Sự bền vững trong Game hóa
Để dự án Game hóa của bạn mang về những lợi ích dài hạn.
Một dự án Game hóa được đánh giá là phát triển bền vững khi nó vừa tồn tại ổn định trong môi trường vừa thu về lợi ích dài hạn. Về cơ bản, Game hóa được làm ra để sản sinh lợi nhuận, và càng kéo dài được dòng phát sinh lợi nhuận thì bạn càng có nhiều cơ hội để đầu tư cho những bước phát triển về sau. Một khi bạn đã xác định phát triển bền vững một dự án Game hóa, bạn sẽ thấy việc lập kế hoạch và chiến lược phát triển cho dự án của mình trở nên dễ dàng như thế nào.
Sử dụng Game hóa đúng cách
Bạn muốn nhận được gì khi lựa chọn một giải pháp Game hóa? Bạn muốn lượt truy cập tăng lên đột ngột rồi trở về mức độ ban đầu, hay muốn lượt truy cập tăng lên từ từ và sẽ còn tăng nữa theo thời gian nhờ vào sự ảnh hưởng của những người chơi lâu năm, những người sẵn sàng ở lại với hệ thống và trở thành “đại sứ thương hiệu”?
Trường hợp đầu tiên là một ví dụ cho một thiết kế Game hóa nghèo nàn. Quay trở về những năm 1920, tại Chicago, công ty Hawthorne Works đã thực hiện một chuỗi thí nghiệm để xem việc thay đổi hệ thống chiếu sáng có làm tăng hiệu suất làm việc của công nhân hay không. Họ cho lắp những bóng đèn có công suất lớn hơn và kết quả là năng suất công nhân đã tăng lên, nhưng chỉ trong thời gian thí nghiệm. Khi thí nghiệm kết thúc, năng suất của công nhân liền trở về mức bình thường.
Năm 1950, trong một nghiên cứu của mình, Henry A. Landsberger đã dựa vào thí nghiệm này để phát triển một khái niệm có tên là “hiệu ứng Hawthorne”.
Hiệu ứng Hawthorne hoạt động theo cách khá đơn giản: bạn đưa ra một thay đổi, bảo với người ta là thay đổi kia sẽ giúp tăng năng suất lao động, người đó nghe hiểu và nỗ lực hơn trong công việc - trong một khoảng thời gian ngắn. Không chỉ nằm ở hệ thống chiếu sáng, hiệu ứng Hawthorne còn xuất hiện khi bạn dọn dẹp bàn làm việc, giữ sàn nhà sạch sẽ hay thay đổi địa điểm làm việc.
Để đạt được trường hợp đầu tiên, dự án Game hóa nhất thiết phải tạo ra được hiệu ứng Hawthorne cho người chơi. Tuy nhiên, như bạn đã thấy trong thí nghiệm Hawthorne, công ty đã có thể thực hiện những cuộc thí nghiệm ít đắt đỏ hơn là thay đổi toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong nơi làm việc.
Phát triển Game hóa bền vững
Khi nói đến phát triển bền vững, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm chính là khả năng tồn tại và phát triển dài hạn. Nhờ khoa học kĩ thuật, tuổi thọ của con người đã có thể kéo dài được gần một thế kỉ; nhưng bi kịch làm sao khi phần lớn thời gian cuộc đời ấy chúng ta lại mắc kẹt tại nơi làm việc, chẳng tìm nổi một phút để suy nghĩ cho riêng bản thân mình. Và chính tại đây, thiết kế Game hóa của bạn sẽ tạo nên thay đổi.
“Bền vững là đúng đắn, là thông minh, là sản sinh ra lợi nhuận.”
Để dự án Game hóa của bạn mang đến những giá trị vượt xa hiệu ứng Hawthorne, ngay từ đầu nó cần được định hướng để phục vụ cho lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Nó không phải thứ “dùng một lần xong bỏ” mà phải là một chu trình tuần hoàn được đầu tư dài hạn để mang về những lợi ích dài hạn.
Muốn biết dự án Game hóa của bạn có tiềm năng phát triển bền vững hay không, bạn cần thu thập trải nghiệm thực tế của người dùng. Hãy lập những đội kiểm tra gồm những người chơi có chuyên môn, để họ tiếp xúc với hệ thống Game hóa, tìm kiếm những lỗ hổng và những khu vực cần cải thiện, từ đó làm ra một sản phẩm tốt hơn. Quá trình chơi thử nghiệm này cần diễn ra xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm Game hóa và trở đi trở lại để hoàn thiện sản phẩm.
Ví dụ, nếu bạn muốn tạo ra một thiết kế Game hóa để cải thiện khả năng hợp tác của hệ thống nhân sự, trước hết bạn cần tập hợp một nhóm người chơi thử nghiệm. Hãy xem cách họ tham gia vào trò chơi, mất bao lâu để họ hoàn thành nhiệm vụ, xem chúng có quá khó hay quá dễ với họ không... Nếu trò chơi khiến nhân viên của bạn làm việc chăm chỉ hơn, khiến họ hợp tác hơn với đồng nghiệp thì bạn đã thành công; còn nếu không cũng đừng lo lắng, bởi sẽ thực tế hơn nếu bạn thấy một người cứ đảo mắt lúng túng trước một nhiệm vụ hay một người khác vươn vai vì đã hoàn thành nhiệm vụ quá sớm và không biết phải làm gì tiếp theo. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, và cũng là lí do bạn cần những người chơi thử nghiệm; hãy ghi chú những vấn đề phát sinh và bấm nút lặp lại quá trình cho đến khi vấn đề của bạn thực sự được giải quyết.
Bạn cần chú ý thêm ba khía cạnh khác để làm nên một dự án Game hóa bền vững, đó là quản lí nhiệm vụ, điều hướng người chơi và đo lường độ hiệu quả của cơ chế trò chơi. Phát triển bền vững là mang lại lợi ích bền vững, và một dự án Game hóa mang lại lợi ích bền vững sẽ giúp bạn sớm quay vòng nguồn đầu tư; lợi nhuận phát sinh càng nhiều thì nhà tài trợ của bạn càng hạnh phúc.
Kết luận
Để một dự án Game hóa được đánh giá là thành công trong một môi trường cụ thể, nó cần phải mang lại những lợi ích dài hạn. Điều đó có nghĩa là bạn cần đặc biệt đề phòng hiệu ứng Hawthorne khi đánh giá thành công bước đầu của hệ thống Game hóa. Một khi dự án của bạn đã thu hút được sự tương tác của người chơi, bạn cần chứng minh được điều tương tự cũng sẽ diễn ra trong tương lai, phải luôn đặt tư duy bền vững lên hàng đầu. Hãy cảnh giác trước những kết quả chớp nhoáng, liên tục theo dõi khu vực chơi thử nghiệm để đưa ra những nhận định chính xác, từ đó lên kế hoạch đầu tư dài hạn.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất