Sự phát triển của tầng lớp trung lưu - Tương lai hưng thịnh của Việt Nam
Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng vượt bậc của tầng lớp trung lưu. Đây là tín hiệu mừng, là động lực cho các ngành kinh tế phát triển, đưa đất nước đi lên.
Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng vượt bậc của tầng lớp trung lưu. Đây là tín hiệu mừng, là động lực cho các ngành kinh tế phát triển, đưa đất nước đi lên.
10 năm trước, những trái cây ngoại nhập là một món hàng xa xỉ mà mẹ tôi chỉ có thể mua cho cả gia đình ăn vào những dịp đặc biệt và chỉ được bán tại những hệ thống siêu thị lớn. Nhưng những năm gần đây, những cửa hàng trái cây hay đồ nhập xuất hiện đầy các con phố và khách hàng ra vào tấp nập. Đó là minh chứng cho việc thu nhập của người dân ngày càng cao và nhu cầu cuộc sống ngày càng lớp.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam thuộc top cao nhất châu Á, mỗi năm có thêm khoảng 1,4 triệu người. Dự báo trong 25 năm tới, 1/2 dân số tức hơn 50 triệu người Việt Nam, sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu, bằng với dân số Hàn Quốc hiện nay.
Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu đại diện cho sự phát triển vượt bậc của đất nước. Tầng lớp trung lưu đông là động lực cho kinh tế phát triển, thúc đẩy các ngành mũi nhọn và giúp Việt Nam sớm hoàn thành mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2011-2019, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể, từ 7,8% dân số năm 2011 (tương đương hơn 6,8 triệu người) lên 20,2% năm 2019 (tương đương 19,5 triệu người). Tính toán cho thấy giai đoạn 2014-2016, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu, đến giai đoạn 2017-2019, con số này đa tăng lên khoảng 2,2 triệu người, cao hơn 700.000 người so với giai đoạn 2014-2016.
Tôi đã từng học với rất nhiều giáo viên ngoại quốc. Trong số những giáo viên ấy có một người thầy người Mỹ tôi có hay trò chuyện cùng. Thầy có kể cho chúng tôi rằng thầy đến Việt Nam 3 lần: 1971, 2011 và 2018. Lần đầu thầy sang tham gia chiến tranh Việt Nam, lần thứ hai là để tham gia các hoạt động hỗ trợ sau chiến tranh và lần cuối đến Việt Nam để định cư lâu dài. Thầy bảo chúng tôi rằng mỗi lần thầy đến là một lần bất ngờ về sự phát triển của Việt Nam. Những con đường đất đỏ thầy từng hành quân giờ trở thành những con phố sầm uất, những chiếc xe ngựa biến mất nhường chỗ cho những chiếc xe hơi, những cánh đồng bát ngát nay trở thành những tòa cao ốc, những khu mua sắm xa xỉ. “Mỗi lần đến thầy đều sửng sốt về sự phát triển của Việt Nam các em” thầy chia sẻ với chúng tôi.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi ấy là Thủ tướng) có nói “Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều là thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Có nhiều người khá giả hơn để thực hiện mục tiêu một người lo bằng kho người làm”. Ông còn lấy Hàn Quốc để nói về lợi thế phát triển kinh tế của tầng lớp trung lưu. Hàn Quốc những năm 50 của thế kỷ trước là một đất nước nghèo với điều kiện khan hiếm tài nguyên và bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh. Tuy vậy từ sau năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và kết quả là kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu thần kỳ mà cả thế giới gọi nó là “kỳ tích sông Hàn”. Tầng lớp trung lưu ngày nay tại Hàn Quốc chiếm 94% dân số và là 1 trong 4 con rồng kinh tế của châu Á. Tầng lớp trung lưu tại Hàn Quốc gia tăng tiêu dùng chính là đòn bẩy cho sự phát triển của những tập đoàn như Samsung, LG hay Huyndai trước khi bước ra thế giới.
Việt Nam có lợi thế với 100 triệu dân và trong đó có hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu. Trong những năm gần đây, Việt Nam dần trở thành thị trường quan trọng và tiềm năng đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Thu nhập của người dân tăng, nhu cầu xe cộ tăng giúp cho đường xá, cơ sở hạ tầng hiện đại hóa. Người dân có mức sống cao dẫn tới nhu cầu giải trí và du lịch tăng tạo cơ hội phát triển cho ngành dịch vụ, hàng không phát triển. Những nhu cầu khác trong xã hội như y tế và giáo dục cũng tăng lên nếu cuộc sống người dân được cải thiện, từ đó trình độ và chỉ số con người củng phát triển theo.
Sau nhiều năm kể từ khi đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về kinh tế - xã hội, với minh chứng là hàng chục triệu người đã tiến lên một “nấc thang kinh tế mới” - đó là tầng lớp trung lưu, khá giả. Và người dân Việt Nam hoàn toàn có thể mơ tới một ngày những hãng công nghệ “made in Vietnam” như Samsung, Huyndai của Hàn Quốc vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa có thể bước ra thế giới.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất