Ai là kẻ thao túng giữa chúng ta? - Đôi khi chính chúng ta là kẻ thao túng.
Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nhận thấy những thời điểm này và tất nhiên, có rất nhiều yếu tố, cả bên ngoài và bên trong, đều có liên quan đến điều này.
Phần lớn, khi chúng ta phân tích hành vi của mình, nó có vẻ hợp lý đối với chúng ta. Khi chúng ta xem xét mong muốn hoặc hành động của mình, đối với chúng ta, chúng có vẻ khá hiệu quả và đúng đắn, nhưng trên thực tế, tất nhiên, rất nhiều điều phức tạp hơn đang chờ đón chúng ta trên con đường này. Vì vậy, nếu chúng ta chú ý đến nhiều hơn những tình huống hàng ngày, mà mỗi tình huống mà bạn có thể phải đối mặt, hoặc bạn là người chứng kiến ​​hoặc tham gia vào tình huống như vậy, chúng ta sẽ thấy rất nhiều cạm bẫy sẽ chờ chúng ta ở đây trên con đường này. . Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng tìm ra những tình huống này là gì và xem có thể rút ra kết luận gì từ chúng.
Tôi chắc chắn rằng nhiều người trong số các bạn sẽ dễ dàng tìm thấy vô số ví dụ về sự thao túng hoặc thậm chí, chẳng hạn, tiết lộ lý do của họ. Tồn tại một số lý do sau.
#1. Lý do đầu tiênxung đột- mâu thuẫn của con người với chính mình.
Hãy cùng xem xét một tình huống sau:
" Mama: - Chính con đã xin lời khuyên, và bây giờ con lại chỉ trích tất cả những gì mẹ nói!
Kat: - Mẹ, con vừa chỉ hỏi món đầu tiên Mẹ nấu cho bố là gì...
Mama: - Đó là những gì Mẹ đã trả lời. Và Mẹ biết "Napoléon", nếu được chuẩn bị đúng cách, sẽ làm hài lòng tất cả mọi người và cả Dima của con nữa.
Món Bò Bít tết Napoleon
Món Bò Bít tết Napoleon
Kat: - Nhưng anh ấy không thích món tráng miệng nặng đâu Mẹ ạ. Anh ấy thích bánh pho mát.
Mama: - Con chưa bao giờ hiểu đàn ông, nhưng về nguyên tắc thì bánh pho mát cũng đơn giản, mẹ biết nấu.
Kat: - Vậy sau đó Mẹ có thể tự làm mọi thứ nhé ?
Mẹ: - Không, trên bàn chắc chắn phải được bày món con tự nấu! Còn Mẹ sẽ luôn luôn bên cạnh giúp đỡ bằng cách đưa ra lời khuyên. "
Người Mẹ trong tình huống này cư xử như một kẻ thao túng điển hình. Cô ấy khẳng định tuyên bố của chính mình với con gái mình, nhưng đồng thời cô ấy cũng vẫn chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng. Việc đưa ra lời khuyên luôn dễ dàng hơn, đặc biệt là khi nếu nó không được yêu cầu. Vì vậy, trong vấn đề này, chúng ta có thể nói rằng người mẹ không đánh giá cao những cảm nhận, trải nghiệm của con gái mình, đúng hơn cô ấy sử dụng nó như một cách để khẳng định bản thân. Nếu không có con gái, cô ấy thực sự mất đi cơ sở và giá trị của sự tồn tại của mình.
Thật không may, chúng ta có thể tìm thấy những biểu hiện tương tự trong cuộc sống xung quanh, khi ngay cả những người thân thiết nhất với nhau cũng cho phép xây dựng mối quan hệ theo cách này.
Đối với một người mẹ, bỏ qua cho con gái đồng nghĩa với việc đánh mất đi ý nghĩa của bản thân. Vì vậy, đối với vấn đề này, có một loại ràng buộc tâm lý bởi người mẹ lên chính đứa con của mình. Với tất cả khả năng của mình, dù có ý thức hay vô thức, cô ấy đều sinh ra trong mình một kiểu phụ thuộc và bất lực như vậy.
Lý do thứ hai không phải là không có khả năng yêu thương.
Chàng trai: - Nghe này, em có thể tắt điện thoại đi, ít nhất là trong 15 phút. Anh và em đã đồng ý dành thời gian cho nhau, và anh đang có cảm giác rằng anh đang ngồi đây một mình.
Cô gái: - Tại sao lại một mình? Em đang ở bên cạnh anh, anh không đơn độc.
Chàng trai: - Anh muốn có người sống bên cạnh chứ không phải vật trang trí!
Cô gái: - Anh nhắn tin cho em cả ngày rồi, em không có thời gian để giao tiếp với ai, vì nếu em không trả lời anh ngay lập tức, anh sẽ bắt đầu nổi loạn lên.
Chàng trai: - Nói chung anh và em không dành thời gian cho nhau, và khi nào chúng ta ở bên nhau thì thời gian đó mẹ lại nhắn tin cho em, sau đó là bạn gái của em, những người mà anh mắt anh chưa bao giờ được nhìn thấy.
Cô gái: - Có lẽ anh nên quyết định xem anh muốn dành thời gian cho ai - với em hay với bạn bè của em?
Chàng trai: - Tất cả mọi người đều quan trọng đối với anh, và anh muốn gặp gỡ bạn bè của em.
Cô gái: Để làm gì? Dù sao thì anh cũng sẽ không thích ai cả đâu. Em đã giới thiệu anh với Vadim và em đã nghe được gì từ anh ngoài những lời chỉ trích?
Chàng trai: - Tất nhiên, anh ấy có tình cảm với em - Và anh không thích điều đó!
Cô gái: - Và em phải làm gì với tình cảm của anh ấy? Anh ấy là bạn của em và anh ấy biết cách lắng nghe em, và không bao giờ chỉ biết nói về bản thân mình.
Chàng trai: - Bây giờ là em lại ám chỉ điều gì đó phải không?
Cô gái: - Gì cơ? tất nhiên là không (nói với sự mỉa mai).
Chàng trai : - Anh làm tất cả cho em, vì em, và em chỉ làm rối anh bằng những lời trách móc ấy. Chúng ta bay đến Thái Lan, anh luôn luôn tặng quà cho em.
Cô gái: - Và anh hỏi em có muốn cái này không?
Chàng trai: - Tất cả các cô gái đều muốn nó! Em lúc nào cũng luôn không hài lòng với mọi thứ.
Chẳng hạn như hôm qua, chúng ta đi xem phim, em lúc nào cũng luôn tỏ ra mệt mỏi, sau đó em nói muốn đi bộ một mình, và nhân tiện anh cũng không biết em có đi bộ một mình hay không. Có thể điều này giống như người yêu cũ của anh, sau lưng đang hẹn hò với ai đó vậy. Anh không muốn bất cứ ai phá hỏng mối quan hệ của anh một lần nữa!
Cô gái: - Và anh quên là anh kêu em làm tổng vệ sinh nhà cửa trong một ngày nữa à?
Chàng trai: - Vậy thì sao, em vẫn chưa làm việc đó, nhân tiện, em đang không đi tìm kiếm việc làm, nhưng anh vẫn ủng hộ em ...
Cô gái: - À. Em thì không cần phải chuẩn bị cho việc nhập học à? Em không thể phá vỡ kế hoạch được!
Chàng trai : - Dù sao thì em cũng thể chuẩn bị trong thời gian cả ngày! Nhân tiện, hôm qua em đã không dọn dẹp tổng vệ sinh - Cửa sổ có được rửa đâu? Em có thể làm những gì anh nói với em được không ?!
Anh luôn quan tâm, chăm sóc đến em, nhưng em không cảm kích chút nào, em luôn không hài lòng với mọi thứ!
Cô gái: - Em cảm thấy mọi thứ nặng nhọc với anh quá, em mệt mỏi lắm ...
Chàng trai: - Lại “mệt” nữa, có lẽ em nên mua thẻ tập thể hình để có thể chạy đi để biết mệt thật sự là thế nào? Hay là hãy cùng sinh con, xong sau đó, em sẽ làm một người nội trợ bình thường, chứ không phải là chỉ suốt ngày nhìn vào máy điện thoại nữa ...
Sự ghen tuông của một người đàn ông dựa trên sự ngờ vựcmong muốn kiểm soát, bởi vì thông qua sự kiểm soát, anh ta mới có thể thuyết phục bản thân rằng anh ta đang được yêu mến. Người đàn ông này không nghi ngờ gì cảm xúc của chính mình, nhưng đồng thời mặt khác, anh ta lại tìm cách ngăn cản sự tự do trong hành động đó từ phía người thân yêu của mình. Anh ta tìm cách kiểm soát càng nhiều càng tốt tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của cô gái kia. Anh ta muốn biết những gì đang xảy ra, ở đâu, khi nào xảy ra với cô ấy. Về mặt này, chúng ta có thể nói rằng kỹ thuật thao túng điển hình mà một người đàn ông sử dụng trong tình huống này là anh ta đang "chơi đùa" với cảm xúc của cô gái. Một người đàn ông như vậy, như một quy luật, không thể chịu trách nhiệm cho mối quan hệ của chính mình trước đây. Và cũng như một quy luật, anh ta luôn có sự " đổ " trách nhiệm hoặc tội lỗi cho người khác. Và, phần lớn, chúng ta có thể nói rằng trong một tình huống như vậy, đối với một người đàn ông như vậy, tất cả mọi người đều sẽ đáng trách, ngoại trừ bản thân anh ta.
Và người đàn ông như vậy đang không biết trân trọng tình cảm của bạn gái. Anh ấy chê trách cô không đủ quan tâm và thiếu tôn trọng, không chấp nhận những dấu hiệu của sự chú ý của riêng cô ấy. Ngay cả việc đề xuất hàn gắn mối quan hệ ở cấp độ chính thức ở đây, cũng giống như một lý do khác để củng cố mối quan hệ ảnh hưởng này đối với người thân yêu của chính mình, thay vì như một lời tuyên bố tình yêu.
#3: Lý do thứ ba là rủi ro và sự không chắc chắn.
" Lisa: - Mình mệt mỏi biết bao, không ai lắng nghe mình cả: chồng mình tự quyết định mọi việc, coi mình như không và ý kiến ​​của mình chẳng có nghĩa lý gì với anh ấy, con cái thì cư xử khó hiểu, cãi vã liên miên.
Rose: - Cậu cần thể hiện một chút tinh nghịch khôn ngoan của phụ nữ - truyền đạt cho anh ấy ý tưởng rằng đây là mong muốn của anh ấy, chứ không phải của cậu. Ví dụ, khi cậu cần sử dụng chiếc xe. Nói cho anh ấy biết trẻ em đi phương tiện công cộng đến trường khó khăn như thế nào, đi chung xe hơi không hiệu quả khi nhanh, còn taxi thì quá đắt đỏ. Hãy nói với anh ấy rằng, bạn chỉ đơn giản không biết làm gì ..
Lisa:- Bên cạnh đó, điều đó thực sự khó khăn, tất cả những chiếc túi này đều rất lớn, những cái gậy to khổng lồ .Mình không hiểu tại sao họ lại chọn khúc côn cầu, nếu họ đi chơi cờ vua, mọi chuyện chẳng sẽ dễ dàng hơn.
Rose: - Cậu đang không nghĩ về điều đó đúng chút nào. Cái cần là để anh ấy thấy cậu đang cố gắng như thế nào, chứ không phải là yêu cầu bất cứ điều gì. Cậu chưa thể tự mua được một chiếc xe hơi, nhưng sau đó khi anh ấy đề nghị ...
Lisa: - Và khi anh ấy đề nghị, mình sẽ hỏi anh ấy, anh ấy có thật sự chắc chắn hay không .
Rose: - Và đừng quên khen ngợi anh ấy. Họ yêu thích điều đấy.
Lisa: - Thế còn với những đứa trẻ thì như thế nào?
Rose: - Đấy không phải là một vấn đề gì cả! Khi mình không hiểu chúng nó muốn gì, cần gì, mình giả vờ như mình đang bị đau tim một chút, và ngay lập tức chúng nó cư xử mềm lại như tơ lụa vậy. "
Bằng cách tạo ra sự kiện không thể đoán trước của cuộc sống, một người cố tình loại bỏ bản thân mình khỏi vị trí chủ động. Anh ta tự biến mình thành đồ vật, từ đó càng làm trầm trọng thêm tình trạng bất lực của mình. Đối phương bên ngoài nhìn vào sẽ thấy, có vẻ như ở nơi này hoặc từ lúc này chính những kẻ thao túng đã trở thành nạn nhân, nhưng thực tế không phải vậy. Đây là một động thái khôn ngoan khác dẫn đến các mục tiêu cụ thể của nó.
Theo quy luật, những cụm từ như thế này, thường xuyên hơn hay thậm chí là hét lên, nếu chúng ta đang nói về một người phụ nữ đang cố gắng vào một vai trò tương tự, thì, đại loại như "Ừ, tất cả là do bạn, tôi cảm thấy tồi tệ, tôi sắp chết mất "dẫn đến thực tế rằng nó trở thành một từ điển- điển hình của người thao túng thụ động.
Theo quy luật, khi nữ giới hoặc nam giới sử dụng kiểu thao túng này, họ cố gắng gây cảm giác tội lỗi cho những người xung quanh càng nhiều càng tốt. Nó đặc biệt đáng sợ khi điều này lại xảy ra đối với những người thân yêu. Và sau cùng, quả thực, sự bất lực được mô phỏng như vậy đã dẫn đến mục tiêu của nó.
Người chồng và con cái sẽ trở nên khiêm tốn hơn, ngoan ngoãn hơn và, mặc dù thực tế là dường như ban đầu họ không muốn thực hiện bất kỳ hành động nào, để làm hài lòng lợi ích của mẹ hoặc vợ, nhưng cuối cùng họ sẽ bắt đầu đi theo quỹ đạo do cô ấy chọn.
Điều quan trọng cần nhớ là tư duy phản biện trở nên dễ bị tổn thương, tốt hoặc kém hiệu quả trong một số tình huống nhất định.
Tình huống đầu tiên là sự khó chịu về thể chất mà một người có thể trải qua trong các tình huống khác nhau. Các biểu hiện điển hình của sự khó chịu về thể chất đó là, ví dụ, mệt mỏi, đói, khát, sương giá, nóng bức mà chúng ta tự nhận thấy.
Lý do thứ hai có thể coi là lý do khiến chúng ta trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các công nghệ thao túng khác nhaucảm giác lo lắng. Tất nhiên đây là một cảm giác lo lắng, có thể vừa khá thực tế, vừa được thúc đẩy một cách nhân tạo. Các cụm từ điển hình là, ví dụ, "Ừ, bạn phải gặp tôi ở đây và ngay bây giờ, nếu không mọi thứ sẽ mất, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ."
Nguyên nhân thứ ba nằm ở sự quá tải của các cơ quan tri giác. Âm nhạc to, ồn ào; không gian chật chội, ngột ngạt, tất cả những điều này có thể gây ra sự phát triển của một xu hướng thao túng nhất định...
Một ví dụ nổi bật nhất cho cả ba tình huống cùng một lúc: Tình huống bán hàng trong một trung tâm mua sắm lớn. Hãy tưởng tượng: nhịp sống hối hả và nhộn nhịp, kết hợp với âm nhạc ồn ào và tiếng ồn của mọi người, tất cả điều này trở thành bầu không khí thuận lợi cho việc chi tiêu tự phát và thiếu suy nghĩ.
Cách tốt nhất để bảo vệ khỏi sự thao túngthái độ có ý thức đối với bản thân và người khác trong quá trình giao tiếp.
Điều quan trọng cần nhớ là những kẻ thao túng thường không tiết lộ ý định thực sự và mục tiêu thực sự của họ. Và điều rất quan trọng là học cách tự hỏi mình những câu hỏi phù hợp.
- Bây giờ, tôi đang cảm thấy điều gì lúc này? Những cảm giác, trải nghiệm, động cơ thể chất nào kích thích tôi vào thời điểm cụ thể nào?
- Thứ hai, tại sao tôi lại đưa ra một quyết định đó? Tôi muốn đạt được điều gì sau khi một quyết định đưa ra và kỳ vọng của tôi là gì? Thậm chí là chúng ta thường xuyên không nghĩ về việc liệu những kỳ vọng này có thực tế hay không, hay tại sao tôi đang phấn đấu để đạt được mục tiêu này, hay mục tiêu kia ngay bây giờ. Điều gì đang thúc đẩy trong tôi vào lúc này.
- Và câu hỏi thứ ba mà bạn cần tự hỏi ở đây, hoặc một loạt các câu hỏi khác, trên thực tế là : - điều gì là quan trọng đối với chính tôi tại một thời điểm cụ thể. Mục tiêu cuộc sống của tôi là gì, những ưu tiên trong cuộc sống của tôi là gì? Những quyết định mà tôi đưa ra vào một thời điểm cụ thể, chúng đưa tôi đến mục tiêu cuộc sống của tôi, hoặc ngược lại, chúng có thể dẫn tới một hướng khác?
Và một sắc thái nữa mà bạn cần chú ý, đó là một câu hỏi đơn giản nhưng không kém phần quan trọng: Thực sự đó là những mục tiêu mà tôi đặt ra cho chính mình, đó là những mục tiêu của riêng tôi hay, có lẽ, chúng cũng được áp đặt một cách khéo léo và khó có thể nhận thấy bởi người khác không?
Hãy nhớ rằng kẻ thao túng luôn che giấu mục tiêu thực sự của mình, cố gắng biến chúng ta thành công cụ dễ uốn nắn để thỏa mãn sở thích và nhu cầu của bản thân. Do đó, công cụ chính trong cuộc chiến chống lại những thao túng này là tư duy phản biện.
***
Các bạn có thể tìm đọc lại bài viết về Tư duy phản biện ở đây:
Thanks for reading. Love you All ! *** Mình nợ bạn B một lời xin lỗi sau bài này. Cho mình xin lỗi vì mình đã không chịu thấu hiểu và luôn thao túng ❤.