Thí nghiệm của Peter Gollwitzer:

Năm 2009, Giáo sư giáo sư tâm lý học của ĐH New York Peter Gollwitzer tiến hành một thí nghiệm có tiến trình được thực hiện như sau: 163 người được yêu cầu viết ra mục tiêu của mình. Một nửa trong số đó cam kết sẽ hoàn thành “nhiệm vụ” ngay tại hiện trường. Nửa còn lại thì không. Sau đó, cả 163 người có 45 phút để thực hiện “ước mơ”. Tất nhiên, họ được thông báo rằng họ có quyền dừng bất cứ lúc nào họ muốn. Kết quả là những người giữ im lặng không chỉ sử dụng hết 45 phút đã cho mà còn khẳng định rằng mục tiêu của họ còn ở rất xa. Với những người “mạnh miệng” công khai, trung bình, họ ngưng “động tay động chân” chỉ sau 33 phút. Khi được hỏi, họ nói mình cảm thấy đã tiến đến gần hơn mục tiêu đề ra.
Nguồn:

Khi chúng ta có một hoạch định, mong muốn và những suy nghĩ luẩn quẩn:

Quyển sách đầu tiên tôi đọc là: Chiến thắng con quỷ trong bạn của Napoleon Hill, cũng khá lâu rồi và thật sự thì tôi cũng không nhớ phần lớn nội dung của nó nhưng thứ động lại nhất trong tôi là về "nhịp điệu thôi miên" sẽ cố định các suy nghĩ chiếm ưu thế của con người.
Nhịp điệu thôi miên là thứ giống như một thỏi nam châm thu hút những thứ giống nó,
Và với tôi khi lấp đầy trong mình một thứ gì đó để mức đủ nhiều vũ trụ sẽ đem tới cho ta những cơ hội để đến gần hơn với nó.
Khi bạn khao khát một điều gì đó cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó. Paulo Coelho
Và có lẽ không chỉ có vũ trụ chính chúng ta cũng đang dẫn mình đến mục tiêu bằng "Động lực nội sinh". Có lẽ cũng giống như tôi, các bạn đều có những hoạch định, những mong muốn về những điều mình muốn đạt được trong tương lai, chẳng hạn như: Mình muốn có bằng ielts 7.0, hay nổ lực đi làm, tích góp để mua nhà mua xe...mỗi suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của bạn trước một vấn đề sau mỗi lần lập đi lập lại tạo nên một "Động lực nội sinh" và vì thế bản chất của động lực nội sinh cũng giống như một suy nghĩ luẩn quẩn. Bạn có biết không, bằng một cách nào đó , những nhà khoa học đã khám phá ra một sự thật thú vị về loài người: khoảng một phần ba đến một nữa thời gian chúng ta thức, tâm ý trong ta không hề ở yên trong hiện tại. Và người ta gọi đó là "trạng thái mặc định" (default state). Vì sự thật rằng phần lớn những hoạt động hằng ngày của chúng ta có tính lập đi lập lại và do đó rất nhiều trong đó sẽ do Hạch nền (phần não về thói quen) điều khiển. Và khi Hạch nền hoạt động con người ta có xu hướng không nghĩ gì cả hoặc suy nghĩ miên man-nói cách khác là ở trạng thái mặc định. Ở trạng thái đó họ dành phần lớn thời gian suy nghĩ về vấn đề của chính mình; tâm trí họ bị hút về những trải nghiệm, cảm xúc, khao khát và nhu cầu của bản thân. Và con người thường có xu hướng chia sẽ những suy nghĩ luẩn quẩn của mình với người thân, bạn bè hoặc trên mạng xã hội để tìm kiếm sự động cảm và dường như sau khi chia sẽ thì những suy nghĩ luẩn quẩn cũng biến mất. Những hoạch định, những ấp ủ của ta cũng gần giống vậy. Ta lập đi lập lại mong muốn đó trong đầu từ đó nó tạo nên một động lực nội sinh bên trong ta làm ta luốn mong muốn đạt được điều đó và não bộ tìm cách giải quyết vấn đề đó. Và có thể bạn không biết não bộ vẫn luôn tìm cách giải quyết vấn đề ngay cả khi bạn không nhận thực về điều đó, như nhà thần kinh học David Eaglemen đã nói trong cuốn sách mang tên Incognito: The Secret Lives of the Brain: "Khi một ý tưởng được tạo ra từ phía hậu trường mạng lưới nơ-ron thần kinh đã hoạt động về những vấn đề đó trong nhiều tiếng đồng hồ hoặc nhiều ngày hay nhiều năm, chúng hợp nhất các thông tin và thử những phương án kết hợp mới. Song bạn chỉ nhận lấy công trạng mà không để tâm đến bộ máy điều khiển ẩn tàng rộng lớn đằng sau hậu trường ấy." Và bạn có thể thấy rằng khoảng khắc bừng sáng là kết quả của việc ta ấp ủ một mong muốn sinh ra động lực nội sinh và từ đó ta kết nối các trải nghiệm, các bài học qua sách vở hay cuộc sống. Đến một lúc nào đó vấn đề được sáng tỏ, vậy quay ngược lại vấn đề vì các mong muốn ấp ủ của ta được lập đi lập lại một cách ý thức và vô thức nên nó cũng gần giống một suy nghĩ luẩn quẩn đang tìm câu trả lời và như đã nói ở trên con người có xu hướng chia sẽ suy nghĩ luẩn quẩn ra bên ngoài. Đôi khi trong lúc coffe, nhắn tin với bạn khi mà ta bắt được nhịp câu truyện với một người ta tin tưởng ta sẽ nói ra những điều ta ấp ủ. Và ta càng nói với nhiều người động lực nội sinh của ta càng có xu hướng chuyển thành động lực ngoại sinh: "ta cố gắng đạt được điều đó để chứng minh rằng mình sẽ làm được những gì mình nói"..một điều gì đó đại loại như vậy. Và một khía cạnh khác liên quan đến Hiệu ứng ảo tưởng hoàn thành trong tiếng Anh là Vicarious goal fulfillment hay Vicarious goal satiation. Cụ thể là:
Hiệu ứng ảo tưởng hoàn thành cho rằng chỉ cần nghĩ về việc hoàn thành mục tiêu hoặc nghe về việc một người nào đó hoàn thành mục tiêu là con người ta có cảm giác y như là mình đã hoàn thành xong mục tiêu rồi!
Trong đa số trường hợp ta thường nói về điều ta mong muốn đạt được hơn là kế hoạch đạt được nó. Vì vậy dưới ảnh hưởng tâm lý. Càng nói nhiều ta càng mất đi động lực nội sinh để giải quyết vấn đề. Đôi khi:"Nhiều hơn là ít hơn".