Thể loại: Góc nhìn giáo dục.
---
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang từng nói trên một podcast của Vietcetera: ''Người bệnh trầm cảm không bị giết chết bởi căn bệnh, mà là chính bởi thái độ ứng xử của xã hội đối với họ''.
- Bên cạnh việc nuôi dạy trẻ bằng những kiến thức nền sơ khai, ta cũng cần quan tâm đến nội tâm và dành nhiều thì giờ để tâm sự lắng nghe nhiều hơn với trẻ. Hãy nhớ rằng mỗi cá thể đều có những nhìn nhận và mối tương quan khác nhau, nên việc mãi lo dung nạp các kiến thức khuôn mẫu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ. Chỉ khi dành nhiều nội tâm như vậy ta mới thực sự là một người biết cách yêu mến nhi đồng.
Ta không nên chủ quan giao hoàn toàn việc giáo dục thiếu nhi cho phía nhà trường, vì nhà trường cũng có những hạn chế nhất định, những trường hợp được quan tâm đặt biệt là rất hiếm trong tổng số nạn nhân của việc giáo dục sai cách.
Mình đã dành ra 3 tuần để khảo sát trên 30 trẻ em và tất cả đều có các dấu hiệu của tiền trầm cảm. 100% nguyên nhân đến từ sự thiếu cảm thông từ phía gia đình và sự vô cảm của những người thợ dạy đang được gắn mác là những người giáo viên. Để làm được một người giáo viên thực thụ là rất khó, chúng đòi hỏi cao ở các khía cạnh khác nhau (Vấn đề này mình sẽ nói cụ thể hơn ở một bài viết khác).
Trở thành phụ huynh cũng vậy. Để sinh ra những đứa trẻ đa số mọi người đều làm được, nhưng để nuôi nấng chúng phát triển một cách đúng đắn thì lại là chuyện hiếm gặp. Vì điều này đòi hỏi ta luôn phải học tập ngay cả trên cương vị là bậc phụ huynh để hiểu biết như thế nào là ba mẹ tốt. Song với đó là những áp lực cơm áo gạo tiền để duy trì sinh hoạt chung của gia đình. Thật sự rất khó. Nhưng dù vậy cũng đừng buông xuôi, hãy nhẫn nại và tiếp tục giúp trẻ tháo gỡ đi sự vùi lấp tiêu cực mà xã hội hoặc chính ta đã dán đặt lên. Bằng cách dành nhiều thời gian để lắng nghe nội tâm và
[PHẢI CÓ SỰ CÔNG NHẬN CÁ TÍNH RIÊNG CỦA TRẺ ĐẾN TỪ PHÍA PHỤ HUYNH].
Có một thực tế rằng, nếu như quá trình giáo dục đầu đời của trẻ bị thất bại và đã phát triển theo chiều hướng xấu đi. Lúc này những lời khuyên từ gia đình không còn hữu ích về mặt tác động nữa. Nếu như đã rơi vào tình trạng này thì hãy nhờ đến sự trợ giúp từ những người ngoài cuộc. Họ sẽ có những góc nhìn mới mẻ và một tâm thế dễ chịu hơn khi tiếp súc, như vậy khả năng lắng nghe của các em sẽ được tăng dần và chịu mở cửa lòng mình nhiều hơn.
Nếu nhìn chung quanh bạn không có ai đủ tin cậy để làm điều này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình bằng cách nhắn tin trên facebook hoặc qua SĐT: 0933847195 (gặp Liêm).
Mình sẽ hỗ trợ về phần lý thuyết hoặc nói chuyện trực tiếp trong giới hạn và khả năng tốt nhất.
---
*Lưu ý: [Điều này hoàn toàn miễn phí. Nhưng điều kiện cần ở bạn là một thái độ ứng xử nghiêm túc và trân trọng].
Thân chào.
Nền tảng fanpage:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100088914813356&mibextid=ZbWKwL