, thất nghiệp, v.v) hoặc sinh lý (thiếu lương thực, bệnh thật, cai nghiện thuốc, v.v). 
Stress là một thách thức đối với cân bằng nội môi tự nhiên của sinh vật. Khi các yếu tố gây căng thẳng tác động đến cơ thể, trạng thái cân bằng của cơ thể bị mất đi, lúc này, sinh vật có thể phản ứng lại với căng thẳng bằng cách tạo ra một phản ứng sinh lý để lấy lại trạng thái cân bằng. Trong đó có thể kể đến hành vi ăn uống. Một nghiên cứu được công bố gần đây trên Journal of Clinical Endocrinology Metabolism cho rằng việc tiêu thụ đồ uống có đường làm giảm căng thẳng, khi các tình nguyện viên nữ gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề toán học. 
Tại sao lại như vậy?
Đầu tiên là phải bàn về đồ ngọt. Carbohydrate chứa trong đồ ngọt cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể nhanh nhất. Dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng não tiêu thụ gần như một nửa nhu cầu carbohydrate hằng ngày của chúng ta. Khi bị stress quá mức, não lại tiêu tốn thêm 12% năng lượng. Lúc này, nhiều người tìm đến thức ăn nhẹ có đường như kẹo, bánh ngọt, trà sữa,... như vị cứu tinh của đời mình. 
Khi chúng ta đói, toàn bộ mạng lưới các vùng của não đều kích hoạt, đơn cử là vùng dưới đồi ventromedial và vùng dưới đồi lateral. Hai vùng này nằm trong thân não trên có liên quan đến việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hành vi ăn uống và chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, nhân cung (nucleus arcuatus) ở hồi hãi mã là phần chịu trách nhiệm chính. Nó đóng vai trò như người gác cổng. Nếu tín hiệu bộ não phát ra thiếu glucose, thì người gác cổng này sẽ chặn thông tin từ các phần còn lại của cơ thể. Đó là lý do tại sao khi bộ não yêu cầu năng lượng, chúng ta sử dụng ngay carbohydrate, thậm chí dù các phần còn lại trong cơ thể đều được cung cấp năng lượng đầy đủ.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng càng tăng của não bộ, người ta có xu hướng ăn thật nhiều. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng rất ưa thích đồ ngọt, bộ não của chúng cực kỳ lớn so với cơ thể nhỏ bé của chúng, do đó, chúng đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Chúng có được năng lượng đó thông qua sữa mẹ, chứa rất nhiều đường. Theo thời gian, sở thích của chúng ta đối với đồ ngọt giảm dần nhưng không bao giờ biến mất hoàn toàn, ngay cả khi chúng ta trưởng thành. Các nghiên cứu cho thấy những người trải qua nhiều căng thẳng trong thời thơ ấu có sở thích mạnh hơn đối với đồ ngọt sau này. 
Và chắc hẳn ai cũng biết ăn nhiều đồ ngọt như thế sẽ khiến chúng ta béo phì. Vậy thực chất “đồ ngọt” hay “stress" mới là tác nhân chính gây ra béo phì? Cùng tìm hiểu tiếp ở bài tiếp theo của ProtoSci các bạn nhé!