Sự ngây thơ vi tế của chủ nghĩa tư bản và Overthinking của chủ nghĩa xã hội
Cơ hội có cần thiết như chúng ta nghĩ ? Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong bài viết là những cá thể sống (flesh and bone)...
Cơ hội có cần thiết như chúng ta nghĩ ?
Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong bài viết là những cá thể sống (flesh and bone) đang tồn tại trong xã hội, không phải là một concept được xây dựng bởi triết gia kinh tế xã hội học.
Một chút nhìn nhận lại về “cơ hội"
Cơ hội là gì, bạn có nhận ra cơ hội khi nó tới. Chúng ta thường nghe những câu chuyện về những người nắm bắt cơ hội và làm giàu thành công, trở thành tỉ phú. Tôi cũng tự huyễn hoặc bản thân bằng việc tìm xung quanh về một cơ hội để tôi có thể có sự đột phá và giàu có. Nhưng rồi nhận ra tôi chẳng thấy cái gọi là cơ hội. Trong cuộc đời tôi có những việc trong quá khứ tôi nhìn lại và cho đó là cơ hội để phát triển được như hôm nay. Nhưng trong 3 tháng vừa rồi thì tôi lại nhìn nhận nó là một sự việc đã hủy hoại tôi triệt để. Chúng ta mong muốn mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác hoặc sự bảo trợ để có thêm cơ hội. Nhưng cơ hội như màn sương mờ ảo phủ lên tương lai của chúng ta, bạn không thể biết được điều gì sau màng sương đó. Hiện nay đa phần con người của xã hội hiện đại gắn chặt "cơ hội" với thành công về vật chất (có thể do sự phân hóa giàu nghèo và những đặc quyền của tiền bạc mang lại hoặc do mạng xã hội) tuy nhiên, tương lai là thứ chúng ta nhìn nhận lại quá khứ chứ không phải là thứ để chúng ta dự đoán và hy vọng nó sẽ xảy ra. Cơ hội bạn thấy hôm nay có thể là bàn đạp cho sự thành công (về vật chất) của bạn hoặc cũng có thể là sự hủy hoại (về tinh thần và bản chất con người) trong tương lai.
Vậy phải chăng chúng ta nên loại bỏ “cơ hội” trong cuộc sống của mình. Nếu bạn thuộc tầng lớp thượng lưu từ trong trứng nước bạn chẳng cần quan tâm đến “cơ hội”. Cơ hội là một thứ mà tầng lớp bên dưới bấu víu vào đề một ngày có thể vươn lên được tầng thượng lưu. Thử tưởng tượng chúng ta hàng ngày đánh vật với cuộc sống để tìm kiếm sự giàu có, để một ngày được hưởng đặc quyền của tầng lớp thượng lưu, việc loại bỏ từ “cơ hội” sẽ chỉ mang đến cho chúng ta sự tuyệt vọng. Chừng nào chúng ta còn mong muốn một điều gì đó lớn hơn cái hiện tại khi ấy chúng ta còn cần bấu víu vào “cơ hội” để có thể đạt được mong muốn ấy. Tuy nhiên chúng ta nên xem cơ hội như một cái phao tinh thần để có thể tiếp tục sống. Hãy cứ luyện tập, đương đâu thử thách, sống thực với bản chất và định mệnh của mình đừng quá quan tâm vào việc tìm kiếm cơ hội vì đôi khi trong quá trình tìm kiếm nó bạn sẽ đánh mất nhiều thứ và đánh mất cả bản thân, và khi bạn nghĩ rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội thì bạn sẽ chìm đắm trong ân hận và tuyệt vọng đến cuối đời.
Miêu tả ngây thơ vi tế về chủ nghĩa tư bản (CNTB)
CNTB không có đức tin vào những người đại diện loài người của tôn giáo. Nhưng CNTB có niềm tin ngây thơ và sâu sắc về vũ trụ. CNTB tin vào manga, tin vào thiền định, cõi âm . Đôi lúc CNTB phức tạp hóa những điều đơn giản bằng những lý giải mang tính chất tâm linh, diễn đạt tiềm thức bằng hình ảnh người cõi âm, bề trên. Đó là sự ngây thơ vi tế được che đậy bởi sự phức tạp hóa. CNTB không giỏi ngụy biện, CNTB giỏi việc hành động. Động cơ của CNTB là tiền (không phải vật chất, CNTB bận áo cũ, mang giày rách, quần mười năm, dép của ông bà già mua cho cách đây chục năm). Mất mát về tiền bạc đôi khi khiến CNTB trở nên điên loạn và stress, tuy nhiên sau khi thấy được sự khốn khổ của chủ nghĩa xã hội, CNTB hồi phục rất nhanh. Vì động cơ là tiền bạc nên CNTB rất giỏi trong việc hành động vì bản năng của CNTB luôn thôi thúc tìm kiếm tiền bạc mọi lúc mọi nơi. Mỗi hành động của CNTB đều mang trong mình động cơ về sự giàu có tiền bạc.
CNTB rất rạch ròi giữa con người và đặc quyền. CNTB sử dụng một cách ngây thơ đặc quyền của giới quý tộc nắm trong tay tư liệu sản xuất và tận dụng triệt để (CNTB không suy nghĩ về việc mình có tiền và sử dụng đồng tiền để trấn áp người khác), đôi khi chủ nghĩa xã hội bị tổn thương vì điều đó. Điều đó không có nghĩa CNTB không có trái tim và nhẫn tâm. Nhưng CNTB biết chính xác khi nào thì thương người và đối tượng nào xứng đáng nhận được sự cảm thông và tôn trọng của CNTB. Điều này có thể do mục tiêu duy nhất của CNTB là thỏa mãn bản thân và tìm kiếm sự dồi dào về tiền bạc. Nếu bạn không đem lại một trong hai điều trên thì bạn đứng ngoài sự bận tâm của CNTB.
CNTB có cách thưởng thức văn hóa nghệ thuật quý tộc, với tâm thế của một cá thể dồi dào về tài chính. Điều dễ nhận ra trong gu của CNTB là sự ham muốn và tôn trọng cái đẹp theo nghĩa đen. Cái đẹp về hình thể (khuôn mặt, số đo 3 vòng, tỉ lệ cân đối), về chất liệu (vàng), về sự bài trí chuẩn mực (các tác phẩm phương tây hoặc Nhật Bản có sự trau chuốt, tỉ mỉ về kĩ thuật, màu sắc), về phim ảnh mang tính biểu tượng cao, CNTB xem phim hành động rất ít, và phim hành động phải mang tính biểu tượng cao, phải có những “anh hùng” mang phẩm chất quý tộc (không phải dạng phim siêu anh hùng đơn thuần). Về âm nhạc thì giai điệu phải sang trọng, có độ phức tạp cao mang tính thơ và triết học (hoặc EDM có clip quay đẹp).
Về ẩm thực, để thỏa mãn CNTB món ăn đòi hỏi sự phức tạp tinh tế. CNTB có thể phân tích bảy nghìn tám trăm loại nguyên liệu trong một tô phở, trong một chai rượu hoặc bia thủ công với những từ ngữ miêu tả có thể gây choáng váng cho cá thể không cùng tầng lớp. CNTB không thỏa mãn với đồ ăn vặt hoặc bia Tiger (và các loại bia dưới 60 nghìn) vì nó quá đơn giản, không đủ để thỏa mãn vị giác tinh tế của CNTB.
CNTB vô cùng tự tin, hoàn toàn không có chút tự ti (có chăng cũng chỉ là giả vờ cho vui, trong thâm tâm CNTB không có khái niệm về tự ti), không quan tâm nhiều đến vẻ bề ngoài (fitness, cơ bụng 6 múi), vì chủ nghĩa tư bản có aura (hào quang) đế vương bao xung quanh nên tự động thu hút những cá thể khác vây quanh tiếp cận. CNTB tưởng thưởng cho những cá thể giỏi hành động, mang lại lợi ích cho mình. Dù mức độ tưởng thưởng thường thấp hơn so với những gì mà chủ nghĩa xã hội cho rằng những cá thể kia đáng được nhận. Tuy nhiên để bù đắp lại thì điều CNTB mang đến chủ yếu là cơ hội thoát khỏi vũng lầy cuộc đời của các cá thể tầng dưới.
CNTB cũng có hoài bão và ước mơ, tuy nhiên ước mơ của chủ nghĩa tư bản chủ yếu vẫn mang tính vị kỉ, thỏa mãn bản thân. Hoài bão của CNTB rất ngây thơ. Một vài trong số đó là tổ chức một fight club để được đấm nhau như trong phim “Fight Club” để thỏa mãn bản chất của con đực (mặc dù CNTB không lường đến việc bị đấm một cái vào thái dương tử vong và đi tù), hoặc xây dựng một “Làng Lá” như trong Naruto để có thể luyện tập nhẫn thuật, tập hợp kì nhân dị sĩ (CNTB bỏ qua việc bị chính quyền triệu tập vì tuyên truyền mê tín dị đoạn và tụ tập đông người), luyện tập thi triển “Niệm” trong HunterXHunter (CNTB cho rằng mình thuộc hệ cường hóa hay biến hóa gì đó). Có thể thấy đó đều là những ước mơ không gây hại gì đến xã hội.
Nếu ước mơ ấy mang tính thiện thì sẽ mang lại cơ hội cho những cá thể khác và ngược lại nếu nó mang tính ác thì sẽ hủy hoại xã hội. Lúc này sự ngây thơ của CNTB đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hoài bão ước mơ ấy là thiện hay ác.
Nếu ước mơ ấy mang tính thiện thì sẽ mang lại cơ hội cho những cá thể khác và ngược lại nếu nó mang tính ác thì sẽ hủy hoại xã hội. Lúc này sự ngây thơ của CNTB đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hoài bão ước mơ ấy là thiện hay ác.
Overthinking của chủ nghĩa xã hội (CNXH)
Đối lập hoàn toàn với sự ngây thơ của CNTB là sự suy nghĩ sâu xa của CNXH
CNXH hoàn toàn không có đức tin vào bất cứ việc gì. Đôi khi chủ nghĩa xã hội viện dẫn về tôn giáo, duyên số, định mệnh, đức tin, ơn trên nhưng đó là khi đối diện với bế tắc và sự lười biếng. Bạn có thể thấy ngày hôm nay CNXH tung hê về đức tin nhưng ngay hôm sau nó bị đạp đổ không thương tiếc khi những chuyện không như ý xảy ra. Thứ duy nhất CNXH tin là về con người, nhưng càng phát triển càng tiếp xúc nhiều thì CNXH lại càng mất lòng tin vào con người và đến một thời điểm nào đó niềm tin này cũng sụp đổ, CNXH chuyển sang chủ nghĩa hoài nghi. Hoài nghi tất cả mọi thứ, về con người tiền bạc, vật chất và cuối cùng điều tồi tệ nhất là hoài nghi về bản thân. Điều này phản ánh sự không kiên định và kỷ luật trong con người CNXH (vai trò của đức tin trong cuộc sống sẽ được bàn luận trong một ngày xa xăm).
Trái với CNTB, CNXH là đối tượng thấu hiểu sâu sắc đặc quyền của tầng lớp thượng lưu (về tiền bạc và quan hệ xã hội), càng hiểu sâu CNXH càng trở nên cay đắng (đôi khi là cay độc) đối với tầng lớp thượng lưu và số phận. Điều này đôi khi gây ra sự thù hận và trách móc con người, số phận. Dần dà mối thù hận này sẽ trở thành một trạng thái “thượng đẳng giả tạo" ẩn trong tiềm thức của CNXH và ngăn CNXH vươn lên. Vì là đối tượng dễ bị tổn thương bởi đặc quyền đặc lợi của CNTB, CNXH không thể áp dụng ngây thơ đặc quyền của mình đối với cùng tầng lớp, điều này lại dẫn đến sự yếu thế trong quan hệ xã hội và càng làm suy yếu uy quyền của CNXH, dần dà CNXH trở nên yếu đuối và nhút nhát hơn trước CNTB. Và như một vòng xoáy ốc đi xuống CNXH lại càng thấu hiểu hơn và càng trở nên cay đắng hơn. Một vòng xoáy không thể nào thoát ra được, càng ngày càng rơi xuống tầng đáy.
CNXH nhân đạo một cách vô tội vạ, thương người và có lòng cảm thông rộng hơn so với CNTB, có thể là do hoàn cảnh sống tiếp xúc với những người cùng tầng lớp hoặc tầng lớp dưới nhiều hơn. Điều này về bề mặt là tốt nhưng nếu xét kĩ việc đặt lòng thương không đúng chỗ có thể sẽ hủy hoại cả đối tượng nhận được sự thương cảm và cả bản thân CNXH. CNXH đa phần vì lòng trắc ẩn mà giúp những người không đáng giúp hoặc dễ mủi lòng trước hoàn cảnh của đồng loại không suy nghĩ, từ đó có thể dẫn đến việc phá hủy cơ hội thay đổi của đồng loại.
Về ẩm thực và nghệ thuật, CNXH đơn giản hơn rất nhiều so với CNTB. Nếu bạn hỏi CNXH về đánh giá ẩm thực, CNXH chỉ có khái niệm “ngon” hoặc “không ngon”, “đau bụng” hoặc “không đau bụng”, CNXH không buồn bận tâm đến việc có bao nhiêu loại nguyên liệu trong món ăn (CNXH có thể ăn một ổ bánh mì thịt chuột 10 nghìn mà không quan tâm nó là thịt gì). CNXH có thể tu bất cứ thể loại bia rượu nào, từ bia hơi cho đến craft beer. Từ rượu đế, vang Dalas đến XO, vang Pháp đạt giải. CNXH thích tranh phong cảnh vì tranh phong cảnh mang đến sự dễ chịu về màu sắc và bố cục, không có quá nhiều kĩ thuật để phân tích (việc phân tích một bức tranh hay món ăn khiến CNXH cảm thấy mình đang học đòi thành CNTB). CNXH nghe thứ âm nhạc thường gắn với cuộc sống đã trải qua, đa phần là bi ai sầu thảm (đôi lúc đổi gió bằng nhạc thính phòng vì nghe nói tác dụng của nó đến trí óc). Phim ảnh CNXH xem chủ yếu là phim giải trí đấm nhau siêu anh hùng đơn thuần, càng ít tính biểu tượng càng tốt.
CNXH không có aura (hào quang) đế vương, do vậy CNXH rất tự ti về vẻ bên ngoại đến nội thần bên trong. Dễ bị tổn thương bởi hình ảnh rich kid và giới showbiz (CNXH càng ngày càng có xu hướng không sử dụng mạng xã hội để ít thấy những hình ảnh này). Sự tự ti về bản thân xuất phát từ việc vật lộn với tiền bạc hàng ngày và sự thiếu thốn về giáo dục tiến bộ, đôi lúc để thoát ra khỏi sự tự ti này CNXH cố gắng khoác lên mình trang phục và phụ kiện đắt tiền (khác với CNTB, CNXH quan tâm rất lớn đến quần áo, trang sức và những gì có thể show ra bên ngoài để cố xây dựng một sự thịnh vượng ảo). CNXH quan tâm đến fitness và cơ bụng 6 múi. Về nội thần CNXH bám víu vào sách triết học và khoa học để cố gắng bù đắp cho sự yếu kém trong kiến thức (mặc dù đôi khi không hiểu sách đó nói gì) trong khi CNTB thì quan tâm đến tâm linh và ảo thuật.
CNXH đương nhiên có ước mơ và hoài bão mãnh liệt hơn CNTB rất nhiều (và thường đao to búa lớn hơn gấp vạn lần). Một số ví dụ như “Hòa bình cho thế giới", hoặc trở thành một startup thành công.
Có thể thấy qua những miêu tả trên, CNXH thiếu hoàn toàn sự ngây thơ. CNXH hành động với nhiều mục tiêu và toan tính. Điều này khiến CNXH thường rơi vào sự mâu thuẫn trong suy nghĩ về bản chất của mình và danh tính xã hội. Đôi khi CNXH phải chấp nhận đánh đổi con người mình để có thể vươn tay chạm vào cái gọi là cơ hội. Mâu thuẫn dẫn đến tình trạng CNXH thường phải vật lộn với suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Tệ hơn cả là việc suy nghĩ quá nhiều về các tương lai khả dĩ sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt, không dám hành động và ra quyết định kịp thời (CNXH có thể suy nghĩ ra tám tỷ tương lai khả dĩ và bị nỗi sợ hãi đè bẹp).
Chủ nghĩa tư bản có quan tâm đến cơ hội?
Không, tuyệt nhiên không. CNTB không quan tâm tới cơ hội. Mặc dù đôi khi được gọi là “kẻ cơ hội”, CNTB nên được nhìn nhận là “kẻ hành động” (kẻ cơ hội thường được gắn với các mác xấu. Tuy nhiên, họ có thể xấu với bạn nhưng có thể tốt với người khác). CNTB là kẻ tạo ra cơ hội để CNXH bám víu vào. CNXH ngây thơ và thực tế với bản chất con người.
CNXH thì ngược lại cực kì quan tâm đến cơ hội. CNTB hành động với động cơ về tiền bạc thiện lành, CNXH thì có vẻ như động cơ vẫn là tiền bạc nhưng bên dưới còn có nhiều thứ sâu xa hơn, đôi khi dẫn đến việc những cơ hội của CNXH là những cơ hội không lành mạnh (điều này có khả năng hủy hoại bên trong tính người CNXH). CNXH mơ về một tương lai lý tưởng, một xã hội lý tưởng trong suy nghĩ.
CNXH nghĩ mọi cách để thắng được nữ thần may mắn người bảo trợ cho “cơ hội" bằng cách suy nghĩ tìm trong 8 tỷ tương lai khả dĩ tương lai nào để thắng được nữ thần may mắn. CNXH muốn đánh nhau với thần để chiếm hữu.
CNTB là kẻ hành động, CNTB đánh cược ngây thơ với nữ thần may mắn. CNTB muốn được nữ thần may mắn ban phước. CNTB đồng hành với nữ thần may mắn.
CNTB xứng đáng được ban phước lành. CNXH thì không.
Fortuna
BY THOMAS CARLYLE
The wind blows east, the wind blows west,
And the frost falls and the rain:
A weary heart went thankful to rest,
And must rise to toil again, ’gain,
And must rise to toil again.
The wind blows east, the wind blows west,
And the frost falls and the rain:
A weary heart went thankful to rest,
And must rise to toil again, ’gain,
And must rise to toil again.
The wind blows east, the wind blows west,
And there comes good luck and bad;
The thriftiest man is the cheerfulest;
’Tis a thriftless thing to be sad, sad,
’Tis a thriftless thing to be sad.
And there comes good luck and bad;
The thriftiest man is the cheerfulest;
’Tis a thriftless thing to be sad, sad,
’Tis a thriftless thing to be sad.
The wind blows east, the wind blows west;
Ye shall know a tree by its fruit:
This world, they say, is worst to the best;—
But a dastard has evil to boot, boot,
But a dastard has evil to boot.
Ye shall know a tree by its fruit:
This world, they say, is worst to the best;—
But a dastard has evil to boot, boot,
But a dastard has evil to boot.
The wind blows east, the wind blows west;
What skills it to mourn or to talk?
A journey I have, and far ere I rest;
I must bundle my wallets and walk, walk,
I must bundle my wallets and walk.
What skills it to mourn or to talk?
A journey I have, and far ere I rest;
I must bundle my wallets and walk, walk,
I must bundle my wallets and walk.
The wind does blow as it lists alway;
Canst thou change this world to thy mind?
The world will wander its own wise way;
I also will wander mine, mine,
I also will wander mine.
Canst thou change this world to thy mind?
The world will wander its own wise way;
I also will wander mine, mine,
I also will wander mine.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất