[Stoicism] - Dịch Seneca (86): Vài suy nghĩ khi ghé qua ngôi nhà của Scipio, một con người vĩ đại!
Lời tựa : Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không...
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:
Bức thư số 86
Bạn thân mến!
Tôi đang viết cho bạn ngay trong ngôi nhà của Scipio Africanus, sau khi đã thực hiện nghi lễ tưởng nhớ người đã khuất nơi án thờ mà tôi tin chính là mộ của ông ấy. Linh hồn ông chắc đã trở về với thiên đường, nơi mà từ đó nó xuất hiện. Tôi tin chắc như vậy, không phải vì Scipio đã lãnh đạo một đội quân kiên cường (vì ngay cả Cambyses cũng có thể làm vậy - một kẻ điên nhưng lại biết trưng dụng cái điên của mình cho hợp với thời cuộc), nhưng là vì khả năng kiểm soát bản thân hiếm có và tình yêu nước thiết tha của ông ta, những thứ mà theo tôi còn đáng ngưỡng mộ sau khi ông ta buộc phải rời bỏ quê hương, hơn cả khi ông ta còn đang bảo vệ nó.
Chỉ có một trong hai khả năng được phép xảy ra: hoặc là Scipio ở lại La Mã, hoặc là La Mã được tự do. "Ta không cần bất cứ thứ gì", ông ta nói, "mà có thể làm giảm giá trị những luật lệ và nghi thức của dân tộc. Hãy để tất cả mọi người đều bình đẳng trước luật pháp. Quê hương ơi, hãy phát triển và vững bền trên những nỗ lực ta đã hiến dâng cho người, nhưng hãy làm thế mà không có ta. Ta là lý do khiến đồng bào được tự do; và cũng sẽ là minh chứng cho điều ấy: ta sẽ ra đi, nếu ta đã trở nên quá mức so với sự chấp nhận của dân tộc" (Lời người dịch: ở đây đại ý là Scipio đã giải phóng Rome, nhưng ngay trong chính hành động ấy ông phạm phải một điều luật nào đó bị cấm của quê hương. Vậy nên ông tự chấp nhận bị đày ải đến nơi khác, vì không muốn trở thành điều khó xử cho chính quyền). Làm sao tôi có thể không ngưỡng mộ sự vĩ đại ấy của tâm trí, thứ khiến ông ta có thể từ bỏ tất cả, tự nguyện đi đày để có thể loại bỏ gánh nặng cho chính quyền? Thời cuộc đã đưa đến hoàn cảnh hoặc sự tự do của La Mã phải gán một tội lỗi cho Scipio - chính là người có công đạt được nó, hoặc là Scipio phải làm một điều sai trái với tự do ấy của dân tộc (bằng cách phớt lờ đi việc vi phạm luật pháp của mình). Cả hai đều không thể chấp nhận, vậy nên ông ấy đã tự mình chọn việc tuân thủ luật pháp qua việc chuyển đến Liternum (xem như bị đi đày), khiến chính quyền nợ ông ta, không những chỉ vì chiến công đẩy lùi quân đội của Hannibal, mà còn vì chính việc đi đày ấy.
Tôi đã có dịp xem xét kỹ ngôi nhà, nó được làm bằng những hòn đá tảng thô sơ, tường được vây quanh bởi cây cối, với một cái chòi nhỏ phía trước, canh gác cổng vào ở cả hai phía; bể nước được đặt ở khoảng giữa ngôi nhà và những bụi cây, đủ rộng cho cả một đội quân; và một buồng tắm nhỏ mà ánh sáng thường khó lọt vào - theo cách xây cổ, vì người xưa không tin rằng một người có thể tắm trong nước nóng mà không phải khi bóng tối bao quanh họ (Lời người dịch: mình đoán cái này có chút tâm linh, kiểu tắm nước nóng khi có ánh sáng là phạm thần linh hay gì đó tương tự). Việc nghĩ về thói quen của Scipio - và của chúng ta là một niềm vui nho nhỏ cho tôi. Ở nơi hẻo lánh, nổi tiếng với cái tên "nỗi khiếp sợ của Carthage", người anh hùng đã cứu La Mã khỏi lần thứ hai bị đô hộ, tắm rửa cơ thể mình, tẩy những bùn đất từ đồng ruộng. Vì ông ta rèn luyện mình bằng lao động vất vả, tự cày bừa như cách cổ xưa. Khi ấy, cái mái tồi tàn này che trên đầu; và những viên gạch kém chất lượng này ở dưới chân ông ta.
Nhưng ngày nay ai có thể tắm như vậy? Một người cho rằng anh ta là thứ chẳng ra gì, nghèo khổ thê thảm nếu tường xung quanh phòng tắm không được phản sáng bởi những tấm gương khổng lồ đắt tiền, nếu đá cẩm thạch từ Alexandria không được khảm thêm lên bởi những viên đá Numidian như trong tranh; nếu phòng tắm không có mái kính, nếu đá dolomit từ Thasian, một thứ đã từng rất hiếm ngay cả trong nhà thờ, không được viền xung quanh bồn, nơi anh ta thả mình xuống sau khi đã tự khiến mình mệt mỏi với những đợt xông hơi; và cuối cùng, nếu nước tắm không được đổ vào từ những cái vòi kiểu cách bằng bạc.
Mà đấy mới chỉ là những người bình thường! Tôi còn có thể nói gì về phòng tắm của những kẻ nô lệ được giải phóng? (Lời người dịch: mình đoán những kẻ nô lệ được giải phóng ý chỉ việc tiếm quyền, hoặc là những kẻ này được mua bởi những người quyền lực và từ đó được hưởng xa hoa) Có bao nhiêu bức tượng quý hiếm phải được đặt trong phòng tắm của chúng; bao nhiêu cột trụ chẳng để chống đỡ bất cứ thứ gì mà chỉ nhằm trang trí phô trương! Bao nhiêu vòi phun nước tí tách từ bậc này đến bậc khác! Giờ đây người ta đã chạm đến cái mức xa hoa mà họ sẽ không chịu bước nếu dưới chân không phải là những loại đá quý hiếm.
Trong phòng tắm của Scipio, cửa sổ rất nhỏ, hay chính xác thì chỉ là một khe hở đục từ bức tường đá, chỉ để đón chút ánh sáng bên ngoài mà không mất đi sự kiên cố của căn phòng. Nhưng giờ đây người ta gọi phòng tắm là "hang dơi" nếu nó không được thiết kế để đón nắng mọi lúc trong ngày với cửa sổ lớn, nếu một người không thể có được da rám nắng cùng lúc với việc ngâm mình, hay nếu anh ta không thể nhìn ra biển và ngắm phong cảnh bên ngoài. Bởi vậy, những phòng tắm thu hút khách và được ưa chuộng khi mới mở sẽ nhanh chóng mất đi sức hút và trở nên tiêu điều ngay khi sự xa hoa tìm thấy một cách thể hiện mới vượt trội hơn. Ngày trước, khi chỉ có vài ba nhà tắm công cộng, và chúng không có thứ gì trang trí: tại sao phải trang trí một nơi mà giá vào cửa chỉ là một xu và mục đích là để sử dụng, chứ không phải để ngắm? Không có một vòi phun nước nào, không một nguồn cung cấp nước mới nào như thể nó phát ra từ một suối nước nóng, và không ai quan tâm về thứ nước để giũ sạch bụi bẩn liệu có tuyệt đối sạch sẽ hay không. Vậy mà, thực ra, việc đến những phòng tắm chỉ trát bằng vữa ấy đã khiến người ta vui vẻ đến nhường nào, khi họ biết rằng người làm ấm nước cho họ là Cato, khi ông giữ chức quan thị chính của La Mã, hay Fabius Maximus, hoạc một trong những Cornelii. Vì quan thị chính từ những danh gia vọng tộc từng coi đó là nhiệm vụ của họ: đi đến những nơi công cộng và đảm bảo sự sạch sẽ, dịch vụ chất lượng và nước đủ ấm - không phải ấm theo mức bây giờ, cứ như đang trong một cái lò. Nó nóng đến nỗi kẻ nô lệ nếu phạm phải tội lỗi nên được xử cho tắm sống! Theo những gì tôi được biết, việc tắm nước nóng bây giờ và đi vào một ngôi nhà đang cháy chắc chẳng có gì khác nhau.
"Scipio thật hoang dã và lỗi thời", có người sẽ nói, "khi không làm những ô cửa kính lớn để đón ánh nắng vào phòng tắm của ông ta, hay ông ta không sưởi ấm cơ thể trong nắng, đi lại đủng đỉnh trước khi trầm mình xuống làn nước nóng. Thật là một cuộc sống vô nghĩa không biết hưởng thụ! Ông ta không biết phải sống như thế nào! Nước tắm của ông ta không được lọc; nó thường đục, và nếu không có mưa nhiều thì cứ như bùn vậy!". Nhưng ông ta không quan tâm đến những điều ấy, vì ông ta dùng nó để rửa trôi mồ hôi trên cơ thể, chứ không phải để phục vụ việc hưởng thụ với xức nước thơm.
Liệu bạn nghĩ người ta sẽ nói gì về việc ấy? "Tôi không ghen tị với Scipio: ông ta thực sự là đi đày nếu phải dùng thể loại bồn tắm như thế!". Thực tế, ông ta thậm chí còn không tắm mỗi ngày: ghi chép lịch sử cho thấy người La Mã xưa chỉ rửa ráy chân tay mỗi ngày, những phần bị lấm bẩn bởi công việc, một cách tự nhiên, nhưng cả cơ thể thì họ chỉ làm trong ngày có phiên chợ mà thôi. Chắc có người sẽ ngay lập tức thốt lên: "Ew, họ thực sự phải rất bẩn! Họ sẽ bốc mùi như thế nào?". Như thế nào ư: như trong quân đội; trong công việc, như những con người. Còn giờ đây, khi những nhà tắm phô trương ấy được tạo ra, không lạ khi người ta càng ngày càng trở nên yếu đuối.
Khi Horace muốn miêu tả một kẻ thích ăn diện có tiếng, ông ta đã nói gì? "Bucillus bốc mùi nước hoa". Giờ đây bạn sẽ nói về Bucillus như thể hắn ta bốc mùi dê, hắn sẽ thế vào chỗ của Gargonius, kẻ mà Horace dùng để đối nghịch với hắn (ý chỉ Gargonius là một người giản dị). Giờ, việc chỉ dùng nước hoa dầu thơm là không đủ: bạn cần phải dùng tiếp lần thứ 2, thứ 3 trong cùng 1 ngày để tránh bay mùi. Và họ thậm chí còn hãnh diện như thể đó là mùi thực của họ.
Nếu những điều tôi nói có quá não nề, hãy gán tội cho ngôi nhà của Scipio.
Ở đó, tôi cũng đã học được bài học từ Aegialus, người lao động cần cù nhất, và giờ trở thành người trông coi ngôi nhà: rằng ngay cả những cây lâu năm nhất cũng có thể cấy giống. Đây là điều những người như chúng ta cần học ở tuổi già, vì mỗi người đều sẽ trồng một vườn cây oliu cho con cháu. Tôi đã từng thấy chúng ra hoa kết trái sau 3 hay 4 năm không thu hoạch được gì. Và bạn cũng sẽ được hứng bóng mát của cái cây mà:
Chậm phát triển, nhưng sẽ mang lại bóng mát cho lớp con cháu ta (trích thơ Virgil)
như Virgil đã viết, dù thực ra Virgil không phải là đang miêu tả một sự thật mà có vẻ ổng chỉ vẽ lên một hình tượng thú vị, vì thứ ổng muốn không phải là hướng dẫn người trồng cây mà là thỏa mãn đọc giả. Lấy ví dụ, đây là đoạn mà tôi không thể không chú ý đến khi đọc hôm nay:
Mùa xuân gieo hạt đậu, và cả ngươi nữa, những mầm cỏ linh lăngĐược chào đón bởi những luống cày đất nở vụn,Trong khi những cây kê đến độ cần được chăm bón (trích thơ Virgil)
Có chắc hai loại hạt nên được gieo cùng lúc và cùng vào mùa xuân? Bạn là người phán xét: tôi đang viết cho bạn giữa tháng 6, đã chạm cửa ngõ tháng 7, và tôi mới thấy người ta đang thu hoạch đậu và gieo kê cùng một ngày.
Để tôi nói tiếp về vườn cây oliu. Tôi đã thấy ông ta gieo cấy nó bằng hai cách. Với những cây lớn, Aegialus cắt cành to độ tầm một thước và gieo nó cùng với rễ cái, tỉa bớt rễ và chỉ giữ lại phần trung tâm mà từ đó mọi rễ con mọc lên. Ông ta rắc lên nó phân bón, đặt nó vào dưới hố, rồi thay vì chỉ lấp đất vào ông ta còn giậm chân và nén đất xuống. Ông ta nói không cách nào khác có thể thành công như cách "nén chắc" ấy - ông ta gọi nó. Tôi đoán cách ấy chắc sẽ giúp tránh gió và cái lạnh; đồng thời, cái cây mới cấy cũng sẽ không lay chuyển nhiều, rễ của nó dễ dàng đâm xuống và lấy các chất dinh dưỡng cần thiết hơn. Vì khi còn mong manh và chưa thực sự bám chắc vào đất, ngay cả một sự lay động nhẹ cũng có thể đánh bật rễ của nó lên. Ông ta cũng làm nhẵn cái rễ trước khi gieo lại, vì cho rằng những nhánh rễ mới sẽ đâm lên từ chỗ bị bào. Phần thân không nên đứng cao hơn 3 hay 4 foot (tầm 1 mét) trên mặt đất. Làm như thế, nó sẽ mọc lên một tán lá mới từ gần mặt đất, và sẽ không bị thiếu nước dẫn đến khô héo như cây mẹ. Cách thứ hai để gieo là: ông ta sẽ lấy một cành khỏe mà vỏ còn mềm (như bạn thường thấy trên những cây non) và gieo nó xuống theo cùng một cách ấy. Nó sẽ lớn chậm hơn, nhưng vì rễ được đâm ra từ chỗ cắt nên gần như không có một mấu xấu hay điểm yếu bệnh trong nó.
Còn thứ nữa tôi quan sát được là những cây nho đã được di chuyển khỏi vườn ươm khi đã già. Trong trường hợp này, người ta cần phải giữ lấy tất cả rễ cái rễ phụ nhiều nhất có thể, rồi phải lấp sâu đến ngọn, để rễ có thể đâm ra thậm chí từ thân chính. Tôi đã nhìn thấy nhiều người gieo chúng, không những vào tháng 2, mà ngay cả cuối tháng 3, và những cây nho ấy đang dần ăn sâu và ghì chặt lấy mảnh đất xa lạ với chúng. Aegialus nói thêm rằng tất cả những loại cây thân lớn nên được chăm với nước từ bể chứa. Vì nếu chúng có tác dụng, ta sẽ không còn phải trông đợi vào mưa.
Tôi không mong muốn chỉ cho bạn thêm thứ gì nữa, vì lo lắng rằng tôi sẽ biến bạn thành một đối thủ, như cách Aegialus đã làm với tôi.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I write this to you from lodgings right inside the villa of Scipio
Africanus, having already paid my respects to the great man’s shade and to the altar, which I suspect is also his tomb. His spirit has surely
returned to heaven, from which it came. I believe that, not because
he led great armies (for even Cambyses had those, and he was insane
and took advantage of his insanity), but because of his exceptional
self-control and his patriotism, which in my view was even more
admirable after he left his homeland than while he was defending it.*
It had to be one or the other: Scipio at Rome, or Rome at liberty.
2 “I want nothing,” he said, “that will detract from our laws and customs.
Let all our citizens be equal under the law. O my homeland,
make use of the service I have done you, but do so in my absence. I am
the reason that you are free; I will also be the proof of it: I will depart,
if I have grown greater than is in your interests.” 3 How can I not
admire the greatness of spirit with which he withdrew into voluntary
exile and so removed the burden from the state? Th ings had reached a
point where either freedom had to do Scipio a wrong, or Scipio had to
do freedom a wrong. Neither would have been permissible; so he gave
way to the laws and betook himself to Liternum, making the state his
debtor not only for Hannibal’s exile but for his own.*
4 I have seen the villa built of squared masonry, the wall enclosing
the grove, also the turrets rising in front, guarding the entrance on
either side; the cistern below buildings and lawns, capacious enough
even for the needs of an army; and the cramped bathing quarters.
Th ese last were dimly lit, as the old ones generally were, for our ancestors
thought a bathhouse couldn’t be hot unless it was dark. 5 So
I took great pleasure in pondering the habits of Scipio—and our
habits. In this little nook, the famous “terror of Carthage,”* the man
who saved Rome from a second capture, would wash his body, worn
out from working in the fi elds. For he took his exercise in the form
of hard labor, tilling the soil himself as they did in olden times. Th is
shabby roof was over his head; this cheap tile fl oor was under his feet.
But nowadays who could stand to bathe in such a style? 6 A man
now thinks himself a shoddy pauper unless his walls gleam with large
and costly mirrors, unless his Alexandrian marble has a contrasting
inlay of Numidian and a mosaic border all around of many colors
laid out like a painting, unless the chamber has a glass ceiling, unless
Th asian dolomite—once a rare sight even in temples—rims the pools
where we plunge our limbs drained by their heavy sweating, unless
the water pours from spigots made of silver. 7 And those are just the plebeian fi xtures! What shall I say of the bathhouses of freedmen?
How many statues there are; how many columns that don’t support
anything but are put there only for decoration and for the sake of the
expense! How many fountains babbling from tier to tier! We have
reached such a pitch of luxury that we don’t even want to walk unless
we tread upon precious stones!
8 In Scipio’s bathhouse the windows are tiny, mere slits cut into
the stone wall so as to admit light without making the building less
defensible. But nowadays they refer to bath buildings as “moth holes”
if they are not designed to take in the sunshine at all hours of the
day through large windows, if one cannot get a suntan there along
with one’s bath, if one does not have a view from one’s tub of the
contryside and of the sea. For that reason, baths that drew admiring
crowds at the time of their dedication are despised as outmoded the
moment self-indulgence devises some new means of outdoing itself.
9 In the old days, there were only a few bathhouses, and they had no
kind of décor: why decorate a building when the admission is only
a farthing and the purpose is utility, not amusement? Th ere were no
water jets below the surface, no constant supply of fresh water as if
from a hot spring, and no one cared whether the water that washed
away dirt and grime was crystal clear. 10 And yet, in all truth, how
delightful it is to enter those dark bathhouses with their plain stucco,
when you know that the aedile who felt the water temperature with
his own hand and adjusted it for you was Cato, or Fabius Maximus,
or one of the Cornelii!* For aediles from the noblest families used to
make it their business to enter the public establishments and ensure
cleanliness and a serviceable and healthy temperature—not the temperature
you fi nd now, which is more like a furnace. It’s so hot that a
slave convicted of some crime should be sentenced to be bathed alive!
As far as I can tell, there’s no diff erence these days between going for
a hot bath and entering a burning building!
11 “How uncouth of Scipio,” some people now say, “not to have
broad panes of mica to let light into his steam room, not to brown
in the sun before simmering in the tub! What a hopeless case! He
didn’t know how to live! His bathwater had not been fi ltered; it was
often murky, and if there had been a lot of rain, it was almost like
mud!” Nor did he mind that sort of bath, for he came there to wash
off sweat from his body, not perfumed oil.12 What do you suppose some people will say about that? “I don’t
envy Scipio: he really did live in exile if he had that sort of bath!”
As a matter of fact, he didn’t even have that sort every day: accounts
of life in old Rome indicate that they washed their arms and legs
daily—the parts soiled by work, naturally—but their whole bodies
only on market day.* At that someone will say, “Obviously they must
have been very dirty! What do you suppose they smelled like?” Like
military service; like work; like men. Now that fancy bathhouses have
been invented, people are much fi lthier.
13 When Horace set out to describe a notorious dandy, what did
he say? “Bucillus smells of lozenges.”* Nowadays you would speak
of Bucillus as if he smelled of the goat—he’d take the place of Gargonius,
whom Horace contrasted with Bucillus. It’s not enough to
put on perfume: you are supposed to reapply it two or three times a
day so that it won’t evaporate from your skin. And they actually take
pride in that smell as if it were their own!
14 If all this seems excessively severe, blame it on the villa. Th ere I
learned a lesson from Aegialus,* the hardworking head of household
(for he now owns the farm): that even the most ancient tree can
be transplanted. Th is is something we need to learn in our old age,
for every one of us plants his olive grove for those who come after.
For that matter, I’ve seen such a grove produce acceptable fruit in
abundance in its third or fourth season.° 15 You too will enjoy the
covering of the tree that
grows later to make shade for your descendants,*
as our poet Virgil says—although Virgil was aiming to produce not
an accurate description but an attractive one. What he wanted was
not to teach farmers but to delight his readers. 16 To give just one
example, here’s something I couldn’t help noticing today:
In spring the beans are planted, and you too
go in the crumbling furrows, rich lucerne,
and at that time of year is millet tended.*
Should these crops be sown at the same time and both of them in
spring? You be the judge: I’m writing to you in June, already getting
toward July, and I’ve just seen them harvesting beans and sowing
millet on the same day.17 Let me get back to that olive grove. I have seen it done by
two methods. With the large trees, Aegialus cut back the limbs to
one foot and transplanted the trunks with the taproot, trimming
the roots and leaving just the central portion to which they were all
attached. He coated this with manure, lowered it into the hole, and
then instead of just fi lling it in with dirt he trampled and compressed
it. 18 He says nothing else works as well as this—“compaction,” he
calls it. Presumably it keeps out the cold and wind; also, the tree
doesn’t move as much, and because of that, new roots are able to
get started and to grasp the soil. For while they are still slender and
not yet established, even a slight movement would surely dislodge
them. He also scrapes the taproot before replanting, for he says that
new roots emerge from all the exposed wood. Th e trunk should not
stand more than three or four feet above the ground. In this way, it
will sprout new foliage from near the ground, and there will not be
a large portion of it that is dry and withered, as there is on old trees.
19 Th e other method of planting is like this: he took strong branches
whose bark was still tender (such as you fi nd on younger trees) and
set them in the soil in the same manner. Th ese are a bit slower in
growing; but since they have come up as if from a scion, they have
nothing gnarly or ill-favored about them.
20 Still another thing I have observed is a grapevine being moved
away from its elm at an advanced age.* In this case, one should gather
up even the root hairs if possible, and then entrench a generous
amount of the vine so that roots will sprout right from the stock. I
have seen some that were planted not only in February but even at
the end of March, and they are now gripping and embracing elms
that were not originally their own. 21 Aegialus adds that all those
trees that are large-boled, if I may use that expression, should be
nurtured with water from the cistern. If that is benefi cial to them,
we are not dependent on the rain.
I don’t intend to teach you anything more, for fear that I might
turn you into a competitor, just as Aegialus did with me.Farewell.
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất