1.Nền văn minh Maya
Được cho là nên văn minh tiến bộ nhất Tân thế giới thời kỳ Tiền Colombo, người Maya xây những thành phố bằng đá trong các khu rừng ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ. Đó là những phức hợp hoàn chỉnh với quảng trường, cung điện, kim tự tháp và sân bóng.
Người Maya cũng nổi tiếng với hệ chữ tượng hình riêng biệt, toán học, thiên văn học, tính toán lịch và kỹ thuật kiến trúc. Nền văn minh Maya phát triển đến đỉnh cao vào giai đoạn năm 250-990 SCN.
Sự chấm dứt của nền văn minh này là 1 bí ẩn lớn nhất lịch sử. Các thành phố bỗng chóc bị bỏ hoang và xóa sổ cùng với các tiến bộ kỹ thuật. Hàng chục giải thuyết xuất hiện để giải thích điều gì đã xẩy ra.
Một vài giả thuyết kết hợp với nhiều nguyên nhân. Mặc dù bị phân tán, người Maya không bao giờ biến mất. Ngày nay, hàng triệu hậu duệ của người Maya vẫn còn sống ở khu vực của tổ tiên họ xưa kia.
2. Nên văn minh sông Ấn.
Cư dân nền văn minh sông Ấn bắt đầu xây dựng các khu định cư tại khu vực ngày nay là Ấn Độ và Pakistan từ 8.000 năm trước, biến họ trở thành 1 trong những nền văn minh sớm nhất của nhân loại.
Đến thế kỷ 3 TCN, họ sinh sống trên diện tích gần 1 triệu km vuông-nhiều hơn những người đương thời nổi tiếng ở Ai Cập và Lưỡng Hà-và chiếm khoảng 10% dân số thế giới.
Quá trình phát triển của văn minh này chưa được giải mã. Các thành phố của dân cư sông Ấn có hệ thống vệ sinh có một không hai cho đến tận thời La Mã. Tuy nhiên, vào khoảng năm 1900 TCN, văn minh sông Ấn (hay còn gọi là văn hóa Harappa) đã sụp đổ nhanh chóng.
Người dân rời bỏ các thành phố và di cư đến khu vực Đông Nam. Ban đầu, các học giả tin rằng một cuộc xâm lược của người Aryan từ phương bắc đã đẩy nền văn minh sông Ấn đến cái kết. Tuy nhiên, giả thuyết này không còn phổ biến ngày nay.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, chu kỳ gió mùa vốn ổn định đã dừng lại trong hai thế kỷ, khiến người dân không thể hoạt động nông nghiệp. Các yếu tố khác, như động đất hay sự bùng phát dịch sốt rét, dịch tả, cũng được cho là có ảnh hưởng.
3.Nền văn minh Anasazi.
Tại vùng Four Corners khô cằn của Tây Nam nước Mỹ ngày nay, vẵn còn dấu tích của những ngôi nhà Anasazi được xây trong vách đá từ thế kỷ XII và XIII, một số cái có hàng trăm căn phòng.
Không công trình nào ở Mỹ cao hơn những ngôi nhà này cho đến khi tòa nhà chọc trời đầu tiên được xây vào thập niên 1880. Nhưng những ngôi nhà vách đá được ưa chuộng không lâu.
Các nhà nghiên cứu phát hiện dấu tích của các vụ thảm sát và ăn thịt người. Đồng thời bằng chứng về tình trạng phá rừng, vấn đề về nước và hạn hán lâu dài khiến nhiều người tin rằng đó là nguyên nhân cho hàng loạt vụ bạo lực diễn ra. Biến động tôn giáo và chính trị có thể đã khiến tình hình thêm hỗn loạn.
Cuối cùng, người Anasazi buộc phải rời quê hương mình, chạy trốn đến phía Nam vào khoảng thế kỷ XIII. Hậu duệ hiện đại của họ là tộc Hopi và Zuni. Một số hậu duệ không thích cái tên "Anasazi", thay vào đó họ gọi là "Puebloans".