"Mùi vị" của kim loại
Bạn cầm thìa bằng sắt và nếm thử đi ? Lạ lúm đúng hok :)))))))))
Hãy làm một thí nghiệm nhỏ nhé, bạn hãy lấy một chiếc thìa bằng sắt hoặc một đồng xu, sau đó chạm lưỡi lên bề mặt chiếc thìa (nhớ hãy rửa sạch) và hãy ghi nhớ cảm giác đó, tiếp tục bạn lau khô chiếc thìa và dùng ngón tay của mình xoa đều lên bề mặt của thìa và tiếp tục cho lưỡi của mình chạm lên nó. Bạn hãy so sánh 2 cảm nhận vị giác của mình nhé.
Có lẽ chúng ta thường xuyên cảm thấy vị giác nhờn nhợn một mùi nồng của kim loại khi lỡ chạm lưỡi vào các bề mặt kim loại của các đồ dùng làm bằng kim loại, đồng xu. Cảm giác bối rối và khó chịu ấy thường xuyên phá vỡ bầu khí nhất là khi đang thưởng thức một món ngon khi vô tình chạm đầu lưỡi vào bề mặt của chiếc thìa kim loại. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem thực hư của điều bình thường một cách bất thường này. Mùi “kim loại” của các kim loại, nước chứa kim loại và máu là do chất dầu trên da, theo Dietmar Glindemann cùng nhóm nghiên cứu của Viện Bách Khoa Virginia và Đại học Liên bang ở Mỹ và Trung tâm nghiên cứu môi trường Leipzig ở Đức, Dietmar Glindemann đã tiến hành theo dõi các phân tử mùi gây ra mùi “kim loại” này.
Tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm về vấn đề này cho thấy rằng mùi “kim loại ẩm mốc” sẽ xuất hiện ngay khi chạm tay vào kim loại rắn hay một dung dịch chứa các ion sắt có hóa trị +2. Ngược lại, các dung dịch chứa các kim loại hóa trị +3 không gây ra mùi.
Phân tích dầu trên da cho thấy mùi vị của các hợp chất hữu cơ khác nhau dường như là đặc tính của mùi “kim loại”. Hợp chất chính gọi là 1-octen-2-one, mùi “kim loại ẩm mốc”, vẫn ngửi được mùi ngay cả khi pha loãng. Nguồn gốc các phân tử mùi này do các peroxide của chất béo sinh ra khi dầu trên da bị oxy hóa bởi enzyme hoặc ở các quá trình khác (ví dụ như oxi hóa dưới tia UV). Sau đó, các peroxide của chất béo bị phân hủy bởi ion kim loại hóa trị +2, khiến các ion +2 này khử thành ion hóa trị +3. Khi chạm vào các vật làm bằng kim loại, mồ hôi xuất hiện làm sắt bị gỉ sét. Sau đó các phân tử này tiếp xúc với các nụ vị giác ở lưỡi và gây ra vị “kim loại”.Mùi tương tự cũng xuất hiện khi tiếp xúc với máu (có Fe2+), hoặc mùi trong nhà bếp khi acid ascorbic trong thực phẩm khử Fe3+ thành Fe2+.
→ Do vậy, kim loại không có mùi, là mùi của chính cơ thể bạn. Mùi “ kim loại “ chỉ là một ảo giác mà thôi.
Vậy nên thí nghiệm nhỏ ở trên bạn sẽ cảm nhận được vị “kim loại” khi tiếp xúc lưỡi với bề mặt chiếc thìa do dịch trong miệng của bạn luôn luôn có lẫn một phần mồ hôi từ cơ thể và cảm giác đó sẽ mãnh liệt hơn khi dùng ngón tay xoa đều lên bề mặt của thìa.
Các nhà nghiên cứu cũng có thể định rõ đặc điểm của mùi các “kim loại” khác như mùi tỏi của: Carbon và Phosphorus chứa trong gang và thép cũng có mùi tương tự khi gặp Axit. Các nhà luyện kim cho rằng mùi “kim loại” này là do khí Phosphine (PH3). Tuy nhiên, ở nồng độ có thể hít thở được, Phosphine tinh khiết (được biến đến như thuốc diệt côn trùng, sâu bọ) là chất cơ bản không có mùi. Thủ phạm thật sự gây nên mùi “kim loại” là Phosphine hữu cơ, đặc biệt là hợp chất gây mùi với với nồng độ cao như Methyl Phosphine và Dimethyl Phosphine. Cấu trúc của chúng giống như một phân tử Phosphine với 1 hoặc 2 nguyên tử Hydrogen đã được thay thế bởi nhóm Methyl (CH3).
Chính vì sự tương tác đặc biệt này nên chúng ta nói riêng và các loài động vật nói chung vô cùng nhạy bén với mùi của máu, tạo hành vi cảnh giác với nguy hiểm, giúp lần theo dấu vết của con mồi và phát hiện những điều bất thường về cơ thể !!
Nhưng nếu bạn chẳng làm gì nhưng mà vẫn cảm thấy mùi kim loại trong miệng thì đó là dấu hiệu của sức khỏe bạn đang gặp bất thường, có thể bạn đang bị rối loạn vị giác hoặc các bệnh lý có thể nguy hiểm khác, cần tìm hiểu và nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
"The Two Odors of Iron when Touched or Pickled: (Skin) Carbonyl Compounds and Organophosphines" - 2006 - D. Glindemann, A. Dietrich, H. Staerk, P. Kuschk
“Phosphine and methylphosphine production by simulated lightning” - 2004 - Dietmar Glindemanna, M.Edwardsa, O.Schrems
“Metallic taste and retronasal smell” - 2005 - Harry T. Lawless et.al
https://en.wikipedia.org/wiki/Oct-1-en-3-one
Bài viết này ngắn vì chẳng qua mình tò mò về cái vị này không biết xuất phát từ đâu thôi hehe
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất