Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 81

Bạn thân mến!
Bạn phàn nàn khi vừa gặp phải một người vô ơn. Nếu đây là lần đầu tiên, bạn nên thấy biết ơn cuộc đời hay cách sống cẩn thận của bạn đi. Nhưng nếu xét riêng về trường hợp này, nhìn lại bạn sẽ thấy điều trớ trêu là những nỗ lực giúp đỡ người khác của bạn không đạt được gì ngoài việc khiến bạn hằn học, mất đi sự rộng lượng của mình. Vì nếu bạn không sẵn sàng đón nhận cái kết cục như thế, thì bạn đã không thực sự làm ơn hay cho đi, và kết quả là, không phải là người vô ơn kia mất đi thứ gì, mà lại chính là bạn mất đi lợi ích thực sự của việc làm ơn.
Bạn nghĩ thử xem, có phải thà tốt hơn là không có sự cảm kích từ người nhận ơn, hơn là không có hành động làm ơn ấy hay không. Cũng giống như sau một vụ mùa thất bát, người ta vẫn cứ phải gieo hạt. Và thông thường, những mất mát do sự cằn cỗi của đất đai rồi cũng sẽ được trả lại bằng một vụ mùa tươi tốt. Hơn thế nữa, đáng để ta tiếp xúc với những kẻ vô ơn, để một ngày ta sẽ tìm ra người thực sự biết cảm kích trước những sự giúp đỡ anh ta nhận được trong cuộc đời. Không ai có thể chắc chắn rằng mình có thể chọn đúng ngay người biết ơn để giúp đỡ mà không bị nhầm lẫn bao giờ. Vậy nên hãy để một vài người trong số họ “đi chệch đường”, để những người khác có thể đến đích. Sau một vụ chìm tàu, thủy thủ sẽ lại tiếp tục giương buồm ra khơi; và một món nợ xấu không đòi lại được đâu thể khiến nhà đầu tư từ bỏ công việc của mình. Nhìn đến tận cùng, bạn sẽ thấy cuộc đời sẽ sớm dừng lại nếu người ta nhanh chóng từ bỏ một hành động họ muốn làm chỉ vì gặp phải những ngăn trở. Vậy nên khi gặp người mà bạn nói không biết ơn đó, tại sao bạn không thử lật ngược vấn đề, và dùng chính kinh nghiệm này để khiến mình trở nên rộng lượng hơn nữa. 

Vì nếu ta không thể chắc chắn thu được kết quả từ một hành động mà bản thân hiểu là đáng làm, thì ta lại càng nên làm nó thường xuyên hơn, để có nhiều hy vọng thành công hơn.

Nhưng tôi đã bàn khá nhiều về chủ đề này trong cuốn “Về lợi ích” của mình. Vấn đề đáng chú ý hơn ở đây là: khi một người đã ít nhiều giúp đỡ ta, rồi sau đó lại quay ra hại ta. Vậy, ta nên cho rằng thế là hòa, và không có lý do gì để ta vẫn mang ơn anh ta thêm nữa? Nếu bạn muốn, bạn có thể nâng tầm vấn đề, và ta sẽ xét cả trường hợp khi tác hại gây ra nghiêm trọng hơn rất nhiều so với sự giúp đỡ trước đó.
Nếu bạn hỏi một quyết định đúng theo luật lệ từ một vị quan tòa nghiêm nghị cứng rắn, ông ta có lẽ sẽ đồng ý rằng hai hành động ấy bù trừ lẫn nhau, và nói: "Đúng là tác hại gây ra cho ta nghiêm trọng hơn, nhưng thực ra ta chỉ nên quan tâm đến phần khác biệt khi nó ở bên phía lợi ích mà thôi". Sự gây hại là nghiêm trọng hơn, nhưng hãy nhớ rằng sự giúp đỡ đã xảy ra trước, và ta nên tính cả thứ “lãi suất theo thời gian” của kinh tế học cho nó. Có cả những khía cạnh khác đáng cân nhắc mà chắc tôi không cần phải gợi lại cho bạn: về việc anh ta đã sẵn sàng giúp đỡ bạn thế nào, và anh ta đã không cố ý gây hại cho bạn thế nào, vì cả lợi ích và tác hại đều phụ thuộc vào thái độ, hay sự thành tâm của mỗi hành động ấy. Ví dụ, bạn sẽ nghĩ thế nào khi một người nói thế này: "Tôi không muốn ban lợi ích, nhưng tôi bị lôi kéo làm điều ấy vì kính trọng anh ta, hay bởi sự nài nỉ cầu khẩn của anh ta, hay bởi tôi hy vọng sẽ có được điều gì đó vì đã làm vậy". 
Sự cảm kích của ta cho mỗi hành động giúp đỡ của người khác phụ thuộc nhiều hơn vào sự chân thành của họ, hơn là cái lợi ích thực sự ta nhận được. Nói cách khác, người nhận không đong đếm độ lớn của lợi ích nhận được, mà là sự sẵn lòng cho đi của người giúp đỡ hay ban ơn. 
Giờ hãy cùng đoán xem: hành động trước là ban lợi ích, và hành động sau là gây hại và nghiêm trọng hơn. Nếu điều đó xảy ra với một người thông thái, ông ta chắc sẽ cân đối hai bên lợi hại, bằng cách nhận phần thiệt về mình - ông ta sẽ cộng thêm vào bên lợi ích và trừ đi ở bên hại.
Một quan toà nhân từ hơn, người mà tôi tán thành hơn, sẽ khuyên bạn quên đi vết thương và chỉ nhớ đến ơn nghĩa mà thôi. Bạn nói: "Chắc chắn là theo định nghĩa công bình thì ta sẽ phải đối xử với người ta đúng với những gì họ làm: biết ơn sự giúp đỡ, nhưng sẽ trả lại họ, hoặc ít nhất oán giận những thứ xấu xa". Điều ấy đúng, nếu đó là hai người khác nhau, một người hại ta còn người kia ban ơn cho ta; nhưng khi cả hai là một, thì ảnh hưởng của điều xấu sẽ có thể được khoan dung, bởi sự giúp đỡ trước đó. Vì nếu bạn đồng ý với tôi, rằng một người cần phải được tha thứ ngay cả khi anh ta không làm điều gì tốt đẹp trước đó, thì khi mà anh ta làm điều sai sau khi đã có một nghĩa cử tốt đẹp, thứ anh ta đáng được nhận phải nhiều hơn cả sự tha thứ. Tôi không đánh giá chúng ngang nhau: tôi cho rằng cái ơn luôn vượt hơn điều xấu (Lời người dịch: cái này nếu xét riêng theo cá nhân sẽ hơi khó, nhưng khi lùi lại và xem xét lợi ích cộng đồng sẽ dễ thấy hơn tại sao Seneca viết rằng nên trọng cái nghĩa cử tốt đẹp hơn là hành động sai trái gây hại).

Thực ra không phải ai cũng biết cách để thể hiện lòng biết ơn. Ngay cả một kẻ dốt nát, thiếu suy nghĩ hoặc một người bình thường cũng biết khi nào cần phải biết ơn, đặc biệt khi người đó chỉ mới nhận cái ơn nghĩa ấy mà thôi. Nhưng thường khó ai xác định được biết ơn bao nhiêu là đủ. Có lẽ chỉ người thông thái mới hiểu được giá trị cần phải đặt vào mỗi vật mỗi sự kiện. Vậy nên với kẻ ngờ nghệch, ngay cả nếu anh ta có ý tốt, thường sẽ trả ơn hoặc là ít rộng lượng hơn đáng ra anh ta cần trả, hoặc là làm điều đó sai thời điểm. Vì vậy mà sự trả ơn lại thường bị lãng phí vô ích (Lời người dịch: mình đoán ý Seneca ở đây là về những người cứ chăm chăm trả ơn theo kiểu cho xong nợ, mà không tính đến sự giúp đỡ là ở lúc mình cần, vậy khi trả ơn cũng phải là lúc mà người ban ơn cần, chứ không phải cứ lúc nào mình trả cũng được).
Thật đáng kinh ngạc vì sự chính xác của ngôn ngữ trong một vài trường hợp, cách mà những cuộc trò chuyện từ thời xưa không những nêu rõ vấn đề mà còn cho ta thấy rõ bổn phận của mình. Ví dụ như, người xưa thường hay nói: "A trả ơn cho B". Trả ơn (render) nghĩa của nó là mang lại cho người ban ơn một thứ phù hợp của bạn. Họ không nói: "Anh ta đưa lại cho người ban ơn đúng cái ơn nghĩa đó", vì hành động đưa lại (give back) nhiều khi được thực hiện trái với ý muốn của người chịu ơn, hay không phải lúc thích hợp, hay qua tay người trung gian. Ta cũng không nói: "Anh ta thanh toán sòng phẳng (repay) cái ơn đó", vì cách nói đó phù hợp với một khoản nợ hơn là với ơn nghĩa. Trả ơn tức là tặng lại một thứ gì đó cho người mà ta đã nhận được ở họ một thứ khác. Nó mang sắc thái của sự tự nguyện: người mà trả ơn thực ra đang trả lời sự yêu cầu của chính lương tâm mình.

Người thông thái sẽ luôn ghi nhớ ông ta đã nhận được gì và từ ai, khi nào, ở đâu, tại sao, và bằng cách nào (để từ đó họ hiểu, họ cảm được ý nghĩa, sự quan trọng của cái ơn ấy một cách trọn vẹn). Chính vì lý do đó mà chúng tôi (những người Stoic) cho rằng chỉ có họ là biết cách trả ơn, cũng giống như chỉ có họ biết cách thực sự ban ơn. 

Một cách tự nhiên, họ thậm chí có thể tìm thấy nhiều hạnh phúc ở sự cho đi hơn là những kẻ khác ở sự nhận lấy.

Vài người sẽ cho rằng điều tôi vừa nói là một trong những câu đi ngược lại với suy nghĩ thông thường, thứ mà người Hy Lạp gọi là những ý kiến ngược đời. Họ nói: "Vậy ý ông là chỉ có thánh nhân mới biết cách trả ơn? Không ai khác biết làm thế nào để trả thứ họ được nhận từ người ban, hay khi mua một món đồ, thì là trả đủ giá trị của món đồ đó cho người bán?". Hãy cứ để họ có những lời mỉa mai ấy với Stoicism, nên nhớ rằng chính Epicurus và những người trong trường phái của ông cũng nghĩ như vậy. Bất luận thế nào, Metrodorus đã nói chỉ có người thông thái mới biết cách trả ơn. Rồi cũng chính Metrodorus tỏ ra ngạc nhiên khi chúng tôi nói: "Chỉ có người thông thái mới biết cách yêu thực sự, và chỉ có người thông thái mới là người bạn thực sự". Trong khi việc trả ơn là một phần không thể thiếu trong tình yêu hay tình bạn. Thực tế, việc trả ơn còn bao quát hơn so với tình bạn thực sự. Rồi cũng chính Metrodorus tỏ ra ngạc nhiên khi chúng tôi nói lòng trung thành chỉ có ở những người thông thái - như thể ông ta chưa bao giờ nói vậy! Hay bạn cũng nghĩ rằng một người có thể bày tỏ lòng trung thành khi mà ông ta không biết cách trả ơn? Vậy nên tốt hơn là họ nên thôi những lời mỉa mai châm chọc, như thể những điều chúng tôi nói là không thực tế quá sức tưởng tượng vậy.
Họ nên nhận ra rằng trong trường hợp người thông thái, thứ mà họ nhìn thấy là những hành động ngay thẳng đầy đức hạnh; còn trong trường hợp của người bình thường, chỉ là những sự tương tự mà thôi. Không ai biết cách trả ơn trừ người thông thái. Để chắc chắn, kẻ ngốc nghếch ngờ nghệch cũng trả ơn trong phạm vi hiểu biết và năng lực của anh ta. Thứ mà anh ta thiếu là kiến thức, chứ không phải ý chí, vì ý chí không phải là thứ cần phải học. Một người thông thái luôn đánh giá mọi khía cạnh của một vấn đề trong sự tương quan với nhau, vì ngay cả khi mà hành động là tương tự, cái ơn là lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thời điểm, nơi chốn, và lý do. Một khoản tiền - vài chục triệu chẳng hạn, nếu đưa đúng thời điểm, có thể mang nhiều ý nghĩa hơn cho một gia đình hơn cả một gia tài (khi không đúng thời điểm họ cần. Một miếng khi đói bằng một gói khi no). Có sự khác biệt lớn khi bạn tặng quà hay giúp đỡ, khi sự rộng rãi của bạn cứu một mạng người hay chỉ đơn giản là cung cấp cho anh ta một thứ hữu dụng mà thôi. Thường khi, món quà có thể nhỏ nhưng ảnh hưởng của nó lại rất lớn. Và không lẽ bạn không nghĩ rằng có sự khác biệt lớn khi sự giúp đỡ từ chính người ban ơn - của cải, sức lực của họ, với trường hợp mà người ban ơn chỉ đơn thuần chuyển giao những thứ mà ông ta nhận được cho người cần chúng hơn mà thôi.
Nhưng thôi, ta cũng không nên nhắc lại những thứ mà ta đã cân nhắc kỹ lưỡng. Trong sự so sánh giữa lợi và hại này, con người đức hạnh chắc chắn sẽ đánh giá đâu là thái độ phản hồi công bằng nhất, nhưng anh ta cũng sẽ thiên về phần trả ơn, và sẽ sẵn sàng quyết định theo hướng ấy. Trong những vấn đề như thế này, người ta còn xét đến những mối quan hệ của các đối tượng. "Ông giúp tôi một việc liên quan đến nô lệ, nhưng ông hại cha tôi. Hay: ông cứu con trai tôi, nhưng ông lại lấy đi người cha của tôi". Mỗi đánh giá so sánh đều sẽ cân nhắc sự quan trọng của những mối quan hệ này; và nếu sự khác biệt là không đáng kể, người thông thái sẽ lờ nó đi. Thực ra, ông ta sẽ lờ nó đi ngay cả khi sự khác biệt là lớn lao, nếu sự nhượng bộ không động chạm đến lòng trung thành và sự thành tâm, có nghĩa là, nếu cái hại chỉ liên quan đến ông ta mà thôi. Tóm lại, ông ta sẽ dễ dãi một chút trong cân nhắc, rộng lượng trong việc thừa nhận cái ơn nghĩa đã nhận được, và không quá khắt khe mà cho rằng cái hại sẽ hủy bỏ hoàn toàn những ơn nghĩa trước đây. Thiên hướng, mong muốn của ông ta sẽ hoàn toàn hướng vào việc trân trọng và biết ơn.
Khi một người sẵn sàng nhận một sự giúp đỡ hơn là trả lại nó, anh ta đã sai lầm. Cũng giống như một người trả nợ thì sẽ vui vẻ hơn kẻ đi vay, ta nên cảm thấy vui vẻ hơn khi khi trả ơn, khi gỡ bỏ được một phần gánh nặng ân tình, hơn là khi chất thêm vào gánh nặng ấy. Ở điểm này, kẻ vô ơn lại một lần nữa sai lầm: họ trả chủ nợ với lãi suất, nhưng lại nghĩ rằng ơn nghĩa thì không có lãi suất. Thực ra, những ơn nghĩa ta nhận cũng tăng theo thời gian: để càng lâu, ta càng phải trả nhiều hơn. Người nào trả ơn mà không có lãi thì thực ra cũng như kẻ vô ơn mà thôi. Bởi vậy nên điều này cũng cần được cân nhắc khi một người đánh giá lợi hại trong tình huống ta đang bàn tới.
Ta nên cố hết sức để thể hiện tất cả lòng biết ơn mình có. Vì cái lợi trong việc làm như vậy thuộc về chính chúng ta. Sau tất cả, sự biết ơn không phải là công bằng (như cách mọi người vẫn nghĩ về nó), vì công bằng là xét về ta và kẻ khác, trong khi lợi ích của việc biết ơn và trả ơn lại thuộc về chính chúng ta. Người nào giúp người khác chính là giúp mình. Tôi không có ý nói người nào nhận giúp đỡ cũng muốn giúp đỡ, hoặc người nào được bảo vệ cũng sẽ muốn bảo vệ người khác. Cũng không phải ý tôi là cái hành động tốt sẽ tìm cách quay lại với chính người thực hiện nó (cũng giống như những ví dụ về làm ác gặp quả báo, hay không ai nhận được sự cảm thông khi thứ họ phải chịu đựng lại là thứ họ dạy người khác có thể làm).

Không, ý tôi là mỗi phẩm cách đều là phần thưởng của chính nó. Vì một người không rèn luyện phẩm cách để nhận được một thứ phần thưởng bên ngoài: cái tốt đẹp của một hành động cao quý ở chính trong hành động ấy. 

Tôi không thể hiện lòng biết ơn của mình với mục đích là để người khác nhìn thấy và khiến họ cũng thể hiện lòng biết ơn với tôi, mà vì chính cái tốt đẹp và cảm giác vui sướng ở trong tâm khi thể hiện lòng biết ơn ấy. Tôi thể hiện nó, không phải vì thể hiện nó thì có lợi, mà vì nó khiến tôi không thẹn với bản thân mình. Để chứng minh điều đó với bạn: nếu cách duy nhất tôi có thể thể hiện lòng biết ơn là xuất hiện một cách vô ơn - nếu tôi không thể trả ơn bằng cách nào khác ngoài cách thể hiện như thể đang làm hại người, ngay cả như vậy, tôi cũng sẽ thực hiện hành động cao quý ấy trong sự thanh thản cao nhất của tâm trí, ngay giữa những sự ghét bỏ khinh bạc của người đời. Không ai, tôi nghĩ, trân trọng phẩm cách nhiều hơn, hay hết mình với chúng hơn là người có thể chịu mất đi thanh danh của mình chỉ để giữ được lương tâm.
Vậy nên như tôi đã nói, sự biết ơn có lợi cho bạn hơn là cho người khác. Người khác có thể có được thứ bình thường: nhận lại thứ mà anh ta đã cho đi. Còn bạn, bạn nhận được một thứ tuyệt vời, thứ đến từ trạng thái tuyệt nhất của tâm trí: lòng biết ơn. Vì nếu thói xấu khiến ta bất hạnh và phẩm cách khiến ta hạnh phúc, và nếu sự biết ơn là một phẩm cách, thì bạn đã cho đi thứ bình thường và nhận được thứ vô giá: một trái tim biết trân trọng, thứ chỉ có những tâm hồn thuần khiết mới có thể có được.
Một người khi ở trạng thái ngược lại sẽ trải nghiệm một cảm giác rất khó chịu. Không ai có thể cảm thấy thanh thản nếu không biết trân trọng ơn nghĩa của người khác. Bạn nghĩ tôi đang nói những kẻ vô ơn rồi sau này sẽ bất hạnh? Không, tôi sẽ không cả cho chúng thời gian: chúng sẽ bất hạnh ngay lúc ấy. Vậy nên ta cần phải tránh sự vô ơn không phải vì người khác mà vì chính chúng ta. Chỉ một phần nhỏ nhất và nhẹ nhất của sự xấu xa vô ơn có thể chuyển sang cho người khác, phần tồi tệ nhất sẽ luôn ở lại và làm chết ngạt kẻ chủ nhân của nó. Như ông bạn Attalus của chúng ta đã từng nói:

Thói xấu uống gần như trọn vẹn nọc độc của chính nó.

Nó không giống nọc rắn, thứ khiến đối tượng bị hủy hoại thay vì chính nó, vì thứ nọc độc của thói xấu xa vô ơn lại hại chính chủ nhân của nó. Kẻ vô ơn phải chịu đựng chính mình, gây tai họa cho chính mình: hắn ghét cái ơn nghĩa hắn nhận được, vì hắn sẽ phải trả lại nó; hắn cố làm cho những ơn nghĩa ấy mất đi phần nào ý nghĩa giá trị, trong khi thổi phồng vấn đề của mình. Và thứ gì có thể tồi tệ hơn một con người bỏ qua hết những ơn nghĩa, chỉ quan tâm đến những vết thương của mình mà thôi? (Lời người dịch: ý ở đây là về hoàn cảnh mà sự giúp đỡ đến khi một người đang trong khó khăn hiểm nghèo. Vì nhiều người chỉ tập trung đến sự bất hạnh của họ, từ đó lờ đi hay xem nhẹ ơn nghĩa họ nhận được).
Sự thông tuệ, ngược lại, ban thêm ánh sáng cho những ơn nghĩa, tự nó khẳng định sự quan trọng của ơn nghĩa, và cảm thấy sung sướng trong việc thu thập thêm những sự giúp đỡ và biết ơn. Những kẻ xấu thì chỉ có một niềm vui, và nó thường ngắn ngủi, khi chúng nhận được ơn nghĩa hay sự giúp đỡ; còn người thông thái có được một niềm vui bền vững và lâu dài. Vì niềm vui ấy không phải trong sự nhận ơn, mà là trong sự được nhận, và nó thì tồn tại mãi mãi không thay đổi. Ông ta không quan tâm đến cái hại của mình, quên luôn chúng không phải vì sự vô tâm mà vì đó là ý muốn của ổng. Ông ta không bao giờ diễn giải sự kiện theo cái nghĩa tồi tệ nhất của nó (ý là ông ta hiểu người làm hại ông ta có thể chỉ vì vô tình mà thôi), và ông ta cũng không tìm kiếm một người nào để đổ lỗi cho sự không may của bản thân; thay vào đó, ông ta đổ lỗi cho vận mệnh cả những hành động xấu xa của người khác hướng tới ông ta. Ông ta không thấy những sự mờ ám khả nghi trong lời nói hay sắc thái biểu cảm của người khác; và luôn diễn giải sự việc theo một cách nhẹ nhàng để chúng có thể dễ dàng được chấp nhận hơn.
Ông ta không phải là người sẽ ghi nhớ một hành động xấu xa thay vì một sự giúp đỡ. Trong tầm có thể của mình, ông ta sẽ thiên về những cảm giác và ấn tượng tốt trước đó về người khác, và sẽ không thay đổi thái độ với những người đáng được trân trọng, chỉ trừ khi tội lỗi của họ là quá nghiêm trọng đến nỗi không thể coi nhẹ được, ngay cả khi ông ta đã cố xét chúng theo mọi góc độ. Nhưng ngay cả khi đó ông ta cũng chỉ thay đổi thái độ của mình như trước khi ông ta nhận được sự giúp đỡ. Vì khi mà cái hại thực sự cân bằng với cái ơn, thì một ấn tượng tốt đẹp vẫn còn lại với ông ta. Cũng giống như bị cáo sẽ được công bố vô tội khi số phiếu cân bằng, hay trong những tình huống không rõ ràng, lòng tốt luôn có thiên hướng khiến người ta diễn giải tội lỗi theo hướng tốt đẹp hơn, vậy nên khi cái ơn bằng với cái lỗi, người thông thái sẽ dừng tâm trí mình khỏi bổn phận phải trả ơn, nhưng vẫn giữ lại cái mong muốn trả ơn ấy. Ông ta sẽ giống những người sẽ tiếp tục trả thêm sau khi nghĩa vụ nợ đã chấm dứt.
Không ai có thể biết ơn nếu anh ta không thể coi nhẹ những thứ mà người đời có thể chết vì chúng. Nếu bạn muốn trả ơn, bạn phải sẵn sàng chịu tù đày, đổ máu, đối mặt với nghèo khổ, thường đánh mất cả danh tiếng của mình và hứng chịu những tin đồn bạn không đáng phải chịu. Sự biết ơn đôi khi có thể có cái giá rất đắt của nó. Vậy nên, khi nào ta còn tìm kiếm lợi ích cho bản thân, thì ta sẽ khó có thể nhìn thấy những giá trị cao hơn; và một khi ta có được lợi ích, không gì ta có thể đánh giá thấp hơn. Điều gì khiến ta quên đi ơn nghĩa mà ta nhận được? Ham muốn của ta, ý muốn có được nhiều hơn: ta không nghĩ đến những thứ ta được nhận mà chỉ toàn những thứ ta muốn có tiếp theo. Ta bị cuốn đi khỏi những thứ tốt đẹp thực sự bởi tiền của, danh tiếng, quyền lực, và mọi thứ khác đáng giá trong mắt ta, dù chúng thực sự không mấy giá trị.
Ta không biết cách đánh giá đúng giá trị của mọi thứ. Ta không nên coi ý kiến của đám đông là điều kiện đủ để quyết định thái độ của mình; mà cần phải tự mình nhìn nhận theo đặc tính tự nhiên của mọi vật. Không gì thực sự tuyệt vời ở những thứ của cải bên ngoài ấy, không gì thực sự kích thích tâm trí ta, trừ chính thói quen của ta ưa chuộng và khao khát có chúng. Chúng không được đánh giá cao vì chúng thực sự đáng ao ước, thay vào đó, chúng đáng ao ước vì người ta nâng giá trị của chúng lên. Lỗi của một vài cá nhân khiến đám đông cũng nhầm lẫn, và sau đó thì sự nhầm lẫn của đám đông khiến những người khác tiếp tục lỗi lầm ấy.
Nhưng vì ta thường tin vào đám đông, hãy để ta tin họ ở cả điểm này: rằng không gì cao quý bằng lòng biết ơn. Mọi quốc gia dân tộc, ngay ca những nơi man rợ nhất, đều đồng ý với nó; ở điểm này cả người tốt và người xấu đều đồng tình. Có những người ca ngợi sự hưởng thụ thoải mái tiện nghi, có những người lại đề cao lao động chăm chỉ; có những người nói đau đớn là thứ tồi tệ nhất trong cuộc đời, người khác lại coi nó thậm chí không phải một thứ tồi tệ. Một người coi của cải sự giàu sang là thứ tốt đẹp nhất đời, người khác lại nghĩ tiền bạc là tai ương, và nó sẽ dẫn đến sự suy sụp của nhân loại, và không có tài sản nào to lớn hơn là khi một người có thể không quan tâm đến những gì số mệnh có thể mang lại cho anh ta nữa. Nhưng ngay cả giữa những quan điểm hoàn toàn trái ngược đến vậy, có một điểm mà ai trong số họ cũng đồng tình: khi người khác làm điều gì đó tốt đẹp cho ta, ta cần phải biết ơn họ. Đám đông trái ngược ấy đồng ý với nó; dù cho nhiều khi trong thực tế người ta lại trả oán. Tôi tin nguyên do quan trọng nhất khiến họ vô ơn là họ coi việc biết ơn là không thể.
Sự điên rồ của chúng ta đã đến mức mà giờ đây việc có một ơn nghĩa to lớn lại trở thành thực sự nguy hiểm cho người ban nó. Vì kẻ nhận ơn cảm thấy xấu hổ nhục nhã vì không thể trả lại chúng, hắn thà không có ai để hắn trả ơn. Hãy giữ lấy thứ ngươi đã cho! Ta không cần ngươi trả lại nó - ta đâu có khăng khăng đòi - ta thà giúp ngươi một cách vô tư. Không thứ căm hận nào chết chóc bằng thứ hổ thẹn vì không thể trả lại một ơn nghĩa.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You complain that you have encountered someone who was ungrateful.
If this is the fi rst time, then you yourself should be grateful
either to fortune or to your own eff orts. But in this case, your eff orts
cannot achieve anything except to make yourself uncharitable. For if
you are unwilling to risk the present situation, you won’t confer any
benefi ts at all. Th e result will be that instead of perishing with the
recipient, the benefi ts will perish with you. Better there should be
no response than no giving. Even after a bad harvest, one should still
sow the seed: often, what was lost due to poor soil over a long period
is regained in a single year when the soil is fertile. 2 It’s worth dealing
with some ungrateful types in order to fi nd one who is grateful.
No one has such a sure hand in conferring benefi ts that he is not
frequently misled. Let some of them go astray so that others may hit
the mark. After a shipwreck, men take to the seas again; a bad loan
does not frighten the moneylender from the forum. Life will soon
grind to a halt if one has to give up every activity that meets with
resistance. But as for you, let what has happened make you all the
more generous. For where the results of an action are uncertain, one
should attempt it often in order to succeed now and then.
3 But I have said enough on this subject in my work entitled On
Benefi ts.* A more pressing inquiry, which has not to my mind been
adequately discussed, concerns the person who has done us some
service and then afterward harmed us. Has he made things even,
canceling our debt of gratitude? If you like, you can compound the
problem: the harm done at a later time was much greater than the
service performed earlier.
4 If you ask the proverbially strict opinion of the infl exible judge,
he will have the one action cancel the other, saying, “Even though
there is a preponderance of injury, let’s credit the diff erence to the side of benefi ts.” Th e harm was greater, but the service was done fi rst,
so let’s take the factor of time into account. 5 Th ere are additional
considerations, which are so obvious that I need not remind you of
them: how willing he was to perform the service, and how unwilling
he was to commit the wrong, since both benefi ts and injuries depend
on intent. “I did not wish to confer a benefi t: I was shamed into it,
or I was pestered to do it, or I hoped to gain by it.” 6 Every benefi t
merits gratitude matching the attitude of the giver: one weighs not
the size of the benefi t but the willingness to bestow it. Now take the
guesswork out of it: that previous action was a benefi t, the subsequent
action is an injury and is of greater magnitude than the other. A good
man still does the reckoning in a way detrimental to himself: he adds
to the benefi t and subtracts from the injury.
Th e other, more lenient judge—the one I would prefer to be—will
tell you to forget the injury but remember the favor. 7 You say, “Surely
what accords with justice is to render to each his due: gratitude for
a benefi t, vengeance or at least resentment for an injury.” Th at’s true,
when it is one person who commits the injury and another who
confers the benefi t; but when it is the same person, then the eff ect
of the injury is negated by the benefi t. For if a person ought to have
been forgiven even without having done something meritorious beforehand,
then when he does wrong after conferring benefi ts, what
is owed is more than mere forgiveness. 8 I do not set the same price
on the two: I consider a benefi t to be worth more than an injury.
Not everyone knows how to be grateful. Even a thoughtless or
untutored person or one from the common crowd can recognize an
obligation, especially when it has not been long since he received the
benefi t; but he does not know the extent of his obligation. Only the
wise person knows what value ought to be assigned to each thing.
For the person I was just now speaking of, who is foolish even if well
intentioned, repays the favor either less generously than he should
or at the wrong time or place. Th us what ought to have been repaid
is squandered and thrown away.
9 It’s amazing how apposite our language is in some cases, how the
conventions of our ancient speech refer to certain things with expressions
that not only work very well but also point out our responsibilities.
For instance, surely we are in the habit of saying, “Th is person rendered thanks to that person” (gratiam rettulit). To “render” is to
bring of your own accord what you owe. We don’t say, “He gave back
thanks” (gratiam reddidit). People give something back even when
they do so unwillingly or at an inopportune time or by another’s hand.
We don’t say, “He paid back the benefi t” (reposuit benefi cium) or “He
reimbursed it” (resolvit). An expression that is suited to the repayment
of debts doesn’t seem right to us. 10 To “render” is to bring a thing
back to the one you got it from. Th e word signifi es that the act was
voluntary: the one who brought it was answering his own summons.
Th e wise person will take stock in his mind of how much he has
received and from whom, and when, where, why, and how. Th at’s why
we say that only the sage knows how to render thanks, just as only he
knows how to confer a benefi t. Naturally, this is the same wise person
who fi nds more joy in giving than others do in receiving.
11 Some consider this to be one of those sayings of our school
that run counter to everyone’s expectations—the Greeks call them
paradoxa. Th ey say, “So only the sage knows how to render thanks?
Nobody else knows how to repay what is owing to a creditor or
to pay the amount due when he makes a purchase?” Lest there be
resentment against our school, be aware that Epicurus holds the
same opinion. At any rate, Metrodorus says that only the wise person
knows how to render thanks.* 12 Th en the same Metrodorus
expresses surprise when we say, “Only the wise person knows how to
love; only the wise person is a friend.” Yet rendering thanks is part of
love and friendship. In fact, it is even more common and applicable
to more people than true friendship is. Th en that same Metrodorus is
surprised that we say loyalty exists only in the sage—as if he himself
did not say the same thing! Or do you think that a person exhibits
loyalty when he does not know how to render thanks? 13 So let them
stop charging us with saying what no one can believe!
Th ey should realize that in the case of the wise person, what one
sees is honorable conduct itself; in the case of the common person, a
mere image and likeness of honorable conduct. No one knows how
to render thanks except the sage. To be sure, the foolish person does
also render thanks to the extent of his knowledge and ability. He is
defi cient in knowledge rather than in willingness, for willingness is
not something that has to be learned. 14 One who is wise will assess
all aspects of the situation relative to one another, for even when the act is the same, the obligation becomes greater or less according to
the time, place, and reason. A thousand denarii, given at the right
moment, will often achieve more in a household than showering a
whole fortune upon it. It makes a great deal of diff erence whether
you are making a gift or providing aid, whether your generosity rescues
someone or merely furnishes him with something useful. Often
the gift is small but its consequences are great. And don’t you think
it makes a great diff erence whether the gift is made from one’s own
resources or was passed on from some previous benefi t?
15 But let’s not repeat points we have already covered suffi ciently.
In this comparative assessment of benefi ts and injuries, the good
man will indeed judge what will be the fairest response, but he will
incline toward benefi ts; he will lean in that direction. 16 In matters
of this kind, there is a tendency to give much weight to social roles.
“You did me a favor as concerns my slave; you injured me as concerns
my father. You saved my son, but you took my father away from me.”
Every comparative assessment will take these and other similar matters
into account; and if the diff erence is minimal, the wise person
will let it go. Indeed, he will let it pass even if it is substantial but can
be conceded without detriment to loyalty or devotion, that is, if the
wrong pertains only to himself. 17 In sum, he will be easy to bargain
with, generous in acknowledging an obligation, reluctant to make an
injury cancel out a benefi t. All his inclination, all his wishes, will tend
toward gratitude and thanks.
It is a mistake to be more willing to receive a favor than to return
one. Just as the person paying off a debt is more cheerful than the
one who is borrowing, so should we be happier when unburdening
ourselves of the great debt of a benefi t received than when we are
extremely obligated. 18 In this too, the ungrateful are mistaken: they
pay their creditors with interest, but think that benefi ts can be held
on to without repayment. In fact, our obligation for favors also increases
with delay: the longer one waits, the more should be repaid.
He who returns a benefi t without interest is ungrateful. Th erefore
this too should be taken into account when one makes an assessment
of receipts and expenditures.
19 We should make every eff ort to show all the gratitude we can.
For the good in it is our own. After all, gratitude is not justice (as is
commonly believed), for justice pertains to others, but much of the good in gratitude redounds to oneself. Everyone who helps another
person helps himself. I do not mean that one who has received aid
will want to off er aid, or that one who has been protected will want
to protect others. Nor do I mean that a good deed circles back by
example to the doer. (Bad examples too revert to those who set them:
no one wins any pity when the wrongs they suff er are just what
they taught others how to do.) No, I mean that every virtue is its
own reward. For one doesn’t practice the virtues in order to receive
a prize: the reward for right action is having acted rightly. 20 I do
not show gratitude in order that my example will make someone
else more generous in showing gratitude to me, but simply in order
to perform a most pleasant and beautiful action. I show gratitude
not because it is expedient but because it is agreeable. To prove this
to you: if the only way I could show gratitude were by appearing to
be ungrateful—if I could not return a benefi t except by seeming to
injure someone—I would be quite content to carry out an honorable
intention in the midst of infamy. No one, I think, values virtue more
or is more devoted to it than the man who has lost his good reputation
in order to keep a good conscience.
21 So as I said before, your gratitude is more for your good than
for another’s. Th e other person has gained a common, ordinary thing:
receiving again what he had given. You have gained something wonderful,
something that comes of the best possible state of mind:
gratitude. For if vice makes people miserable and virtue makes them
happy, and if gratitude is a virtue, then you have given what is commonplace
and have obtained what is beyond price: a thankful heart,
which only the divine, the blessed spirit can ever attain.
One who is in the opposite state experiences deep dissatisfaction.
No one can be in his own good graces if he is not grateful to
others. Do you think I am saying that the ingrate will eventually be
miserable? I am not granting him any delay: he is miserable right
now. 22 Th erefore we should avoid ingratitude not for the sake of
others but for our own sake. Only the smallest and lightest portion of
one’s wickedness overfl ows onto others; the worst of it—the thickest
part, as it were—remains in the vessel to choke the possessor. As our
friend Attalus used to say,
Vice drinks most of its own venom.*
Th is venom is not like the one that serpents make to poison others
without detriment to themselves, for this kind is most deadly to
those who possess it. 23 Th e ingrate torments himself, plagues himself:
he hates the favors he has received, because he has to repay them;
he makes them less than they are, while magnifying his injuries. And
what could be more wretched than having all one’s benefi ts drop
away and only the injuries remain?
Wisdom, by contrast, adds luster to every benefi t, commends
them to itself, and takes delight in the constant recollection of them.
24 Bad people have just one pleasure, and a brief one, while they are
receiving benefi ts; the wise person derives a steady and lasting joy.
For his delight is not in receiving but in having received, and that is
constant and undying. He thinks nothing of his injuries, forgetting
them not out of carelessness but of his own volition. 25 He does not
make the worst out of everything, nor does he go looking for someone
to blame for his misfortune; rather, he attributes to fortune the
misdeeds of other people. He does not fi nd fault with people’s words
or facial expressions; he puts a kind interpretation on anything that
happens and thus makes it easier to bear. He is not one to remember
an off ense rather than a service. Insofar as he can, he dwells on earlier
and better memories of others, and does not change his attitude
toward those who have deserved well of him unless their crimes are
so greatly in excess that the diff erence is obvious, even to one who
looks the other way. Even then he alters his attitude only to what it
was before the previous benefi t. For when the injury is equal to the
benefi t, some goodwill remains in his mind. 26 Just as a defendant is
acquitted by a tie vote, and in every dubious case kindness inclines
toward the better part, so, when good deeds are equal to the bad,
the wise person ceases in his mind to be obliged but does not stop
wanting to be obliged. He is like those who still pay up after a cancellation
of debts.
27 No one can be grateful unless he has little regard for the things
that ordinary people lose their heads over. If you want to render
thanks, you must be ready to go into exile, shed your own blood,
face poverty, often even stain your own reputation and expose it to
rumors you don’t deserve. Gratitude comes at no small cost to oneself.
28 As long as we are seeking a benefi t, there is nothing we value
more highly; once we have obtained it, there is nothing we value less. What makes us forget the favors we have obtained? Our desire
to obtain more: we don’t think about what we have been granted
already but only about our next request. We are drawn from what is
right by wealth, honor, power, and everything else that is precious in
our eyes, though cheap in actual worth. 29 We do not know how to
set a value on things. We should not take public opinion as the basis
for our deliberations; we should look to the nature of things. Th ere
is nothing wonderful in those objects, nothing to entice our minds,
except our own habit of admiring them. For they are not held in high
regard because they are desirable; rather, they are desired because
people hold them in high regard. Th e errors of individuals cause a
popular misconception, then the popular misconception causes individuals
to err.
30 But since we tend to believe the public, let us also believe
them in this: that nothing is more honorable than gratitude. All
nations, even the most barbarous, agree on this point; in this both
good people and bad agree. 31 Th ere are those who praise pleasure,
and those who prefer hard work; there are those who say pain is the
worst thing of all, while others will say that it is not even a bad thing.
One person considers wealth the highest good; another says that
money is the bane of human existence, and that there is no greater
wealth than when fortune has nothing it can give you. Yet even amid
such diversity of views, there is one point on which all of them speak
with one voice, as they say: that when people have done us good
service, we should render thanks. Th e whole discordant host agrees
in this; yet even so, we sometimes give back injuries for favors, and
the fi rst reason some people are ungrateful is that they are unable to
be grateful enough.
32 Th e madness has reached such a pitch that it is now extremely
dangerous to confer great benefi ts on anyone. For since the recipient
is ashamed not to return them, he prefers that there be no one
to return them to. Keep what you’ve been given! I don’t ask for it
back—I don’t insist—I’d rather help you with impunity. No hatred
is more deadly than that which comes from shame at having spoiled
a benefit.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: