Nguồn: suhovuong.com
Được biết đến nhiều hơn từ chương trình "Thương vụ bạc tỷ" nhưng Drama về Sử Hộ Vương đã được bắt đầu khi trò chơi chưa được ra mắt. Tạm gác lại về những điều về Văn Hóa Việt Nam - Hình tượng nhân vật lịch sử vì đã có quá nhiều quan điểm được đưa ra. Vậy về trò chơi, tại sao họ vẫn tiếp tục làm dù bị đả kích rất nhiều, mình sẽ đưa ra một số quan điểm nhé!
Ba thành viên sáng lập Gamize - Nguồn: thanhnien.vn

Ý tưởng bắt đầu đến từ đâu?

Dễ dàng nhận thấy điểm tương động giữa "Sử Hộ Vương" với "Fate/Grand Order" hoặc là "Onmyoji" từ những thông số đến cách đặt các rank với nhau. Chúng ta nhận ra có thể những Co-founder đã có sự kế thừa từ những Game đi trước để làm 1 phiên bản thuần Việt cho những Game đó.

Những người nào ủng hộ cho Game?

Văn hóa Nhật Bản đặc biệt là Anime/Manga không còn xa lạ với người Việt Nam khi hiện tại chúng ta có thể biết cả thế giới chỉ nhờ click chuột. 
Một lượng người ủng hộ phần lớn mình đoán đến từ giới Fan Anime/Manga Việt Nam. Nhưng đó chỉ là 1 phần nhỏ trong dân số Việt Nam ta, nên không thể tránh khỏi những ý kiến trái chiều.

Việc "Manga hóa" nhân vật lịch sử Việt Nam

Kashima "Moe hóa" ver.

Mình nghĩ điều đó hay, nhưng chưa phù hợp để phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam.
"Fate/Grand Order", "Onmyoji" cũng đều dựa vào những nhân vật có ảnh hưởng và có những cái tên là vị thần của Văn Hóa Nhật Bản nhưng rồi trò chơi vẫn phát triển hay 1 game khác là "Kantai Collection" lấy tên của những tàu chiến Nhật Bản vào các đợt chiến tranh.
Điều này không bất ngờ ở Nhật Bản vì Anime/Manga là 1 phần văn hóa không thể tách rời cũng như đặc trưng của họ và ở Việt Nam mọi thứ còn quá mới để tiếp nhận, đặc biệt là với lối suy nghĩ "Người đi trước luôn đúng" đã in sâu vào tâm trí của mỗi người chúng ta.  

"Otaku" luôn bị kỳ thị

Nói không quá nhưng cộng đồng Fan Anime/Manga ở Việt Nam hay trên thế giới luôn bị nhìn nhận một cách không chính thống, dù rằng có thành công qua bao nhiêu mùa Festival, lễ hội, chương trình... Những người "ngoại đạo" vẫn luôn có khoảng cách dù chúng ta có muốn hay không.
Bản chất con người và đặc biệt là những người có tư duy mở để phát triển, sau khi hình thành thế giới quan của bản thân, khó lòng có thể thay đổi được họ. Nó như một kiểu ép buộc tiếp nhận thông tin mới vì bản thân họ không muốn thay đổi thế giới quan của chính mình. Nên vô tình "Sử Hộ Vương" lại là đề-pa hoàn hảo để những người "ngoại đạo" có cơ hội thể hiện cái tôi không thích những văn hóa Anime/Manga. Những sự việc này luôn diễn ra nhưng đây với một quy mô đã đến được với sóng truyền hình cũng như một chương trình có tiếng thì nhiều người bất đồng là chuyện không thể tránh khỏi.
LGBT, Người da màu,... luôn đấu tranh và đòi lại quyền lợi. Thế kỷ XXI - Công nghệ 4.0 rồi đấy, nhưng sự "kỳ thị" về một nhóm người có cảm giác hơi khác với chúng ta có còn hay không? Ai cũng biết câu trả lời. Sau việc Việt Nam ta không đồng ý về hôn nhân đồng tính có nhiều người nói vui rằng:
Trong nước còn phân biệt vùng miền với nhau mà còn mong chờ điều gì?

Tương lai của "Sử Hộ Vương"

Shuten Douji

"Sử Hộ Vương" sẽ còn tranh cãi rất nhiều và họ đã trải qua nhiều hơn những việc chúng ta được biết qua sóng truyền hình.
Nhưng vẫn sẽ luôn ở đó những người ủng hộ, sẽ còn đó những người muốn đưa "Văn hóa" này đến rộng rãi hơn với đại chúng và sẽ còn đó những ý kiến trái chiều luôn được nói đi nói lại về "Hình tượng nhân vật". Cuối cùng thì thời gian sẽ là câu trả lời hiệu quả nhất cho mọi người. "Sử Hộ Vương" phát triển hay là biến mất? 



Lời kết

Nguồn: comicola.com
Không phải vì những ý kiến trái chiều mà lại phải thay đổi để phụ hợp với số đông, bản thân những Game cùng thể loại có tên tuổi khác cũng đều chỉ tiếp cận được 1 phần thiểu số và phát triển trên cộng đồng đó. "Sử Hộ Vương" đang đi từng bước để phát triển thêm ở lĩnh vực của bản thân, bước đến đầu tiên là phát hành được App trên điện thoại. Mong rằng "Sử Hộ Vương" sẽ tiếp tục đi những bước đúng đắn và được sự ủng hộ của những người chơi, "Sử Hộ Vương" sẽ phát triển một cách trọn vẹn hơn là những lời nói bóng gió về các "Hình tượng nhân vật" mà chúng ta đã bị gắn chặt trong đầu ở môn học mang tên Lịch Sử.
hongkhoa.