Thời đại ngày ngày data, database, big data là những thuật ngữ vô cùng phổ biến, việc sử dụng và tối ưu dữ liệu đã giúp cho chúng ta phát triển nhanh hơn, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí hơn trong thời kỳ chuyển đổi số. Tuy nhiên, chính vì có quá nhiều dữ liệu và không thể phủ nhận ta đang phụ thuộc nhiều vào nó dẫn đến việc chúng ta rất dễ khai thác các thông tin bao gồm cả những thông tin sai lệch đang tồn tại.
Mỗi một thao tác nhấp chuột hay cử chỉ chạm trên smartphone là chúng ta đã tự động cung cấp một hành vi cá nhân cho một hệ thống đang sẵn sàng phân tích bằng một thuật toán nào đó của nền tảng ta đang sử dụng, mà vì sự tò mò nên những thông tin sai lệch thường được click vào nhiều hơn, do đó thông tin sai lệch được chúng ta biết đến nhiều hơn, thậm chí có nhiều người còn cổ suý cho những thông tin lệch lạc đó gây ra vô số tác hại và tiêu cực.
Vậy tại sao mỗi chúng ta lại cần tư duy phản biện?
Tư duy phản biện không có nghĩa là chúng ta đang phản bác lại một quan điểm, luận điểm nào đó để phân biệt phải trái, đúng sai. Tư duy phản biện là việc chúng ta kiểm tra đánh gia thông tin bằng nhiều góc nhìn và có tính độc lập, tham chiếu nó rồi đưa ra một kết luận đúng đắn nhất, có thể là khẳng định lại thông tin dữ liệu đúng, hoặc phản bác lại một luận điểm chưa được kiểm chứng. Điều này giúp chúng ta sàng lọc, lựa chọn và sử dụng đúng thông tin đồng thời cũng giúp cho các thuật toán của hệ thống kiểm tra xác nhận lại thông tin bởi tư duy phản biện qua phân tích hành vi người dùng.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, rất ít người có tư duy phản biện, họ thường sử dụng ngay những thông tin mình có được như ăn một bát mỳ ăn liền. Chính vì thế thông tin sẽ luôn nằm trong tay chúng ta, nhưng sẽ rất khó để tìm ra sự thật.