Sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải đó là bỏ qua những điều cơ bản. Bất kể bạn làm gì, sống ở đâu hay bạn là ai đi chăng nữa thì điều này vẫn đúng.
Khi bạn lờ đi nền tảng giúp bạn trở thành một người tốt, một vận động viên xuất sắc, một người bạn chân thành, một doanh nhân thành đạt, một học sinh tài năng… thì bạn sẽ chẳng bao giờ có được một thành công bền vững.
Đấy là bài học lớn nhất mà tôi đã học được từ việc tìm hiểu về các vận động viên – những người chơi thể thao chuyên nghiệp dưới điều kiện tập luyện khắc nghiệt và liên tục.
Daniel Cormier là một ví dụ. Anh là nhà vô định UFC hạng light heavyweight và cũng là cựu đô vật Olympic. 38 tuổi, anh có một sự nghiệp cực kỳ ấn tượng: giành nhiều huy chương vàng về đô vật. Trong giải MMA, anh thắng 20 trong tổng số 22 trận đấu. Anh là một trong những người xuất sắc nhất.
Hơn thế nữa, anh cũng là một chuyên gia phân tích combat sports và đồng sở hữu chương trình UFC Tonight trên kênh Fox Sports. Một người đàn ông vô cùng năng động, nhiệt huyết.
Khi được hỏi “Điều gì là cốt lõi cho thành công của anh?”, anh nói rằng đó đơn giản chỉ là tập trung vào những điều cơ bản:
Bạn không thể nào đạt được những thứ hạng cao nhất trong thể thao mà không thành thục những điều cơ bản”.
Điều này không chỉ đúng trong thể thao mà nó còn đúng với mọi thứ khác trong cuộc đời. Viết lách, diễn giả, bán hàng, lãnh đạo… Nếu không thành thục những điều cơ bản thì bạn sẽ chẳng thể nào khai phá hết tiềm năng của mình.

Lặp lại những điều cơ bản

Một cách duy nhất để thành thục những điều cơ bản đó là lặp đi lặp lại. Bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu bạn nâng tạ, từng rep một. Bạn sẽ tăng được thể lực của mình nếu bạn chịu khó tập từng bài tập. Tất cả chúng ta đều biết điều đó.
Nhưng còn tâm trí thì sao? Làm thế nào để bạn có thể có một tinh thần sắt đá? Và tại sao làm được điều này là cốt lõi? Câu trả lời ngắn gọn thôi: mọi thứ đều bắt đầu với tâm trí.
Steven Pressfield, tác giả của cuốn sách The War of Art (tạm dịch: Cuộc chiến của nghệ thuật) nói:
Trong dài hạn, chúng ta phải xây dựng sức mạnh nội tại. Nó không phải là các kỹ năng giống như công nghệ máy tính. Nó là nền tảng bất diệt của sự tự lập, tự chủ, tự cường, tự kỷ luật và tự kiềm chế”.
Nhưng lúc nào tôi cũng vướng phải những câu hỏi này: “Làm sao làm được điều đó?” Tôi biết cách để giúp mình khỏe mạnh hơn đấy, nhưng chưa bao giờ tôi biết cách để giúp mình mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần.
Bất cứ khi nào mọi người nói với tôi rằng “tất cả đều phụ thuộc vào độ “trải đời”” thì tôi đều nghĩ chắc hẳn phải có một cách khác. Thành thực mà nói, ai mà muốn chờ cho đến khi họ 70 tuổi rồi mới có một tinh thần mạnh mẽ?
Một vài thứ có thể được thực hiện nhanh hơn, đặc biệt nếu bạn liên tục lặp lại những điều cơ bản. Bởi vì càng lặp đi lặp lại, chúng ta sẽ nhận ra mình đã mắc sai lầm: tưởng rằng mình đã biết mọi thứ.

Hãy luôn là một người mới (beginner)

Bạn có hay nghĩ trong đầu “Tôi đã biết điều đó”? Luôn luôn hay thi thoảng?
Rất nhiều người thường xuyên nghĩ vậy. Nhưng có một điều mà chúng ta cần phải nhắc nhở chính mình, đó là những người mà nghĩ rằng họ biết mọi thứ thì họ chính là những kẻ thất bại ê chề nhất.
Tôi gặp nhiều người lúc nào cũng nghĩ mình biết mọi thứ, kể cả trên Internet. Họ luôn muốn thể hiện sự thông minh của mình và cho rằng đó là “điều quá hiển nhiên”.
Thế nhưng, những người giỏi nhất trên thế giới này không bao giờ làm như vậy. Giống như Muhammad Ali từng nói:
Đó là sự lặp lại của những câu thần chú dẫn tới niềm tin. Một khi niềm tin ấy trở thành một nhận thức sâu sắc thì mọi thứ sẽ bắt đầu xảy ra”.
Khi bạn lặp đi lặp lại những điều cơ bản, bạn không chỉ trở nên giỏi hơn mà bạn sẽ còn giữ được phong độ đó.
Source: QuoteFancy.
Tôi áp dụng nguyên tắc này cho rất nhiều thứ trong cuộc sống: Rèn luyện, triết học, sự tử tế, kinh doanh, viết lách. Chẳng hạn, tôi đọc lại những cuốn sách yêu thích về chủ nghĩa Khắc Kỷ hàng tháng để tôi luyện tâm trí.
Tôi cũng thường đọc lại cuốn The Elements of Style (tạm dịch: Những nguyên tắc của phong cách) để khắc sâu những nền tảng của phong cách viết lách đơn giản và hiệu quả.
Nếu không lặp đi lặp lại, tôi sẽ sớm quên triết lý sống của mình và không thể nào có được những bài viết hay. Thiếu đi sự lặp, chúng ta dễ dàng quên mọi thứ. Đó là cách mà bộ não làm việc.
Tôi luôn xem bản thân mình như một người mới. Đó là một trong những bài học đầu tiên (và quan trọng nhất) mà tôi đã học được từ cố vấn của mình. Giờ đây ông đã 70 tuổi và vẫn xem mình như là một người học trò của cuộc sống.
Hãy xác định rõ những điều cơ bản trong những gì bạn đang làm. Và lặp lại chúng. Đơn giản thế thôi. Không có gì lãng phí thời gian nhiều hơn việc cứ lặp đi lặp lại mãi những điều sai lầm, tiêu cực, tồi tệ.
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của sự lặp đi lặp lại. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã giỏi giang hay rằng bạn đã đủ thông minh.