(Cách em cầm một con dao đâm người khác khiến tôi cảm thấy em thật quyến rũ.)
*Đôi điều: Thôi được, bỏ qua những cảm giác tiêu cực, hôm nay tôi muốn nói về một vài thứ có thể sẽ có một vài người có những "khoái cảm" giống tôi cũng có số ngược lại. Tuy nhiên, chính bản thân tôi cũng đặt câu hỏi cho việc này rằng tại sao tôi lại rất thích và tò mò về những con người kì lạ, những bệnh nhân tâm thần, những kẻ giết người man rợ, đôi khi với tôi, tôi thường hứng thú với những tử thi, bộ phận cơ thể người (bộ não là thứ tôi thích nhất), bệnh tật, cách thức gây án, những câu chuyện, phim tài liệu đậm chất thriller về sát nhân hàng loạt chiếu trên Netlix. Tôi hứng thú với khoa học, với những vụ án, những  nghiên cứu về tâm thần học, những góc tối của bộ mặt con người. Việc tôi nghiền ngẫm về những hình ảnh CT- MRI não của các bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt mà bản thân tự thân cố gắng tìm tòi, cũng như việc tìm đọc các tài liệu tiếng anh về những loại rối loạn nhân cách khiến những người xung quanh tôi cảm thấy tôi khá là dị biệt. Tôi đã thích tìm hiểu nó từ những năm tôi 13 tuổi, và trinh thám như một món ăn tinh thần của tôi vào cuối tuần duy trì cho đến bây giờ. Nào là những tập truyện của series Hannibal Lecter của nhà văn Thomas Harris, theo chân thám tử người Bỉ  Hercule Poirot nhưng lại được tạo ra bởi người mẹ sống trên mảnh đất Anh quốc bà hoàng trinh thám Agatha Christie. Hay gần gũi hơn với Higashino Keigo với Phía sau nghi can X, sự cứu rỗi của thánh nữ, ảo dạ,...Hoặc với Otsuichi một nhà văn thiên hướng kinh dị ám ảnh, viết về việc giết người máu me cũng như mặt tối của con người trong quyển Zoo và tác phẩm đồng thoại đen. Ngoài ra bộ Pháp y Tần Minh do chính tác giả viết theo ngôi kể xưng tôi cũng khiến tôi càng trở nên thích thú với khoa học pháp y phá án hình sự.
Thứ tôi thích chính là những hung thủ, những kẻ giết người, nhân vật phản diện của các cuốn truyện đấy.
Tôi luôn tò mò về những con quái vật đó, còn bạn?
 Hôm nay tôi muốn nói về một thứ khá ít nhiều khiến bạn sẽ thấy hứng thú đó là những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ôi thôi nào, tập trung vào vấn đề bàn luận ngày hôm nay, tôi sẽ nói về thứ mà văn hóa truyện tranh, tiểu thuyết, phim ảnh gây ám ảnh tôi mặc cho những tài liệu khoa học cứ làm tôi bị đánh bật ra khỏi ảo tưởng ấy. 
Như đã chia sẻ trên tôi rất hứng thú với những người bị những rối loạn tâm thần, mà một nhóm khiến tôi ham muốn tìm hiểu đó là những con người rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay nghe quen thuộc là Psychopath. Trước hết tôi muốn các bạn hiểu rằng Psychopath và Socialpath không phải là một, tuy khái niệm học thuật có phần rất giống nhau, nhưng những biểu hiện ở hai nhóm người này vẫn tồn tại những đặc trưng riêng. Nhưng hãy cứ hiểu đơn giản cho tôi rằng Psychopath là sản phẩm của tự nhiên, còn Socialpath là sản phẩm của xã hội. Nhưng bài viết của tôi không phải  viết về sự phân loại của dạng rối loạn nhân cách này. Yên tâm rằng không phải những ai bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội cũng là tội phạm, tuy vậy chứng rối loạn này lại thường xảy ra ở những tội phạm với các bản án nghiêm trọng theo thống kê tại Hoa Kỳ. Vậy điều đó có nghĩa rằng có thể một trong những người xung quanh bạn sẽ là  người có biểu hiện rối loạn nhân cách chống đối xã hội, đó có thể là bạn bè bạn, cũng có thể là chính là kẻ người yêu kia.  Thôi đừng lo lắng, những bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội chỉ chiếm chưa đầy 1-2% dân số thôi và tỉ lệ nam giới dễ mắc hơn phụ nữ.
Khi đọc cuốn "Sự im lặng của bầy cừu" do tác giả Harris viết, mọi người sẽ thấy được sự quyến rũ chết người của tên tội phạm, hay gọi thân thương là vị bác sĩ tâm thần yêu quý Hannibal Lecter. Âý thế, tôi biết rằng bản thân ông ấy rất quyến rũ, ít nhất trong tưởng tượng của tôi lúc đó, sau khi coi bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết đình đám đã đạt tận 5 giải oscar năm 1991, hình tượng Hannibal do diễn viên Anthony Hopkins lại làm tôi đắm chìm trong sự thích thú hơn với những tài liệu viết về chứng rối loạn này. Và cho dù đến nay, Hannibal Lecter vẫn nằm trong top những nhân vật phản diện được yêu thích nhất trong lịch sử Hollywood. Cái khiến tôi phải mua cuốn "Hannibal" phần tiếp theo của series này là do tò mò về mối quan hệ của cô đặc vụ Starling và ông "chồng" Hannibal. Ôi tôi không hiểu sao bản thân mình lại mê đắm mối quan hệ này, nó còn thú vị hơn câu chuyện Adam và Eva ăn trái cấm trong kinh Thánh. Đó là một trong những ví dụ điển hình về một Psychopath? Có thể nói là vậy, tuy nhiên chúng ta nên phải chấp nhận rằng Hannibal cũng chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng nên sẽ có phần sai lệch trong định nghĩa của mảng tâm thần học.
(nguồn:google.com, Hình tượng Hannibal Lecter do diễn viên gạo cội Anthony Hopkins thủ vai)
Tôi có theo dõi một bộ phim tên là "Killing Eve" do đài BBC Anh sản xuất năm 2018 (phim vẫn đang thực hiện quay phần tiếp theo tiếp nối seasons 3 năm 2020), nó đạt 8,2/10 điểm trên trang IMDb và đạt trên 80% đánh giá của người xem trên Rotten Tomatoes. Trong đó nhân vật chính tôi muốn nhắc đến đây chính là nữ sát thủ Villanelle (do Jodie Comer thủ vai) lại càng khiến tôi say đắm đuối với một hình tượng rối loạn chống đối nhân cách, ngầu hơn khi nó xảy ra ở phụ nữ.

(nguồn:Elle.com, Hình tượng Villanelle do Jodie Comer thủ vai)
Trước giờ tôi chỉ biết đến những hình tượng Psychopath là đàn ông, trong sách và phim thì nên kể đển Hannibal Lecter (Series Hannibal), Michael Myers ( Hallowen 1978), Jigsaw (Series Saw), Leatherface ( Texas Chainsaw Massacre 1974), Norman Bates (  Psycho 1960),....Hay những cái tên có thật như Ted Bundy, Richard Ramirez, sát nhân Zodiac, Jack the Ripper,....Nhưng những ấn tượng của tôi đã tiến dần đến với phái yếu sau khi biết đến nhân vật Villanelle.
Tôi thường nghe mọi người đùa nhau rằng :"Thôi nào, đừng đùa với phụ nữ." Đúng, lúc đó tôi đã mỉm cười. Phụ nữ Psychopath cũng rất riêng đấy, nhưng nhân vật Villanelle tôi kể trên theo tờ báo New york Time được giáo sư tâm thần học Michael H. Stone tại đại học y Columbia -ông cũng là tác giả của cuốn sách nghiên cứu có tên tiếng anh là " The New Evil: Understanding the Emergence of Modern Violent Crime."cho rằng :
"Real-life female psychopathic killers are hard to come by, at least relatively speaking, as compared to male psychopathic killers. (It’s important to note that while many, if not most, serial killers are psychopathic, not all psychopaths are killers, or violent at all.) Among Stone’s personal collection of 800+ true-crime books, which he’s amassed over 40 years, he found just 57 women whom he considered clinically psychopathic, given their descriptions and histories. Of these, he made a smaller list he called “the dirty dozen” — the worst of the worst. “None of them are anything like Villanelle, who’s basically a hired hit-woman,” he says. “Female psychopaths are quite different.” 
(Tạm dịch: Những kẻ giết người là phụ nữ ở ngoài đời thường rất khó xuất hiện, nói một các tương đối nếu so với những kẻ giết người khuynh hướng tâm thần là nam giới. (Cần chú ý rằng, mặc dù nhiều người, nếu không phải là hầu hết, những kẻ giết người thường xuyên có khuynh hướng tâm thần, nhưng không phải những người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội đều là những người bạo lực.) Trong bộ sưu tầm của Stone gồm 800 quyển sách viết về tội ác có thật, mà ông đã tích lũy được hơn 40 năm, ông ấy chỉ tìm thấy được vỏn vẹn 57 phụ nữ mà ông cho rằng mắc các rối loạn tâm thần trên lý thuyết, và trên các hành vi trước đó của họ. Trong số này, ông cũng đã lập ra danh sách " the dirty dozen" -" Tạm gọi là : tệ nhất trong số tồi tệ nhất". Ông cho rằng :" Không ai trong số họ giống Villanelle, người về cơ bản là một sát thủ máu lạnh." Ông nói: "Dường như đối với phụ nữ, Psychopath ở phái yếu mang tính rất khác biệt." )
Điều đó cho thấy gì? Đúng, điều đó cho thấy tất cả những hình tượng về Psychopath khá mơ hồ và đôi khi được xây dựng khá khác xa so với lý thuyết. Theo ý kiến cá nhân tôi, Psychopath trên màn ảnh, tiểu thuyết mang tính lý tưởng hóa như thế, nhưng những bộ phim cũng đã làm khá tốt khi mang hình tượng nhân vật mới lạ đến với công chúng. 
Quay lại chủ đề tôi nhắm tới, tôi nghĩ bản thân tôi cũng khá có đầu óc mơ mộng về hình tượng của các Psychopath, đôi khi tôi cũng tự hỏi bản thân rằng việc tôi ấn tượng đối với họ vì tôi tò mò hay tôi thương hại? Tôi không thể nhận bản thân thấu hiểu được, với những con người suy nghĩ toan tính ta làm sao mà biết rằng bản thân có bị lừa hay không?
Tình yêu, một cụm từ khiến tôi khó mà tóm gọn lại bằng định nghĩa ngôn ngữ. Bản chất nó đã gây rất nhiều sự thích thú khi nhắc đến rồi, bất kì cái gì gắn với yêu nó cũng đều khiến con người ta quan tâm, gần lại để thông hiểu. Thế vậy ẩn sâu trong những con người mang trong mình bạo lực, sự chống đối, đôi khi có phần rất lạnh lùng trong cách ứng xử khiến cho những người xung quanh có phần sợ hãi thì có những điểm gì để người những kẻ có tính cách như tôi hứng thú? 
Tuy vậy nên nhớ rằng, theo các nhà khoa học nghiên cứu, những Psychopath không hề có tình cảm, nói đơn giản rằng họ không phải là một người lí tưởng để yêu vì trong họ không tồn tại cử chỉ về tình yêu. Một Psychopath muốn người khác chú ý mình hơn là bản thân họ muốn yêu. Tất cả những hành động của họ khi đối tốt với mọi người đều mong muốn lợi ích cá nhân, điều khiển, chơi đùa. Họ không đồng cảm, không cảm thấy sợ nên điều đó khiến tôi rất hoài nghi về những mối quan hệ tôi biết qua các câu chuyện. Sự hấp dẫn có thể gây chết người. Tôi thừa nhận bản thân bị hấp dẫn bởi những cá thể cá tính như trên. Nhưng có vẻ như chúng ta yêu thích cái "đẹp" hơn thì phải?
Khi đọc một vụ án việc chúng ta quan tâm rằng có mấy người chết, họ là ai, chết vì gì và cuối cùng là hung thủ là kẻ nào. Rất nhiều người nhận định rằng sâu thẳm bên trong những con người điên cuồng bạo lực ấy chẳng có gì để thông cảm vì họ đã làm những hành động chỉ có quái vật mới nghĩ tới. Thế nhưng bản thân tôi thấy nó khá là mang tính nghệ thuật. Chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ, quái lạ, nghệ thuật ở đâu chứ? Nếu nhìn sâu vào bản chất của từng vụ án như vụ án của Richard Ramirez, mệnh danh là "Night stalker" luôn để lại dấu triệu hồi quỷ satan trên tường nơi hắn đi qua và hiếp giết người vô tội được vẽ bằng máu của nạn nhân.
(tên tội phạm :Richard Ramirez)
(kẻ sát nhân :Ted Bundy)
Ted Bundy khá nổi tiếng với cộng đồng những người mê tâm lý học tội phạm, hắn mang vẻ bề ngoài quyến rũ, hấp dẫn chết người, nhưng lại là một con ác quỷ đội lốt. Thế nhưng chính cách Ted giết người cũng rất riêng, hắn thường sử dụng các vũ khí gây sát thương cùn hoặc bóp cổ, chính hai cách tương đối ít gây ra tiếng động và có thể thực hiện bằng các vật dụng gia đình thông thường nên cảnh sát đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hiện trường vụ án. 
Tôi nghĩ nó chính là nghệ thuật, nghệ thuật được định nghĩa là một loạt những hoạt động khác nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra. Tuy nghệ thuật này có phần khiến con người ta cảm thấy ghê rợn với cách thức hình thành thế nhưng không thể chối cãi rằng nó rất thu hút. 
Phải công nhận rằng khi Ted và Richard bị bắt chúng cũng có fan cuồng, có người còn tự nguyện ngủ và quan hệ tình dục với chúng. Chúng bằng cách nào đó rất được đãi ngộ bởi một bộ phận phụ nữ. Đó liệu có phải là một trong những bằng chứng chứng minh "Sự hấp dẫn chết người"? Bản thân chúng ta nếu là một người có tư tưởng khá trẻ và ngông, thì giữ một người ăn mặc thư sinh và một người trông rất nổi loạn, ta luôn thấy được sự hấp dẫn từ phía người nổi loạn. Đó là lí do vì sao mấy đứa bạn tôi, bad boy, bad girl không hề thiếu bạn tình.
Tôi sẽ phải thừa nhận chúng ta khá là bị cái lý tưởng hóa từ phim ảnh ảnh hưởng tới nhận thức về những hình tượng nguy hiểm. Thế nhưng chúng ta cũng đừng vì thế mà bác bỏ những nghiên cứu, định nghĩa do khoa học tạo lập. 
Hãy chấp nhận nó và tiếp tục mơ mộng.
Kết.
Thôi thì tôi cảm thấy bài viết này khá lan man, nhưng mong bạn đọc hãy đọc coi như là một bài viết bày tỏ ý kiến cá nhân lủng củng. 
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ.