TẠI SAO CON NGƯỜI PHẢI MÃI DÍNH VÀO VÒNG XOÁY SINH LÃO BỆNH TỬ?
Lịch sử loài người thông minh tạm cho lấy mốc 50.000 năm trước, đến giờ con người vẫn không thể thoát khỏi vòng qua sinh, lão, bệnh,...
Lịch sử loài người thông minh tạm cho lấy mốc 50.000 năm trước, đến giờ con người vẫn không thể thoát khỏi vòng qua sinh, lão, bệnh, tử. Mà vốn dĩ cái chết không đáng sợ, đáng sợ là sự chia tay với người ở lại. Có thể chúng ta vẫn lờ đi theo bận rộn cuộc sống hằng ngày, nhưng sự thật là nó vẫn tồn tại và hiển hiện xung quanh chúng ta. Thú thật là câu chuyện này không biết bắt đầu kể như thế nào, chỉ là trong một ngày mình được nghe về ba điều mất mát.
Điều đầu tiên mình nghe được là sự ra đi của một cụ già...tự nhiên mình nhớ đến Bà Ngoại, nhớ lại những thời gian đã có cùng bà, nhưng lúc Bà còn sống, dù nhận thức được mình vẫn không thể làm khoảng thời gian đó tốt hơn. Mình còn nhỏ, gia đình hướng việc học, chưa hiểu chuyện người lớn nên vốn dĩ không hiểu sinh ly tử biệt. Nhưng năm đó khi Bà đi, cả nhà mình ai cũng buồn, ai cũng khóc dù cố gắng nhưng không thể thay đổi được. Lúc đó mình đã bắt đầu tự hỏi bản thân, mấy chục năm sau sẽ như thế nào, tại sao con người sinh ra rồi lại chết đi, tại sao quy trình này cứ như thế. Và lúc mình bắt đầu nhận thức về cái chết, mình luôn nghĩ sẽ sống tốt hơn. Nhưng.... cũng không khá hơn được, dù buồn, dù biết nhưng vẫn không thể thay đổi được bản chất chây ì của bản thân. (take time to write this)
Chuyện thứ hai mình nghe được là của một người trẻ, tai nạn. Nó làm mình nhớ lại câu chuyện của một bạn trong giảng đường cũ ngày xưa cũng gặp tai nạn và qua đời khi mọi thứ dang dở. Từ lúc nhận thức về cái chết, mình đã nghe về rất nhiều người trẻ mà mình quen qua đời, tai nạn, bệnh tật và cả trầm cảm nữa. Mình không hiểu, thực sự vẫn không hiểu. Tại sao con người phải chịu quá nhiều đau khổ và mất mát đến vậy
Chuyện cuối cùng là trên Reddit về câu chuyện an tử dưới góc nhìn của một chú chó. Câu chuyện về lần đi đến bệnh viện cuối cùng. Mình nhớ về những chú chó mà gia đình từng nuôi và cả con hiện tại. Quy luật sinh lão bệnh tử không trừ bất kỳ ai và vật gì. Sếp mình hay bảo, mình bị ám ảnh bởi cái chết, có lẽ vậy vì từ đó là từ mà người ta luôn nhắc về mình khi mình còn nhỏ. Tới đây câu trả lời của bản thân chỉ là: ý thức được việc mình sẽ chết bất cứ lúc nào sẽ giúp người ta sống tốt hơn, bớt để ý đến ánh nhìn của người khác và làm những gì sự thực muốn làm trước khi quá muộn. Ít ra đến thời khắc đó sẽ không hối tiếc.
P.s: Viết đến đây tự nhiên mình nhớ đến đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và câu chuyện Nụ Hôn Thần Chết, gần 10 năm kể từ khi phát hành, có thể tạm coi là một đáp án tạm thời và những điểm ấn tượng nhất về phim vẫn là:
1) Trong vòng ba ngày mình phải hôn được một cô gái hoặc 1') Một tên điên tự nhận là thần chết đòi cưỡng hôn mình, hôn xong mình chết hoặc 1'') Một tên thần chết xuất hiện và đòi cưỡng hôn một cô gái và...
2) Kết phim cả hai đều chết hoặc 2') Chúng nó đang quất... à động phòng... à không... tổ chức hôn lễ ở cung điện của Diêm Vương
2) Kết phim cả hai đều chết hoặc 2') Chúng nó đang quất... à động phòng... à không... tổ chức hôn lễ ở cung điện của Diêm Vương
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất