Súng và bơ, ngay cả kẻ mạnh nhất cũng cần có bạn và Salvator Mundi
Ngay tại thời điểm tôi viết bài, Putin đã triển khai các động thái quân sự rõ ràng ở Ukraine.
I. Donetsk-Luhansk, sự im lặng của NATO và Trung Quốc
Ngay tại thời điểm tôi viết bài, Putin đã triển khai các động thái quân sự rõ ràng ở Ukraine. Bản thân tôi dù đã có mường tượng viễn cảnh này nhưng đến khi xảy ra vẫn có chút bất ngờ vì tôi không có đặt nhiều niềm tin cho nó nhiều. Sự thật khi xảy ra vẫn bất ngờ vì nó là không còn là giả thuyết. Sau khi suy nghĩ kĩ, tôi nhận ra rằng mình nên phải rất bất ngờ vì tôi ngay từ đầu đã đọc chệch sự kiện Ukraine.
Một chiến dịch có thể phục vụ nhiều mục đích nhưng quan trọng là phải biết cái nào ưu tiên nhất. Trong bài trước, tôi nghĩ rằng Putin đang ưu tiên bảo vệ quốc gia đệm nhất, nhưng sau sự kiện này tôi nghĩ rằng mục đích lớn nhất của Putin là có thể danh chính ngôn thuận thừa nhận Donetsk và Luhansk mà Nga đã có từ lâu về mặt thực quyền.
Vậy là Nga sẽ theo chiến lược % khu vực phi quân sự hơn là giữ nguyên quốc gia đệm Ukraine quá lộn xộn về sự đoàn kết và dễ bị NATO can thiệp. Tạm đoán là Putin sẽ dừng ở ngay sông Dnieper.
Chính danh cũng có những cái giá trị của riêng nó. Sở hữu vùng đất theo cả hai chiều mới là lý tưởng. Nó rất quan trọng với những nhà chinh phục dương khí hừng hực thời xưa vì cổ nhân luôn hiểu tầm quan trọng của tính chính danh và sức nặng lịch sử để justify cho các hành động trong tương lai. Dân Nga có tư duy lí tưởng đó là không lạ.
Nga là một nước rất trân trọng lịch sử của mình. Putin đang viết những trang sử để dân Nga từ lãnh đạo cho tới quần chúng ngày càng cảm thấy mình nên chú ý tới vùng đất Ukraine hơn bình thường và tạo nên tự sự thuyết phục dân ở khu vực Ukraine nối gót Donetsk và Luhansk quay về đất mẹ. Hiệu ứng Domino sẽ thúc đẩy các cuộc tách ra khỏi Ukraine trong ranh giới sông Dnieper.
Có thể Donetsk và Luhansk chưa thể sát nhập vào Liên Bang Nga ngay trong nhiệm kì của Putin, nhưng chiến công này của ông hoàn toàn là một cơ sở mạnh để các lãnh đạo Nga sau này để thực hiện sát nhập, hoặc ít nhất là đảm bảo luôn hướng về lợi ích Nga. Hai khu vực này sẽ là di sản lớn trong nhiệm kì của Putin trong dàn lãnh đạo Nga nếu đặt trong tiêu chuẩn thời kì ngại chiến tranh vũ trang công khai.
Vậy tại sao Putin lại phải dẫn quân đến sát bên chính quyền Ukraine, trong khi không muốn chiến tranh leo thang tới mức phủ nhận luôn sự phi quân sự của Ukraine?
Có thể Putin muốn Volodymyr Zelensky thoái vị bởi sức ép quân sự của Nga, thay vì kiểu Cách Mạng Cam và Euromaidan của NATO mập mờ người tham mưu, vì nó trực diện về thông điệp hơn với dân Ukraine. Tôi nghĩ không tới mức như Thiên An Môn vì kẻ nổi loạn ở đây là một chính quyền và Putin muốn dân Ukraine và thế hệ của họ sau này hướng về Nga sau khi cuộc chiến kết thúc. Nó giống như Trung Quốc làm với sự kiện Hồng Kông, dừng ở mức răn đe về các ngọn cờ dân chủ gây chia rẽ.
Nhưng câu hỏi đáng nói là làm sao Putin leo xuống thang đây sau khi biết rõ các hậu quả của lựa chọn này? Có thể ông đang liều và tôi không rõ sẽ có các át chủ bài nào của ông được ra tiếp hay không.
Tôi nghĩ phương Tây đã không can thiệp vào như cách Putin muốn. Muốn Nga dừng lại thì không thể nào để cho chính quyền Ukraine không xứng tầm ngồi đàm phán được. Khu vực Ukraine là tranh chấp giữa NATO và Nga thì NATO là người phù hợp nhất để cho Putin một cái cớ để xuống thang căng thẳng quân sự của chính mình.
Chuyện Putin có chủ động rút quân được hay không thì tôi còn thấy khó. Nếu như cứ giữ chiến tranh vờn qua lại như vậy vốn không thể đưa chính quyền Ukraine đầu hàng thì tốn sức. Đánh sập Ukraine theo nghĩa Thế Chiến thì chắc chắn leo đúng cái thang với phương Tây và coi như đẩy Ukraine theo NATO. Còn nếu rút thì bộ sậu chính trị gia Nga và dân chúng Nga sẽ gây sức ép lên Putin vì như vậy là nhục nhã.
Tôi nghĩ là NATO giờ đang ngâm lâu để Nga sa vào các chiến dịch cầm cự, vốn sẽ là một tiền lệ tốt để Nga hao tổn tài nguyên của mình dài lâu, Ukraine dần xây dựng ý thức biên giới mạnh hơn và xích gần hơn với NATO. Làm không khéo là Ukraine sẽ dần trở thành Việt Nam trước Trung Quốc và sẽ lấy sự kiện Ukraine này làm để xây dựng căn cước dân tộc cho quốc gia có lịch sử lập nước chỉ mới từ thời tan rã Liên Xô.
Tôi đoán là sẽ có một ai đó thuộc bên thứ ba xứng tầm với Nga nhảy vô phát ngôn những điều mà bản thân Putin dù rất muốn nhưng không thể nói được vì ông không phải bên thứ ba. Điều này cũng justify luôn cho ý định đẩy quân vào Ukraine.
NATO là một nhưng ngoài NATO thì còn ai nữa đây? Tôi xin đoán là Trung Quốc. Có cơ sở từ Olympic 2022 rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh ôn hòa với các nước phương Tây. Nếu như vậy thì đây sẽ là lần đầu tiên mà Trung Quốc có đủ sự chính danh làm trọng tài thế giới phương Tây và cụ thể ở khu vực Đông Âu họ không có liên quan gì về lịch sử lẫn sắc tộc. Trung Quốc chưa bao giờ hài lòng với khu vực Á Đông khi bắt đầu tham gia thị trường Mỹ, thị trường EU và FDI cả vùng trời bên Châu Phi. Kiểu hồi xưa Mỹ làm được ở Châu Á thì Trung Quốc cũng làm được ở Châu Âu. Tham vọng của Tập Cận Bình từ thời Trump là đáng để chú ý.
Có thể nói cuộc chiến tranh Ukraine là phục vụ cho việc viết một tự sự lịch sử ở dân Slavic tập hợp các yếu tố 1. Salvator Mundi, 2. răn đe và 3. yêu nước. Nga đã đạt cái răn đe, nhưng còn yếu tố Salvator Mundi sẽ ở đâu nếu Nga đang bị tô vẽ là kẻ xâm lược không có sự thương cảm của Jesus và yêu nước còn đang bỏ ngỏ ở dân Ukraine.
Machiavelli nói rằng “It is good to be feared than loved” nhưng đó là trong một trường hợp khó có đươc cả hai thứ. Tư tưởng Machiavelli luôn nhấn mạnh sự synergy sư tử-cáo và tầm quan trọng của việc không để cho dân chúng ghét mình sau khi chiếm đất. Đây chính là logic hòa hợp Jehovah-Jesus mà trong tranh của Chính Thống giáo và tranh Salvatore Mundi của Vatican từng đề cao.
Tôi hi vọng Putin sẽ đạt được đỉnh cao của nghệ thuật này như cổ nhân từng làm.
II. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền và quyền lực phát ra từ họng súng
Với tư cách là một người ủng hộ chủ nghĩa bành trướng quốc gia, tôi thấy thích thú khi theo dõi các động thái của Putin. Kể từ Thế Chiến, lâu lắm rồi mới có một nước dám công khai răn đe bằng vũ lực thay vì quyền lực mềm ở tại khu vực Châu Âu vốn đã quá nhạy cảm với quá khứ đó.
Tôi hiểu chuyện một bộ phận dân Việt không thích Putin. Việt Nam không có một lịch sử cường quốc dài lẫn cả tình thế hiện tại để có một suy nghĩ quốc dân thích đi chiếm đất trong bản chất. Cụ thể hơn là nó phải đủ sự nhất quán như cách dân Tàu nhìn Nga. Chứ thay đổi xoành xoạch theo hoàn cảnh là gặp kẻ mạnh (hơi bị nhiều) là ghét nhưng người yếu (chắc có mỗi Campuchia) thì nói làm gì.
Nếu ai quen thuộc với lịch sử khai quốc của Nga thì không lạ về thiên hướng đi chinh phục đất đai của lãnh đạo Nga. Đất Nga toàn đồng bằng và bình nguyên trải phẳng, là vùng đất của các tộc người du mục như Mông Cổ, Hung Nô, Huns, Rợ Đức làm tanh bành các đế quốc mà được cho văn minh như La Mã và Trung Hoa. Nga gần như trung hòa được tính chất của hai loại hình đế quốc văn minh tổ chức tốt lẫn “barbarian”.
Bình nguyên như vậy cho phép đẩy nhanh sự chinh phục nhưng cũng có một điểm yếu là dễ bị lấy lại đất (như cách Napoleon và Hitler tiến quân thần tốc), nên có thể nói chiến lược Nga mở rộng đất chỉ để kéo dài thời gian bị dồn vào đường cùng. Về sau, chiến lược này thành một nét văn hóa và một tính cách của dân chúng Nga.
Điều này cho thấy sự bành trướng của Nga quyết liệt hơn Trung Quốc không có lí do chiếm đất sát sườn. Trung Quốc có dãy núi bên phía Tây, phía Đông giáp biển và một miếng đất nhỏ ở phía Nam để tập trung nhân lực vào một mối lo duy nhất là phía Bắc. Bốn nước đồng văn hẳn không phải ở phía Bắc. Kể cả không phải đồng văn thì hãy xem mật độ người Hoa ở khu vực Đông Nam Á. Từ logic đó, Trung Quốc chỉ cần sự thần phục về chính danh và đảm bảo có chênh lệch quyền lực kinh tế-quân sự-chính trị để giữ sự thực quyền. Chính sách “một quốc gia-hai chế độ” của Trung Quốc thể hiện rõ chuyện này.
Tàu thực dụng hơn Nga và không có mâu thuẫn địa chính trị sát sườn với phương Tây nên thân thiện với phương Tây hơn, nếu không muốn nói là tư bản phương Tây tự nguyện vào Tàu để khai thác thị trường tỷ dân và giàu có về tài nguyên.
Nếu như Nga mà có gặp khó khăn về sản phẩm kinh tế ngoài dầu ra, nhà nhập khẩu lẫn xuất khẩu lớn nhất của mình là Trung Quốc sẽ hỗ trợ. Nga duy trì mức 50 tỷ USD với Trung Quốc suốt 5 năm nay và có sự điểu chỉnh giảm nhập khẩu với Đức từ trên 35 tỷ USD năm 2012 đến dưới 25 tỷ năm 2020. Tàu chưa bao giờ muốn xa phương Tây và phương Tây cũng vậy. Làm bạn với Tàu là còn giữ cầu nối với phương Tây.
Kể cả khi không giao thương, Nga hoàn toàn có năng lực cầm cự như thời Liên Xô vì tài nguyên thiên nhiên đủ để nuôi sống dân Nga. Ngành nông nghiệp của Nga dưới thời Putin hiện nay đã thể hiện năng lực tự nuôi mình, dù nếu so nó với GDP thì khập khiễng vì sản phẩm nông nghiệp không có profit margin cao. Sự tự chủ của Triều Tiên có thể là ảo nhưng với Nga là thật.
Nga là ví dụ sống của “bơ và súng” (và cả dầu) mà trong mắt các nước phương Tây là quê mùa và man di, nhưng đó là sự thật đã đem Nga thành mối đe dọa cho phương Tây. Khá giống cách cánh tả Mỹ rất ngại dân bang miền Nam.
Sự kiện Ukraine này còn là một lời nhắc nhở cho thế hệ dân chúng Châu Âu về sự thật rằng dân chủ có những điểm yếu cần kiểm soát và chủ nghĩa The New Left là độc hại về sinh tồn quốc gia.
Tôi nghĩ chính ra các giá trị truyền thống Công Giáo Rome của Vatican, một nỗ lực của chính văn minh phương Tây để trung hòa sự độc tài và tự do cá nhân, mới có thể đưa Mỹ và Châu Âu trở lại với sức mạnh thai nghén những cuộc cách mạng thần kì. Nhưng phương Tây quá tự tin về sự sáng tạo của mình đến độ sẵn sàng đập hết chất xám tiền nhân, thực hiện các chính sách nhập cư và hạn chế năng lượng chỉ để ngăn chuyện chia sẻ quyền lực với dân lao động và trung lưu.
Nếu tôi tự tin mình hiểu về dynamic và mentality của văn minh phương Tây, tôi sẽ cho rằng đó là một sự ngạo mạn của một NATO quá giỏi về sáng tạo và đã ở trên đỉnh cao đủ lâu.
III. Sự man rợ của văn minh phương Tây
Nói về NATO, động thái retaliation với Nga hiện tại theo dõi rất nhẹ nhàng so với một NATO kinh khủng mà tôi từng biết. Trump nói phương Tây hiện đang bị chia rẽ và hiện tại tôi thấy các nước NATO đang bị vướng mắc sự đồng thuận bởi dân chúng Châu Âu khi muốn đóng quân ở Ukraine. Như tôi nói là có thể họ chủ ý ngâm. Và tôi thấy đúng là có sự chia rẽ giữa dân chúng với chính quyền từ chính sách nhập cư đến các tư tưởng New Left đả phá giá trị masculinity và cổ súy chia rẽ cấp gia đình.
Nhưng mà tôi nghĩ khác và đây là các lí do insane nhất lấy từ lịch sử và tư duy văn minh phương Tây.
Khi tôi biết về các cuộc đánh bom và xả súng Hồi giáo ở Pháp thời Macron tranh cử, các cuộc xả súng, dàn caravan dọc biên giới Mexico và phi vụ 9/11 không thể tượng tượng nổi ở Mỹ, tôi nghĩ là Bilderberg biết cách để lấy lá phiếu người dân trong việc đổ bộ quân sự với Nga. Khó để nhiều người tin những điều này thực là kế hoạch của phương Tây.
Tôi đã học một bài học từ Trump là đừng bao giờ xem thường cánh tả và buộc phải tin vào những thứ insane nhất, kể cả chuyện ăn thịt đồng loại vì lí do ích kỷ và God complex nào đó mà tôi không đủ trình điên để thấy nó có lí.
Ngay cả Nord Stream 2 còn khiến tôi tự hỏi liệu Bilderberg làm cách gì để phòng thủ Nga trong khi đang tự hạn chế chính các ngành công nghiệp năng lượng, để cho Nga áp luật hành xử kinh tế và tích lũy nhiều tài nguyên để thực hiện quid pro quo.
Chỉ có một cách giải thích là phương Tây thật insane về kế hoạch nhà nước thế giới và chấp nhận liều lĩnh "tương kế tựu kế" để từ Nord Stream mà dần infiltrate mua chuộc Nga thông qua con đường giới siêu giàu và các chính trị gia thích tiền bạc. Putin rất yêu nước nhưng tôi không chắc các đồng chí của ông và giới tư bản Nga. Ngay cả Tập bây giờ vẫn đang siết các đại tư bản "vô tình" bán nước chỉ vì muốn củng cố quyền lực bằng tiền.
Nga có thể chỉ tạo ra các sự kiện quân sự ngắn hạn như Ukraine, nhưng Phương Tây có thể tạo nên các sự kiện mang tầm vĩ mô, vi mô, cứng mềm hội tụ rất nhiều. Còn tinh xảo tới độ là mastermind của vũ khí sinh học Covid (với một nước nào đó thì tự đoán) để áp luật hành xử kinh tế cho các nước khác.
Về khả năng cầm cự, Chiến Tranh Lạnh và 20 năm tại Afghanistan là bằng chứng cho thấy năng lực này của Mỹ. Tôi đánh giá tiềm lực của NATO hơn hẳn Nga khi nói về gây ảnh hưởng thế giới, đơn giản là phương Tây đa zi năng hơn. Họ mạnh vì gạo, bạo vì tiền, có quân sự mạnh, có nhiều bạn hơn Nga và có năng lực cầm cự các chiến dịch tiêu tốn tiền và người lâu dài hơn. Phương Tây với lịch sử cách mạng, chiến tranh thực dân và đâm chém nhau quá nhiều nên độ liều lĩnh cao hơn hẳn.
Phương Tây tạm thời là đáp trả yếu nhưng đó chỉ là vì họ không thể tự phá tự sự dân chủ của mình ngay lập tức ngay trong khu vực Châu Âu dân chủ. Kiểu chiến tranh của NATO hiện nay tại Châu Âu khác nhiều so chính họ thời trung cổ, Thế Chiến và tất nhiên là cả với truyền thống quân sự Liên Xô. Chứ nếu là khu vực Trung Đông thì lại khác vì vùng đất Hồi giáo không yêu cầu phải giả vờ.
Nếu các kế hoạch dạng 9/11 dạng vậy xảy ra, phương Tây từ chính quyền cho tới dân, một cách rất insane, có thể sẽ đoàn kết. Nhưng đáng tiếc là sau khi đảm bảo Nga ổn, nội chiến vẫn tiếp tục và tôi vẫn quan ngại về cánh tả.
Đừng quên là dù Nga có thể hiện quân sự và giá dầu của mình như thế nào và kể cả xung đột trade war ra sao, tôi tin Trung Quốc luôn thích thân với phương Tây hơn. Họ từng có lịch sử chia tay với Liên Xô để chọn theo Mỹ khi Nixon chủ động ngỏ ý.
Giống như Putin bảo vệ những trang sử đẫm máu của Stalin, Trump chắc chắn sẽ ủng hộ quan điểm bảo vệ di sản giá trị của phe Đồng Minh (kể cả là của cánh tả đi chăng nữa) lấy từ Chiến Tranh Lạnh dù biết rằng Mỹ và NATO không hề "innocent". Chấp nhận các cuộc liều lĩnh của tiền nhân và điều chỉnh cho phù hợp trong tương lai là điều nên làm nếu như Trump tôn trọng lịch sử.
Đây là cách mà Trump bảo là rút quân sự khỏi Afghanistan, nhưng không hề mang ý nghĩa chuyện rút toàn bộ các lực lượng vũ trang ở đó và căn cứ Bagram.
Tôi có thể chê dân Ukraine vì họ không khôn ngoan khi làm trái với lợi ích quốc gia của mình trong sự dụ dỗ của NATO. Nhưng tôi có một thái độ khác với dân phương Tây, vì gần như họ tự bắn vào chân mình từ những giá trị triết học, gia đình, tự do, tinh thần cộng hòa, Hy Lạp, Kitô và thậm chí nghệ thuật. Khi chúng dần sụp đổ, tôi chỉ có thể thất vọng vì chúng đã khiến tôi vượt khỏi góc nhìn thực dụng Machiavelli để chọn yêu văn minh phương Tây nhất trong tất cả các nền văn minh.
Retaliation luôn là cách để bảo tồn sự tôn trọng của đối thủ. Vấn đề ở đây là cách nào để thực hiện retaliation ít suy đồi với đạo đức nhất và vẫn bảo vệ thịnh vượng chung của nhiều nhóm người phương Tây. Nga đã có Putin. Vậy Salvator Mundi của phương Tây ở đâu? Tôi chỉ biết là Trump sắp tới có lịch tham gia rally ở South Carolina.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất