[Review 1]
Reviewer: Thảo Bùi
Nguồn: https://www.facebook.com/groups/625230697658922/permalink/1250996208415698/
Thứ nhất, nói về cốt truyện của “Tên của trò chơi là bắt cóc” thì đây là câu chuyện xoay quanh Sakuma – một nhân viên văn phòng marketing khôn khéo bị loại khỏi sự án quảng cáo sản phẩm xe hơi cho khách hàng quan trọng Katsuragi. Anh đến dinh thự Katsuragi hy vọng tìm được câu trả lời thích đáng thì vô tình trông thấy con gái ông ta trèo tường trốn khỏi nhà. Sakuma lợi dụng tình hình đó với hy vọng trả đũa và làm Katsuragi quay cuồng trong một ván cược lớn, hòng lấy lại lòng kiêu hãnh của mình. Nhưng rồi cuối cùng, quỹ đạo của trò chơi bỗng nhiên đỏi hướng, rốt cuộc ai mới là chủ cuộc chơi này?

Tác giả cho thấy cái thế giới điên rồ này, người sống thì muốn chết, người sắp chết thì lại khao khát được sống. Dường như kẻ phản diện là những nạn nhân khốn khổ nhất trong một câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi ấn tượng nhất trong truyện đoạn đối thoại của Juri và Sakuma:
“Tôi nghĩ từ khi sinh ra tôi đã được định sẵn làm kẻ xấu rồi” - Sakuma khẽ rít một hơi thuốc.
“Trên đời làm gì có chuyện dễ ăn như thế?”- Juri cười nhạt - Một con quái vật vốn không được sinh ra, nó là được tạo thành”

Đọc thêm:

Tác giả Higashino Keigo được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Bí mật của Naoko”, “Phía sau nghi can X” (tác phẩm mang về cho ông giải thưởng Naoki lần thứ 134), hay tiêu biểu nhất là “Thánh giá rỗng” (nằm trong Top 5 Tiểu thuyết trinh thám hay nhất do Shukan Bunshu bình chọn). Nói đến đây đủ để bạn có thể đánh giá được ngòi bút tài năng của tác giả này thế nào, cách dùng từ đầy kích thích, ma mị, xen lẫn sự logic. Ông cho thấy rằng “Trên đời này, vốn không có người tốt hoàn hảo, cũng chẳng có người xấu triệt để. Phần lớn mọi người đều ở đâu đó giữa hai thái cực ấy.”
Thứ hai, theo ý kiến chủ quan của tôi, ngoài những phần kịch tính trong liên tưởng tư duy, phân tích để tìm ra manh mối đáp án của những phị vụ lừa phỉnh nhau trong truyện, có lẽ vài chi tiết chưa được tác giả đẩy lên đến đỉnh điểm. Giả dụ như cảnh gần đầu, khi Kozuka nói chuyện với Sakuma, sự nối tiếp mạch truyện quá trần trụi khiến tôi có thể đoán được tình tiết trước khi nó diễn ra, hay cảnh Sakuma đến dinh thự của Katsuragi và vô tình chứng kiến cảnh con gái ông ta leo ra khỏi dinh cơ, nó trôi đi khá là bình lặng và chóng vánh để dẫn đến cuộc gặp gỡ không mấy bất ngờ. Có nhiều đoạn ngôn từ hơi rối, và khá bí ẩn làm tôi phải đọc lại nhiều lần để hiểu được ý tác giả muốn biểu đạt. Mọi mối truyện, nút thắt chưa được đẩy đến đỉnh điểm và thỏa mãn như khi đọc “Phía sau nghi can X” và “Thánh giá rỗng”. Song bên cạnh đó, “Tên của trò chơi là bắt cóc cũng có nhiều vấn đề đáng để chúng ta suy ngẫm như sự tồn tại của con người, mặt huất của ngành công nghiệp Marketing hay cách con người dồn đẩy nhau vào vết cắt đau khổ của cuộc sống.
Cuối cùng, khảo quan bìa sách được thiết kế khá ấn tượng, với hình con Q cơ đầy ẩn ý và ma mị, cho thấy sự hai mặt của một “trò chơi”, kẻ giết người khác, và kẻ bị cầm tù trong suy nghĩ thiển cận của bản thân. Với giá bìa 86.000 đồng, có vẻ không quá đắt khi sở hữu một cuốn sách với chất lượng giấy in tốt và tình tiết truyện cũng đáng để đánh giá cao. Một quyển sách phù hợp với các bạn yêu thích dòng trinh thám, và từng bị điên đảo vì “Phía sau Nghi can X”. Một cuốn sách đáng đọc.
Đây là cảm quan cá nhân của tôi, còn bạn, bạn có thể cho tôi biết ý kiến của bạn về quyển sách này không?
[Review 2] Tên của trò chơi là bắt cóc – Khi tất cả đều đóng vai kẻ ác
Reviewer: Hoang Lao Hac
(Bài review này là cảm nhận cá nhân, có spoil trước khá nhiều, các bạn cân nhắc trước khi đọc)
Có một anh chàng vốn là nhân viên Marketing của một công ty Agency nho nhỏ, là một người ngạo mạn trẻ tuổi vì thường chiến thắng ở những cuộc cạnh tranh từ lớn đến bé. Anh ta coi cuộc đời này vốn chỉ là trò chơi, và trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, một trò chơi bất kỳ nào, anh ta đều khát khao giành chiến thắng bằng mọi giá
Ấy thế mà rồi một ngày đẹp trời, gã thất bại. Kế hoạch quảng bá sản phẩm xe hơi cho một client (khách hàng- thuật ngữ của các agency) lớn bị hủy vào phút chót, chỉ vì gã phó giám đốc dở hơi nào đó lạnh lùng nói không! Và ông giám đốc kia chỉ đích danh gã là kẻ kém cỏi, phải loại bỏ trong chiến lược quảng bá sắp tới!
Những kẻ kiêu ngạo thường hay chiến thắng, và khi họ bỗng chốc thất bại, họ thường hành động tự phát một cách điên rồ. Anh nhân viên đáng thương kia cũng không phải là ngoại lệ. Gã uống say bét nhè, rồi vô thức phóng xe bạt mạng tới nơi ở của vị phó giám đốc, mục đích ban đầu chỉ đơn giản là đấu võ mồm với ông ấy, nhưng rồi một sự cố bất ngờ xảy ra ngoài dự kiến khiến cho cuộc đời gã thay đổi sang một ngã rẽ mới.
Gã rình mò và bắt gặp một cô gái trốn ra khỏi biệt thự của ông giám đốc kia ngay trong đêm. Điên rồ bám theo trong vô thức, tiếp cận làm quen và gã không quá bất ngờ khi cô gái kia là tiểu thư lá ngọc cành vàng của “kẻ mà ai cũng biết là ai đó”! Và người đọc sẽ bị cuốn theo hành trình của 2 con người xa lạ bỗng chốc sát lại gần nhau trong một kế hoạch điên rồ – kế hoạch cho một trò chơi bắt cóc


Rõ ràng là một vụ bắt cóc khác thường, với nhân vật chính tự giả dạng mình là nạn nhân của vụ bắt cóc, còn hung thủ dàn dựng dù nghiệp dư nhưng cộng với cái đầu thông minh bất thường, gã khiến cho phần còn lại của trò chơi trở nên hoàn hảo không tỳ vết
Thế nhưng chính cái lúc mà trò chơi đáng nhẽ phải hạ màn, nó lại đi theo một hướng khác mà gã và cả độc giả cũng không ngờ tới, hay nói đúng ra là chính Higashino Keigo đã đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác