Có một sự thật lịch sử rằng Ba Lan là nước duy nhất từng chiếm được thủ đô Moscow của Nga - ở đây rằng chiếm được Moscow khi thành phố này có tư cách thủ đô Nga đương thời.
Thế nhưng, chỉ sự thật lịch sử thôi đôi khi không nêu được hết vấn đề bên trong. Nếu bạn lăn lộn đủ lâu trên các forum lịch sử châu Âu, sẽ thấy một hiện tượng lạ. Người Ba Lan không quá hào hứng ngạo nghễ vì điều này, ngược lại người Nga cũng chẳng mấy khi lấy làm buồn nhục các kiểu. Nói cách khác, khi nói về sự kiện Ba Lan chiếm kinh thành Moscow của Nga, phía buồn hơn lại là người Ba Lan.
Thực ra thì nó chỉ lạ với ai nhìn qua bề ngoài, còn nếu đào sâu vào bản chất giai đoạn và sự kiện, sẽ thấy nó rất bình thường. Chỉ có điều cái "bình thường" của lịch sử Nga ở đây chỉ áp dụng cho người có thần kinh thép, còn lại chống chỉ định với người bị rối loạn tiền đình các kiểu.
Bài hôm nay mình sẽ hình tượng hóa và tóm tắt ngắn gọn lịch sử nước Nga giai đoạn đó bằng hình tượng một chiếu bạc. Chiếu bạc này nếu tính rộng kỹ phải chục người chơi, nhưng tính đơn giản dễ hiểu thì bạn chỉ cần biết 6 người chơi. 2 người chơi nước ngoài: Ba Lan, Thụy Điển - và 4 người chơi hệ Nga (có thể coi như 4 triều đại): Rurik chính thống, Rurik pha ke, Godunov và Romanov. Ngoài ra để dễ dọc, mình cũng sẽ chia bài gốc dài thành những phần cực ngắn để dễ đọc và tổng kết hơn.

1/ Ngai vàng lung lay của nhà Rurik

Việc bắt đầu từ cái chết của Sa hoàng Ivan IV Bạo chúa. Ông ra đi khi nước Nga đang trong tình cảnh khó khăn vì thất bại ở chiến tranh Livonia với người Lithuania trước đó. Quan trọng hơn, chuyện gia đình rắc rối của Ivan Bạo chúa cũng làm cho ngai vàng kế vị nước Nga bị lung lay. Điển hình nhất cho việc này, là Ivan Bạo chúa được cho đã tự tay giết đứa con của mình - Thái tử Ivan Ivanovich - dù còn nhiều tranh cãi lịch sử.
Sa hoàng Ivan IV Bạo chúa
Sa hoàng Ivan IV Bạo chúa
Ivan Bạo chúa giết con.
Ivan Bạo chúa giết con.
Khi Ivan Bạo chúa qua đời, 2 con tiếp theo lần lượt làm Sa hoàng và Tsarevich (giống như Thái tử) - đó là Fedor và Dmitry. Tuy nhiên, cả 2 đều rất nhỏ tuổi, trong đó Fedor còn ốm yếu bệnh tật - dĩ nhiên chưa thể có con nối dõi chắc chắn. Tựu chung lại, ngai vàng của nhà Rurik thời kỳ này rất mong manh vì vua trẻ tuổi và thiếu người nối dõi hợp pháp.

2/ Nhà Godunov đoạt quyền - Rurik chính thống tạm dứt.

Trong triều đình của vua Fedor I bấy giờ có 1 cận thần nhiếp chính, quyền lực vô song - đó là Boris Godunov. Ông này đã có thế lực lớn trong triều đình từ thời Ivan Bạo chúa, và ngay từ lúc đó đã có những tin đồn lan truyền rằng Boris Godunov có ý định cướp ngôi nhà Rurik
Giữa lúc đó, một biến cố cực lớn đã xảy ra. Năm 1591, thái tử Dmitry nhỏ tuổi của triều Rurik qua đời trong kỳ án bí ẩn năm 1591. Người ta nói rằng thái tử bị ám sát, do cậu bé bị 1 vết cắt vào cổ. Khỏi cần nói, người ta đổ dồn mọi nghi ngờ vào nhà Godunov. Để biết rõ hơn, có thể đọc lại bài của mình trong cùng serie - bài về Boris Godunov và vụ án "xử tội cái chuông".
Nhiếp chính Boris Godunov
Nhiếp chính Boris Godunov
Sa hoàng Fedor I
Sa hoàng Fedor I
Thái tử Dmitry bị sát hại
Thái tử Dmitry bị sát hại
Năm 1598, vua Fedor I của nhà Rurik qua đời. Với việc người kế vị - em trai Dmitry đã mất trước đó - ngôi vị nhà Rurik chính thống đã bị bỏ trống.
Trước tình hình đó, các quý tộc và người dân Moscow đương thời đã đề nghị Boris Godunov lên ngôi Sa hoàng. Thế là nhà Rurik đã tạm dứt, nhà Godunov kế ngôi.
Boris Godunov lên ngôi Sa hoàng
Boris Godunov lên ngôi Sa hoàng

3/ Nhà Godunov sụp đổ - Nhà Rurik "pha ke" chiếm quyền

Nhiếp chính là Boris Godunov được bầu lên ngôi vua, mở ra nhà Godunov. Ban đầu, Godunov có nhiều cải cách, làm lợi cho nước và dân Nga.
Nhưng đang yên ổn thì bỗng dưng ở tít tận Mỹ châu núi lửa phun trào, nước Nga mất mùa đói kém. Vua Boris Godunov mở kho cứu tế dân chúng nhưng lại gây tác dụng ngược càng đói thêm, trong khi các quý tộc mất quyền lợi, trở nên căm ghét nhà Godunov (có thể coi lại bài trước của mình về Boris Godunov).
Giữa lúc này, một kẻ ất ơ nào đó bên Ba Lan đứng ra tuyên bố "tao là thái tử Dmitry của nhà Rurik còn sống!". Sử gọi kẻ này là 'Dmitry Giả I" hay "Sa hoàng Dmitry II". Sa hoàng giả danh này kêu gọi 1 cuộc nổi dậy nhằm "lấy lại ngai vàng chính thống nhà Rurik", do đó được một bộ phận dân chúng ủng hộ.
Thế là quý tộc Nga được đà té nước theo mưa, tuyên bố "phù Rurik diệt Godunov" và hỗ trợ đón quân nổi loạn cùng lính đánh thuê Ba Lan, Cossack tiến vào Nga đánh nhà Godunov. Boris Godunov không đương đầu nổi tình hình khó khăn, đã đổ bệnh qua đời. Con trai trẻ là Fedor nối ngôi vội vã, thành Sa hoàng Fedor II.
Nhưng tới năm 1605, quân nổi dậy của Dmitry I đã đánh vào Moscow. Các quý tộc Moscow đã tự tay giết chết cả nhà Sa hoàng Fedor II và gia tộc Godunov - nhà Godunov từ đây out game khỏi chiếu bạc.
Kẻ giả danh Dmitry I tiến vào Moscow, lên ngôitrở thành Sa hoàng và mở ra thời đại nhà Rurik "pha ke"
Nạn đói ở Nga 1601-1603
Nạn đói ở Nga 1601-1603
Kẻ giả danh Dmitry I
Kẻ giả danh Dmitry I
Sa hoàng Fedor II - con trai của Boris Godunov
Sa hoàng Fedor II - con trai của Boris Godunov
Gia tộc Godunov bị sát hại
Gia tộc Godunov bị sát hại

4/ Rurik Giả bị lật đổ - Rurik chính thống trung hưng

Dmitry I lên ngôi, nhưng nhanh chóng thu lại sự ghét bỏ của dân chúng lẫn giới quý tộc, do nhiều người biết ông là vua giả, mặt khác do ông rất thân với Ba Lan. Nhiều âm mưu nổi dậy đã sinh ra nhằm lật đổ Dmitry I
Lúc này, trong hàng ngũ quý tộc Nga lòi ra một ông Vasily Shuisky - là họ hàng hơi hơi xa của nhà Rurik chính thống. Vasily Shuisky đoán ra Dmitry I là kẻ giả danh và lại còn rất thân Ba Lan, nên nổi lên đánh lại. Nhiều người dân đã đi theo Vasily Shuisky.
Đối mặt với tình thế đó, Dmitry I lại chủ quan không ngờ. Ông vẫn tổ chức đám cưới linh đình khi chiến sự lan đến Moscow. Kết quả là, trong đám cưới của ông, quân nổi dậy đã trà trộn vào phá hoại. Dmitry I trong cơn hoảng loạn, được cho là nhảy ra cửa sổ, ngã xuống cầu thang chết. Quân nổi dậy lấy được thi thể Dmitry I, đã chặt ra nhiều mảnh trưng bày giữa chợ để thị uy.
Dmitry I chuẩn bị nhảy ra cửa sổ.
Dmitry I chuẩn bị nhảy ra cửa sổ.
Xác Dmitry I được bày ra để thị uy.
Xác Dmitry I được bày ra để thị uy.
Sa hoàng Vasily IV
Sa hoàng Vasily IV
Với việc lật đổ kẻ giả danh Dmitry I, Vasily Shuisky lên ngôi Sa hoàng, dân gian gọi là vua Vasily IV. Do Vasily được coi là họ hàng (tuy hơi xa) của nhà Rurik, người ta coi việc này là đánh dấu nhà Rurik Giả bị loại bỏ, và nhà Rurik chính thống được trung hưng

5/ Khởi nghĩa nông dân liên tiếp - Thụy Điển can thiệp

Vasily IV tuy trung hưng về mặt ngai vàng cho nhà Rurik, nhưng không thể làm gì để cải thiện tình hình nghèo đói và bất ổn ở Nga. Các cải cách đa phần kết thúc trong thất bại, làm trầm trọng thêm tình hình. Thời thế hỗn loạn tiếp tục đẻ ra kẻ quấy phá. Trước kia có 1 tay nông nô rất bình thường tên là Ivan Bolotnikov, bị người Tatar bắt làm nô lệ rồi trốn được. Khi đang lang thang bên Ba Lan, Ivan Bolotnikov được gặp Dmitry I (giả danh) và được Dmitry hứa sẽ ban chức vụ cao nếu giúp hắn lên ngôi Sa hoàng.
Ivan Bolotnikov tin người tưởng thật, trở về Nga nhưng chỉ ít lâu sau Dmitry I giả mạo đã bị lật đổ. Vẫn tin rằng Dmitry I là vua thật, Ivan Bolotnikov lãnh đạo một cuộc nổi dậy nông dân rộng khắp đánh lại Sa hoàng Vasily IV, tham vọng khôi phục ngai vị cho nhà Rurik pha ke. Cuộc nổi dậy gây thiệt hại và hỗn loạn nặng nề cho nước Nga dù cuối cùng Ivan Bolotnikov bị đánh bại, phải đầu hàng vua Vasily IV.
Quân nổi dậy tiến đánh Moscow trong khởi nghĩa của Ivan Bolotnikov
Quân nổi dậy tiến đánh Moscow trong khởi nghĩa của Ivan Bolotnikov
Ivan  Bolotnikov đầu hàng vua Vasily IV
Ivan Bolotnikov đầu hàng vua Vasily IV
Cùng thời này, sử sách ghi lại năm 1607 người chơi hệ du mục như Crimea-Nogai lợi dụng cướp phá khắp miền trung và nam nước Nga, mang theo đoàn quân tới 100.000 người (hơi mùi gió), càng làm đất Nga thêm tan hoang.
Tuy vậy, sóng gió chưa dừng lại với Vasily IV. Tới khoảng năm 1608, một kẻ mạo danh khác lại nổi lên - lại tiếp tục xưng là "Thái tử Dmitry còn sống" - sử gọi là Dmitry Giả II.
Dmitry II tiếp tục đánh vua Vasily IV, và lần này đánh rất mạnh, quân đội Nga gần như sụp đổ không thể chống lại lực lượng hùng hậu của Dmitry II. Đối mặt với quá nhiều kẻ thù tới kiệt sức, Vasily IV phải cầu xin người chơi Thụy Điển vào cứu game, giúp Nga đánh quân nổi dậy mạo danh của Dmitry II, giành được thắng lợi để giữ vững chính quyền nhưng chưa tiêu diệt được kẻ mạo danh.
Kẻ giả danh Dmitry II
Kẻ giả danh Dmitry II
Quân nổi dậy của Dmitry II
Quân nổi dậy của Dmitry II
Vua Vasily IV gặp quân Thụy Điển cầu cứu
Vua Vasily IV gặp quân Thụy Điển cầu cứu

6/ Ba Lan tham chiến - nhà Rurik trung hưng sụp đổ

Tuy nhiên, với việc quân Thụy Điển tiến vào Nga, nó khiến cho người Ba Lan lo sợ. Vì lẽ Thụy Điển đang là nước tranh hùng với Ba Lan ở châu Âu, người Ba Lan không muốn Nga về phe với Thụy Điển.
Để đáp lại, vua Ba Lan là Sigismund III đã mang quân trực tiếp xâm lược nước Nga, đánh luôn cả liên quân Nga-Thụy Điển. Tháng 7/1610, quân Ba Lan đại thắng ở trận Klushino, liên quân Nga-Thụy Điển thảm bại, vua Vasily IV phải bỏ chạy. Khi tới Moscow, ông bị quý tộc Nga bắt giữ, nộp cho người Ba Lan.
Tới đây, nhà Rurik đã chính thức chấm dứt, dù chính thống hay giả danh cũng không còn cơ hội trở lại ngai vàng. Người chơi Thụy Điển cũng coi như rời khỏi chiếu bạc.
 Vua Ba Lan - Sigismund III
Vua Ba Lan - Sigismund III
Trận Klushino - Ba Lan đại phá liên quân Nga/Thụy Điển
Trận Klushino - Ba Lan đại phá liên quân Nga/Thụy Điển
Quý tộc Nga phế truất vua Vasily IV
Quý tộc Nga phế truất vua Vasily IV

7/ Ba Lan chiếm đóng Moscow - hội đồng 7 boyars

Quân Ba Lan tiến tới Moscow thì quý tộc ở đây đã tự tay phế truất Vasily IV, đón quân Ba Lan vào thành. Giờ đây, ngai vàng nước Nga đã bỏ trống, các quý tộc Nga phải tìm biện pháp thay thế gấp. Và giải pháp họ chọn là: mời một người Ba Lan lên ngôi Sa hoàng Nga!
Đó chính là hoàng tử Ba Lan Vladislav - ông lên ngôi Sa hoàng Nga và trở thành Sa hoàng Vladislav IV. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người Nga và vị vua gốc Ba Lan này nhanh chóng xấu đi, chủ yếu do mâu thuẫn về tôn giáo. Về vấn đề này, cần một bài khác nói rõ hơn.
Ngoài ra, trên thực tế quyền lực ở Nga lúc này không nằm ở Sa hoàng nữa, mà nằm trong tay một hội đồng gồm 7 quý tộc hay 7 boyars (Семибоярщина). Về phần này, mình sẽ tách riêng ra một bài khác để viết chung về 7 boyars và 4 kẻ giả danh.
Còn mấu chốt vấn đề của cả bài viết, các bạn cần nắm ở đây: đó là quyền lực thực sự nằm trong tay giới quý tộc Nga. Việc Sa hoàng là người Ba Lan, hay quân Ba Lan chiếm Moscow, đều chỉ mang tính hình thức! Chỉ là hình thức, không phải thực chất, bắt buộc phải nhớ điều này!
Dù vậy, quân Ba Lan cũng giúp giới quý tộc Nga việc lớn trong giai đoạn này - đó là đánh bại hoàn toàn khởi nghĩa nông dân của kẻ giả danh Dmitry II. Sau đó có thêm Dmitry III, Dmitry IV, cũng đều bị đánh bại, và quyền lực của giới quý tộc Nga được củng cố.
Sa hoàng Vladislav IV gốc Ba Lan.
Sa hoàng Vladislav IV gốc Ba Lan.
Tranh minh họa 7 Boyar quyền lực ở Nga
Tranh minh họa 7 Boyar quyền lực ở Nga

8/ Trục xuất quân Ba Lan - trùm cuối Romanov lộ diện

Như đã nói ở trên, mâu thuẫn nhanh chóng nổ ra giữa giới quý tộc Nga và vua Ba Lan về tôn giáo. Ngoài ra, do việc chiếm đóng Moscow của Ba Lan chỉ là hình thức, nên quân số cũng không nhiều.
Thế là chỉ 2 năm sau, vào năm 1612, giới quý tộc Nga đã bắt tay nhau lập ra đội quân chung đánh vào Moscow. Quân Ba Lan ở đây ít ỏi và tinh thần chiến đấu kém, bị bao vây cuối cùng đã đầu hàng vào tháng 11/1612. Ngày nay, nước Nga lấy ngày 4/11 làm ngày Quốc lễ Đoàn kết dân tộc, là để kỷ niệm sự kiện này.
Quý tộc Nga tập hợp quân đội tiến về giải phóng Moscow
Quý tộc Nga tập hợp quân đội tiến về giải phóng Moscow
Người Ba Lan bị vây ở Moscow
Người Ba Lan bị vây ở Moscow
Quân Ba Lan đầu hàng tháng 11/1612
Quân Ba Lan đầu hàng tháng 11/1612
Tới đây, người chơi hệ Ba Lan cũng đã bị hất khỏi chiếu bạc, trên chiếu chỉ còn duy nhất người chơi chiến thắng - quý tộc Nga. Nhưng, tới đây rồi, thì chúng ta không cần gọi chung chung "quý tộc Nga" nữa. Trùm cuối ở đây đã lộ diện, chúng ta gọi họ là: nhà Romanov!
Hóa ra, nhà Romanov thực chất từ lâu đã cầm đầu giới quý tộc Nga kiểm soát bàn cờ chính trường, liên kết với các thế lực nước ngoài và lật đổ các triều đại họ không ưa, từ Godunov, Rurik chính thống tới Rurik pha ke. Họ đã chơi một ván bài chính trị kinh điển, mà phải tới cuối cùng các quân bài mới chính thức lật ngửa - đoạn này mình dựa theo lời thoại cuối của Ngô Đình Nhu trong "Ván bài lật ngửa".
Nay, khi đã đánh bại quân Ba Lan và giành được quyền lực tối cao, nhà Romanov khiến các quý tộc Nga tin rằng "không ai xứng đáng hơn con cháu nhà tôi". Và rồi, năm 1613, cậu trai trẻ Mikhail Fedorovich được bốc lên làm Sa hoàng, mở ra triều đại Romanov kéo dài mãi tới năm 1917 mới chấm dứt. Dù vậy, Mikhail Fedorovich và nhà Romanov sẽ còn phải trải qua vài thử thách cuối cùng nữa để hoàn toàn yên ổn cai trị Nga - đó sẽ là chủ đề một bài khác về anh hùng dân gian Nga - Ivan Susanin!
Quý tộc Nga tụ họp bầu nhà Romanov lên ngôi
Quý tộc Nga tụ họp bầu nhà Romanov lên ngôi
Sa hoàng Mikhail đầu tiên của triều đại Romanov
Sa hoàng Mikhail đầu tiên của triều đại Romanov
Tới đây, bạn đọc đã có thể hình dung tổng quát về giai đoạn rắc rối đó của lịch sử Nga, cũng như hiểu được "tại sao người Ba Lan không quá tự hào và người Nga không quá nhục nhã" về sự kiện Ba Lan chiếm thành Moscow năm 1610?
Nhắc lại lần nữa, thì thực chất toàn bộ quá trình là cuộc chơi trên chiếu bạc của 6 người, trong đó có tới 4 người chơi hệ Nga. Với số lượng áp đảo như vậy thì dù kịch bản nào diễn ra vẫn có khả năng rất cao người Nga giành thắng lợi lớn nhất.
Quả thực, kết cục cuối cùng là nhà Romanov nhờ mưu mẹo vừa liên kết vừa lợi dụng các phe nên đã giành được chiến quả lớn nhất: ngai vàng toàn Nga!
Các người chơi như Ba Lan, Thụy Điển dù có giành được vài lợi ích về lãnh thổ được Nga cắt cho, nhưng tính ra chẳng đủ bù lại công sức của họ bỏ ra, chẳng đủ để thay đổi sự thật rằng họ đã bị nhà Romanov lợi dụng trong một ván bài kinh điển mà nhà Romanov đã sắp xếp ngay từ đầu. Chính vì lẽ đó mà khi nói về việc chiếm được Moscow năm 1612, người Ba Lan cũng chẳng buồn gáy quá to, thậm chí còn cảm thấy buồn khi thấy nước mình bị lợi dụng như một quân cờ!