Sự bách hại Ki-tô hữu
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, Vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em vì Thầy Mà bị người ta sỉ vả, bách hại Và...
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,Vì Nước Trời là của họ.Phúc thay anh em vì ThầyMà bị người ta sỉ vả, bách hạiVà vu khống đủ điều xấu xa.Anh em hãy vui mừng hớn hở,vì phần thưởng dành cho anh emở trên trời thật lớn lao.Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.(Matthew 5 : 10,12)
BÁCH HẠI KI-TÔ HỮU

Tôn giáo nào bị bách hại nhiều nhất trên thế giới ngày nay? Câu trả lời có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Đó là Ki-tô giáo, đặc biệt với những Ki-tô hữu sống trong những quốc gia mà Hồi Giáo chiếm đa số, những quốc gia mà Ki-tô giáo thường có trước Hồi Giáo hàng trăm năm.
Một danh sách được khởi tạo bởi Open Doors USA, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào phục vụ các Kitô hữu bị bách hại, cho thấy các nước Trung Đông chiếm phần lớn trong top 10 các quốc gia bách hại cực đoan Ki-tô hữu. Top 10 được xếp theo thứ tự như sau:
1. Bắc Triều Tiên
2. Somalia
3. Afghanistan
4. Pakistan
5. Sudan
6. Syria
7. Iraq
8. Iran
9. Yemen
10. Eritrea
Cũng theo Open Doors USA, ngày nay cứ 12 Ki-tô hữu thì có một người trải qua việc bách hại cao, rất cao hoặc cực đoan vì đức tin của họ. Gần 215 triệu Ki-tô hữu đối mặt với cuộc bách hại cao, với 100 triệu người sống ở châu Á.
Theo trung tâm nghiên cứu về Cơ đốc giáo toàn cầu, một trung tâm nghiên cứu học thuật theo dõi các xu hướng nhân khẩu học trên toàn thế giới trong cộng đồng Ki-tô giáo, ước tính rằng từ năm 2005 đến 2015, 900.000 Ki-tô hữu đã tử đạo - trung bình 90.000 Ki-tô hữu mỗi năm.

Việt Nam cũng thuộc các quốc gia bách hại Ki-tô giáo ở mức rất cao với việc xếp thứ 17 theo danh sách của Open Doors USA. Các Ki-tô hữu ở Việt Nam đang bị khủng bố ngày một nhiều hơn. Các cộng đồng Kitô hữu lịch sử gặp phải sự bắt giữ và tước đoạt đất đai bởi các nhà chức trách. Việc chuyển đổi sang Ki-tô giáo từ nền tảng Phật giáo hoặc vô thần đối mặt với cuộc đàn áp mạnh mẽ, không chỉ từ chính quyền, mà còn từ các gia đình, bạn bè và hàng xóm. Những tín hữu Tin Lành có xu hướng tụ tập trong nhà thờ, và họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ các tầng lớp khác nhau của xã hội. Giáo hội Công giáo là cộng đồng Ki-tô giáo lớn nhất trong nước, nhưng chính phủ Việt Nam xem như là gắn liền với các thế lực nước ngoài, và như là một phần còn lại từ thời thuộc địa của Pháp. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2016, chính phủ Việt Nam đã thông qua một đạo luật mới về Tín ngưỡng và Tôn giáo, nhằm làm hạn chế quyền tự do tín ngưỡng.
NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC BÁCH HẠI
1. CÁC CHÍNH QUYỀN ĐỘC TÀI TÌM KIẾM ĐỂ KIỂM SOÁT TẤT CẢ CÁC NIỀM TIN TÔN GIÁO
Có nhiều lý do khiến người Kitô hữu bị bức hại. Ở một số quốc gia, việc lăng mạ nghiêm trọng Ki-tô hữu diễn ra dưới chính quyền độc tài. Trong trường hợp của Bắc Triều Tiên và các nước cộng sản khác, các chính phủ độc tài muốn kiểm soát tất cả tư tưởng tôn giáo như một phần của một kế hoạch toàn diện để kiểm soát tất cả các khía cạnh của đời sống chính trị và công dân. Các chính phủ này coi một số nhóm tôn giáo là kẻ thù của nhà nước vì họ có niềm tin tôn giáo điều có thể thách thức lòng trung thành với các nhà cai trị.
2. SỰ THÙ ĐỊCH HƯỚNG TỚI CÁC NHÓM TÔN GIÁO PHÍ TRUYỀN THỐNG VÀ THIỂU SỐ
Một lý do khác khiến người Kitô hữu bị bách hại là sự thù địch hướng tới các nhóm tôn giáo phi truyền thống và thiểu số. Ví dụ, ở Niger, hơn 98% dân số là Hồi giáo, và sự thù địch xuất phát từ xã hội nhiều hơn là từ chính phủ. Về mặt lịch sử, Hồi giáo ở Tây Phi đã trở nên ôn hòa, nhưng trong 20 năm qua, hàng tá hiệp hội Hồi giáo đã nổi lên, giống như phong trào Izala, nhằm hạn chế quyền tự do của các nhóm tôn giáo "người Hồi Giáo lầm lạc" và thiểu số như Ki-tô giáo.
3. THIẾU QUYỀN CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
Việc thiếu các quyền cơ bản của con người là một phần quan trọng trong việc bách hại ở một số quốc gia. Ví dụ, ở Eritrea, có những vi phạm về tự do ngôn luận, hội họp, niềm tin tôn giáo và phong trào, thêm vào đó các vụ giết người không được xét xử, các cụ mất tích bị ép buộc, giam giữ kéo dài, tra tấn, và phục vụ quốc gia không xác định, điều này khiến nhiều người Eritrea chạy trốn khỏi đất nước.
CÁC TÍN HỮU LÀM GÌ KHI BỊ BÁCH HẠI
Câu hỏi là các tín hữu làm gì khi bị bách hại? Họ có đáp trả hận thù bằng hận thù không? Họ có đáp trả những lời chửi rủa bằng những lời chửi rủa không? Họ có đáp trả việc giết người bằng giết người không? Câu trả lời là họ đáp trả lại bằng tình yêu.
Chớ trả thù (Matthew 5 : 38,42)"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.Phải yêu kẻ thù (Matthew 5 : 43,48)"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
Khi thực hành đức tin vào Đức Giê-su Ki-tô, các tín hữu cũng sẽ phải chịu khổ hình thập giá như chính Đức Chúa của họ đã phải chịu vì tội lỗi của nhân loại. Mặc dù bị nhạo báng và bị đóng đinh vào thập giá, Đức Jesus vẫn cầu nguyện với Thiên Chúa Cha vì những kẻ bách hại mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Lu – ca 23 : 34). Bác ái với mọi người, cầu nguyện và tha thứ cho những kẻ bách hại mình luôn là tôn chỉ của các Ki-tô hữu.
Bác ái đối với mọi người, kể cả thù địch (Rô-ma 12 : 14,21)Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa: vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan, đừng lấy ác báo ác, hãy chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người. Anh em thân mến, đừng tự mình báo oán, nhưng hãy để cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa làm việc đó, vì có lời chép: Đức Chúa phán: Chính Ta sẽ báo oán, chính Ta sẽ đáp trả. Trái lại, kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.
Chú ý: Các bạn có thể truy cập website https://sachsuthat.com/, chuyển ngữ từ website http://www.thewarning-secondcoming.com/ để tìm hiểu thêm những kế hoạch mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta ở thời đại này. Đây là lời mặc khải mà Thiên Chúa Ba Ngôi ban cho tiên tri Maria Divine Mercy từ năm 2010, bao gồm những tóm lược giáo huấn, giải thích các lời tiên tri và hướng dẫn tâm linh dành cho phần đông những người chưa có nhiều cơ hội tiếp cận Kinh Thánh.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất