Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 78

Bạn thân mến!
Vậy bạn thường xuyên gặp vấn đề với bệnh xoang và những cơn sốt, khi chúng đã trở thành mãn tính. Tôi rất lấy làm tiếc về điều đó, vì chính tôi cũng đã từng trải nghiệm nó trước đây. Lúc đầu tôi coi thường nó: còn trẻ, tôi cho rằng mình đủ sức tự chịu đựng, và rồi thì sau một thời gian nó sẽ hết - cực kỳ bảo thủ trong việc đối mặt với ốm đau. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng phải đầu hàng, trở nên gầy gò, hốc hác, đến nỗi dường như toàn bộ sức sống của tôi cũng “chảy ra” theo mỗi cơn xoang. Hơn 1 lần tôi có suy nghĩ tự kết liễu; nhưng những suy nghĩ về người cha đã quá già nua của mình đã kéo tôi trở lại.  Vì dù bản thân hoàn toàn có thể dũng cảm mà tìm đến cái chết, tôi cũng vẫn đủ tỉnh táo để hiểu rằng cha - người đã cực kỳ yêu thương mình - chắc sẽ không đủ nghị lực đón nhận mất mát ấy. Vậy nên tôi bắt mình phải sống; vì có những khi chỉ cần tiếp tục sống cũng đã là một hành động dũng cảm rồi.
Tôi sẽ nói với bạn những thứ đã an ủi tôi lúc ấy, bắt đầu bằng điều này: (tôi nhận thấy) những suy nghĩ khiến tôi cảm thấy thoải mái hơn, chính chúng cũng có tác dụng chữa lành. Sự an ủi triết học có tác dụng như một liều thuốc; và bất cứ thứ gì có thể nâng đỡ tâm trí cũng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho cơ thể. Chính những thôi thúc trau dồi, rèn luyện, làm bản thân trở nên tốt đẹp vững vàng hơn đã cứu tôi; chính triết là thứ tôi phải cảm ơn khi có thể đứng dậy được khỏi giường bệnh và hồi phục lại thể chất của mình. Tôi nợ nó cuộc đời mình, và cuộc đời là thứ nhỏ bé nhất mà tôi có thể trả cho nó. Bạn bè cũng đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình hồi phục: họ khích lệ tôi, ngồi bên tôi suốt đêm, nói chuyện với tôi, cho tôi cảm thấy thoải mái. Bạn thân mến, không gì có thể khuyến khích một người ốm hơn là sự quan tâm của bạn bè; không gì có thể làm nhiều hơn để khiến anh ta quên đi những suy nghĩ về cái chết và nỗi sợ. Tôi cảm thấy rằng bao lâu họ còn tồn tại, là tôi còn chưa thực sự mất đi vĩnh viễn. Ý tôi là, tôi vẫn luôn giữ suy nghĩ rằng một người sẽ vẫn tồn tại, dù không phải giữa bạn bè của anh ta, mà là thông qua bạn bè. Nó giống như linh hồn tôi sẽ vẫn chưa hoàn toàn bay đi, mà ở lại giữa họ.
Những thứ ấy cho tôi một ý chí để tự vực bản thân mình lên và chịu đựng những đau đớn. Vì nếu không có chúng, chắc một người sẽ phải đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ nhất của cuộc đời: khi anh ta mất đi cả mong muốn được chết cũng như hy vọng được tiếp tục sống. 

Tôi hy vọng những chia sẻ ấy sẽ có thể khích lệ bạn, và khiến bạn có thể toàn tâm toàn ý với quá trình điều trị của mình. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần phải đi bộ bao xa, tập trong bao lâu; ông ấy cũng sẽ nói cho bạn biết đừng nên để cơ thể quen với thói chây ì - nó sẽ sớm hình thành khi người bệnh thiếu năng lượng sống. Ông ấy sẽ bắt bạn đọc to, tập hít thở, vì thứ bị ảnh hưởng là khí quản và khoang phổi; và bắt bạn đi thuyền để những sự chuyển động nhẹ nhàng, dập dềnh lên xuống sẽ kích thích hệ tiêu hóa của bạn. Ông ta sẽ khuyên bạn thứ gì nên ăn, khi nào nên uống rượu để tăng cường sức khỏe, và khi nào cần phải kiêng rượu để nó không gây nên những đợt ho và khiến bệnh trầm trọng hơn. Còn lời khuyên của tôi thì có tác dụng chữa lành không chỉ căn bệnh này, mà cho cả cuộc đời. Đó là: Hãy coi thường cái chết. Một khi ta có thể thoát khỏi nỗi sợ chết, không còn gì đáng để đau buồn hết.

Mỗi cơn bệnh bao gồm 3 thứ: nỗi sợ chết, sự đau đớn của cơ thể, và sự gián đoạn của những thú vui hưởng thụ. Với cái chết tôi tin mình đã nói đủ rồi. Chỉ có một điều duy nhất tôi muốn bổ sung: nó đúng là kết thúc, nhưng không phải cho căn bệnh, mà là một kết thúc không thể tránh khỏi mà tự nhiên đã áp đặt lên cuộc đời mỗi người. Bệnh tật thực ra thường trì hoãn cái chết, vì thực tế là sau một cơn bạo bệnh người ta thường sống tốt đẹp hơn. Bạn sẽ chết, nhưng lý do thực sự không phải là do bệnh tật, mà là do bạn đang sống; ngay cả khi bạn đã được chữa lành, kết cục đó vẫn sẽ chờ đợi bạn; khi bạn hồi phục, bạn thực ra đâu có phải thoát khỏi cái chết, mà chỉ đơn giản là thoát khỏi cơn bạo bệnh mà thôi.
Giờ hãy nói tới hai đặc điểm còn lại của cơn bệnh. Nó bao gồm những cơn đau đớn dữ dội, nhưng dần dần ta cũng sẽ chịu đựng được chúng, vì chúng không thể cứ tiếp diễn không ngừng. Khi khi đau đớn đã lên đến cực điểm, nó sẽ mau chóng chấm dứt. Không ai có thể trải nghiệm sự đau đớn tột cùng trong thời gian dài: tự nhiên đã cực kỳ ưu ái con người, khi nó thiết kế ta theo cách khiến mọi sự đau đớn hoặc là có thể chịu đựng được hoặc sẽ rất nhanh chóng qua đi. Sự đau đớn trầm trọng nhất đến từ những bộ phận mảnh dẻ mỏng manh nhất: các cơ gân, khớp tay chân, và tất cả những mạch nhỏ khác, khiến ta đau đớn nhất khi chúng bị kéo ra hay ép lại. Nhưng những bộ phận ấy cũng rất nhanh chóng trở nên tê liệt, khi chính sự đau đớn làm mất đi cảm giác của ta với nó. Đó có thể vì hơi thở tự nhiên bị chặn lại và gián đoạn, làm mất đi sinh lực và sức mạnh kích thích; hoặc do những chất lỏng cặn bã trong cơ thể, vì mất đi đường lưu thông, đã dồn lại và làm mất cảm giác ở vùng bị ảnh hưởng. Bởi vậy, gút, viêm khớp, và tất cả những căn bệnh đau đớn khác của gân và xương là gián đoạn, khi cảm giác bị ảnh hưởng ở vùng bị đau cứ đến rồi lại tan đi. Với tất cả những căn bệnh ấy, sự đau đớn nhất luôn ở cơn đau đầu tiên; sau đó những cơn đau được giảm bớt theo thời gian, cho đến khi sự tê liệt mất cảm giác chấm dứt hoàn toàn nỗi đau. Đau nhức răng, mắt, tai thường luôn rất trầm trọng chính bởi chúng xuất phát từ những bộ phận rất nhỏ của cơ thể, thực ra, điều tương tự cũng có thể được nói với đau đầu, nhưng khi chúng đặc biệt trầm trọng, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái sững sờ rồi mê man. Vậy nên ta có điều đó để trấn an bản thân khi cảm thấy nỗi đau đã quá sức chịu đựng: nếu sự hành hạ là quá lớn, nó phải chấm dứt với không còn cảm giác nào nữa.

Lý do mà người thiếu kinh nghiệm chưa qua rèn luyện cực kỳ khó khăn với những vấn đề của cơ thể là vì họ chưa quen với việc trấn an bản thân bằng cách tập trung vào tâm trí; họ để bản thân bị chi phối bởi những cơn đau của cơ thể. Vậy nên người thông thái tách biệt tâm trí và cơ thể, hướng nhiều hơn sự tập trung của họ đến thứ quan trọng hơn, thiêng liêng cao quý hơn, và chỉ quan tâm vừa đủ tới phần còn lại, phần yếu đuối hay than vãn.


"Nhưng thật khó chấp nhận khi bị tước đi những tiện nghi hưởng thụ mà ta có trước đó - rồi thì phải kiêng ăn, và nhiều khi phải chấp nhận cả đói khát". Những thứ ấy đúng là rất khó chấp nhận khi một người mới bắt đầu tuân thủ việc kiêng khem; nhưng sau một thời gian, những ham muốn sẽ dần mất đi - khi cơn thèm của chúng ta không được thoả mãn. Rồi thì bụng dạ ta sẽ trở nên khó tính hơn (khi đã quen với những thứ đồ đơn giản nhẹ nhàng), khiến những thứ đồ lạ - sơn hào hải vị - người đời thường thèm khát sẽ mất hết sự quyến rũ của chúng với ta. Khi ấy, đâu còn chút cay đắng nào trong việc bị cấm đoán những thứ mà bạn chẳng còn thèm muốn.
Hơn thế nữa, không có đau đớn nào mà không gián đoạn hoặc ít nhất giảm mức độ. Thêm vào đó, một người có thể phòng ngừa nó bằng cách dùng thuốc thang giải quyết sớm những triệu chứng. Vì bất cứ cơn đau nào cũng có những dấu hiệu khiến ta chú ý, đặc biệt khi chúng là những căn bệnh mãn tính bị đi bị lại. Đau đớn nào mà không thể chịu đựng nếu một người đã trải nghiệm và vượt qua được, thậm chí coi thường mức độ cao nhất của nó.

Cũng đừng khiến sự chịu đựng của bạn trở nên khó khăn hơn bằng cách luôn miệng phàn nàn về nó. Đau đớn không thể trở thành một vấn đề lớn nếu nó không hoàn toàn nắm lấy tâm trí ta. Thực ra, nếu bạn bắt đầu khuyến khích bản thân: "Chả có gì, hoặc ít nhất không đến nỗi quá tồi tệ; hãy chịu đựng nó cho đến khi nó qua đi", và bao lâu bạn còn nghĩ nó không to tát, thì bạn sẽ khiến nó thực sự không to tát. Tất cả đều phụ thuộc vào niềm tin. Không phải chỉ có ham muốn, thói quen hưởng thụ, và sự tham lam cần đến sự kiểm soát của ta, mà cả nỗi đau nữa. Một người chỉ có thể bất hạnh đến mức anh ta tin mà thôi.
Ta nên chấm dứt kể lể cả về những đau đớn đã qua, như: "Chắc chưa ai có thể nếm trải đau đớn đến như thế! Thực sự kinh khủng, thật quá sức chịu đựng của con người! Không ai tin tôi có thể phục hồi. Gia đình tôi cứ khóc than cho tôi; bác sĩ thậm chí đã muốn từ bỏ hy vọng! Những kẻ bị tra tấn trên phản đinh hay giá treo chắc cũng không đau đến như tôi phải chịu!". Ngay cả khi đó là sự thật, thì nó cũng đã qua. Có tác dụng gì trong việc khơi gợi lại những sự chịu đựng ấy, tái hiện lại những đau khổ ấy vào hiện tại chỉ vì bạn đã phải chịu đau khổ trước đây? Bên cạnh đó, người ta luôn thổi phồng những vấn đề của họ, lừa dối ngay cả chính bản thân mình. Dù sao đi nữa, những thứ đau đớn phải chịu sẽ trở thành một cảm giác nhẹ nhàng khi nỗi đau qua đi, cũng như cách người ta luôn cảm thấy phấn khởi khi một vấn đề được giải quyết vậy.
Có hai thứ mà một người cần phải loại bỏ: nỗi sợ những căn bệnh - những nỗi đau tương tự - trong tương lai và ký ức về những đau đớn trong quá khứ. Một thứ không còn là vấn đề để ta quan tâm, thứ kia thì chưa đến lúc. Khi một người ở giữa tình thế khó khăn, hãy để anh ta nói:
Có lẽ chính điều này rồi sẽ có ngày trở thành kỷ niệm đáng nhớ trong ký ức (trích thơ Virgil)
Hãy để anh ta chiến đấu với chúng với tất cả sức lực: nếu anh ta lùi bước, anh ta sẽ bị đánh bại; nếu anh ta dấn bước dù là trong đau đớn, cuối cùng anh ta sẽ đánh bại nó. Nhưng sự thật là hầu hết mọi người đều “kéo tòa nhà đổ xuống đầu họ” thay vì đẩy nó lên. Khi một thứ đang tấn công bạn, ở trên bạn, đè nén bạn với sức nặng của nó, và bạn lại lùi xuống, nó sẽ càng ngày càng đè nặng hơn mà thôi; nhưng nếu bạn đứng vững vàng, bạn sẽ có thể đẩy lại nó.
Những tay đấm nhận hàng ngàn cú đấm vào mặt và vào mọi chỗ trên cơ thể; nhưng trong cái khao khát chiến thắng họ chịu đựng những nỗi đau đớn, không chỉ trong trận đánh chính thức mà cả trong sự chuẩn bị cho chúng. Ngay cả sự luyện tập của họ cũng đầy đau đớn. Tương tự, hãy để chiến thắng là mục đích của ta, trong trận chiến với bệnh tật. Với ta, cũng sẽ có phần thưởng: không phải những vòng hoa, cành cọ chiến thắng, không phải sự hoan nghênh của tiếng kèn trumpet khi tên ta được hô vang, nhưng là sự sáng suốt, vững vàng của tâm trí, và sự thanh thản ta sẽ có được mãi mãi, khi mà vận mệnh bị đánh bại trong tất cả các đợt tấn công của nó.
"Tôi cảm thấy đau đớn tột cùng". Vậy thì sao? Nếu bạn chọn cách than thở khóc lóc như đàn bà (Lời người dịch: em xin no comment. Có lẽ ở đây chỉ là cách nói thông thường, như kiểu người mình nói ỉ ôi như đàn bà, là thứ chắc chị em cũng nhiều người khó chấp nhận được. Chứ mình tin Seneca không trọng nam khinh nữ đâu), liệu bạn có cảm thấy nó đỡ đau đớn hơn? 

Cũng giống như việc một đội quân thường dữ tợn hơn với đối thủ hèn yếu rút lui tán loạn, những cuộc tấn công của bệnh tật hay vận mệnh sẽ trở nên nặng nề hơn với những người từ bỏ và quay lưng lại phía chúng. "Nhưng đó là một nỗi đau đớn khó có thể chịu đựng nổi". Vậy thì sao? Chẳng lẽ ta chỉ có sức mạnh đủ để đối phó với những thứ nhẹ nhàng hay sao?

Vậy bạn muốn cơn bệnh kéo dài, hay nhanh chóng nhưng trầm trọng? Nếu kéo dài, nó cho bạn những khoảng nghỉ khi nó gián đoạn; vì có những đợt bệnh dâng lên thì cũng có lúc nó thuyên giảm. Còn căn bệnh mà nhanh chóng nhưng trầm trọng sẽ có một trong hai kết quả: hoặc là nó chấm dứt, hoặc là nó sẽ mang lại cho bạn sự kết thúc cuối cùng. Có gì khác biệt trong 2 kết quả ấy chứ? Vì trong cả hai, cơn đau sẽ phải chấm dứt mà thôi.

Sẽ có lợi nếu tâm trí có thể thoát khỏi nỗi đau đớn và hướng suy nghĩ đến những thứ khác. Nghĩ đến những hành động cao quý, dũng cảm bạn đã làm; hay những đức tính tốt của bạn. Hãy để tâm trí bạn gợi lại ký ức về những người, những hành động bạn khâm phục; và đặc biệt là những ví dụ về lòng dũng cảm và sự vững vàng chiến thắng khổ đau. Ví dụ như người có thể tiếp tục đọc sách khi đang chịu giải phẫu tĩnh mạch; hay người không ngừng cười, dù cho nụ cười ấy khiến những kẻ tra tấn ông ta hóa điên cuồng đến nỗi họ thử tất cả mọi dụng cụ trên người ông. Nếu những cơn đau có thể bị đánh bại bởi tiếng cười, chẳng lẽ nó không thể bị đánh bại bởi lý trí? Hãy liệt kê bất cứ thứ gì bạn muốn: sốt viêm xoang, ho liên tục và nghiêm trọng đến nỗi nó mang theo cả một phần cơ thể; cơn sốt làm khô bỏng đến tận xương tủy; những cơn khát dày vò; khi chân tay bị vặn đến nỗi khớp nhô ra theo những hướng khác nhau; không gì trong số chúng có thể so sánh với lửa thiêu - giàn kéo - thanh sắt nung - những thứ mở ra vết thương vẫn còn sưng mủ và khiến chúng sâu thêm trầm trọng thêm. Vậy mà trong những người phải chịu đựng chúng, có người đã không cả kêu lên dù chỉ một tiếng. Thậm chí còn hơn thế, ông ta không cả cầu xin sự nương tay. Hơn cả thế nữa: ông ta không thèm trả lời chúng. Và hơn thế nữa: ông ta cười chúng, và thực sự như thế! Sau khi nghe điều ấy, không lẽ bạn không muốn cười vào cơn đau mà mình phải chịu đựng?

Nhưng cơn bệnh khiến tôi không thể làm được gì cả. Nó khiến tôi không thể thực hiện những nghĩa vụ của mình. Cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi nó, nhưng tâm trí bạn thì không. Đau ốm có thể khiến đôi chân chạy chậm lại, khiến đôi tay của những người thợ nề hay thợ may nặng như chì; nhưng nếu công việc thường ngày của bạn là với tâm trí, bạn có thể tiếp tục chỉ dạy và khích lệ người khác, nghe và tự mình học hỏi, hay nghiên cứu và suy ngẫm đúng không?
"Nhưng ngoài những thứ ấy ra?" 

Bạn thực sự nghĩ việc rèn luyện sự tự kiểm soát khi ốm đau không phải là một nhiệm vụ? Bạn sẽ cho mọi người thấy rằng đau ốm có thể bị chế ngự và đánh bại, hay ít nhất là có thể chịu đựng. Tin tôi đi: dũng cảm có thể được thể hiện ngay trên giường bệnh. Không chỉ có vũ khí và những trận chiến mới là bằng chứng cho một tâm trí vững vàng, thứ vượt trên và không để cho nỗi sợ chế ngự nó: một con người dũng cảm có thể cho thấy phẩm cách của mình ngay trong bộ đồ bệnh nhân. Bạn có nhiệm vụ chống chọi với cơn bệnh của mình! Chỉ cần không để nó chế ngự, và không bao giờ đầu hàng trước nó, thì bạn đã là một ví dụ sáng ngời rồi. Ồ, điều đó xứng đáng được ngợi ca đến thế nào, nếu mọi người có thể quan sát ta chiến thắng những đau đớn tột cùng này! Vậy thì hãy là người quan sát của chính mình, và cứ tự hào với bản thân mình đi.

Hơn thế nữa, có hai loại niềm vui. Cơn bệnh ngăn cấm những niềm vui thể xác, nhưng không hoàn toàn loại bỏ chúng - thực ra, nếu bạn tính toán kỹ, nó thậm chí còn khích lệ niềm vui. Một cốc nước đem lại cho người khát nhiều hạnh phúc hơn; thức ăn được chào đón hơn bởi người đói; và mọi thứ đến sau một thời gian kiêng kỵ đựơc đón nhận với nhiều sự hân hoan sung sướng hơn. Bên cạnh đó, không một bác sĩ nào yêu cầu người bệnh không được có những niềm vui tâm trí. Và chúng là những niềm vui to lớn hơn, đáng tin cậy hơn. Một người dành tâm huyết cho chúng với một sự hiểu biết thì không còn lo lắng bận tâm với những thứ kích thích các giác quan. "Con người bệnh tật tội nghiệp!". Tại sao? Vì ông ta không thể ngâm rượu của mình trong tuyết? Hay vì ông ta không thể cho đá vào làm dịu cái thiêu đốt của rượu nặng? Hay vì không ai bóc những con hàu cho ông ta ngay trên bàn ăn? Hay vì đến bữa của ông ta không có những người hầu đầu bếp chạy đi chạy lại, đẩy những lò than với thịt nướng ngay trên nó? Vì sự hưởng thụ giờ đã đến độ: bếp ở ngay gần bàn ăn, để chắc chắn rằng những món ăn mang ra không chỉ ấm mà phải nóng giãy nảy đến nứt cả những cái đĩa bền nhất. "Con người bệnh tật tội nghiệp!" Ông ta chỉ có thể ăn một khẩu phần rất nhỏ mà ông ta có thể tiêu hóa. Sẽ không có con lợn rừng nào được bày ra trước mặt ông ta, nó bị bỏ khỏi bàn ăn cứ như là một món thịt rẻ tiền; và đĩa của ông ta sẽ không được chất đầy bởi ức chim vì nó khiến ông ta cảm thấy buồn nôn khi nhìn thấy cả con chim được phục vụ. Những thứ đó thực sự có thể được coi như vận rủi? Bạn sẽ ăn như một người bệnh - có nghĩa là, theo cách tốt cho sức khỏe và lành mạnh.
Nhưng những thứ ấy: ăn cháo, phải uống nước ấm thay vì uống rượu, và những thứ khác mà có vẻ như không thể chịu nổi với những kẻ chuộng thói ăn ngon mặc đẹp (quen với sự tha hóa, bệnh ở trong tâm trí chứ không phải trong cơ thể), ta sẽ không khó khăn gì chịu đựng chúng một khi ta thoát khỏi nỗi sợ cái chết. Và ta sẽ đạt được điều đó nếu ta hiểu được giới hạn của những thứ tốt đẹp cũng như tai hại. Chỉ đến khi đó thì cuộc sống mới thôi là gánh nặng trên vai ta, cũng như cái chết sẽ không còn là nỗi hoảng sợ. Vì những ham muốn tầm thường, trong ăn uống, trong cuộc sống sẽ không thể là điều đáng bận tâm khi một người hiểu được những thứ thực sự thiêng liêng và cao đẹp của con người. Thực ra, nếu quan sát bạn sẽ thấy chỉ có những kẻ ăn không ngồi rồi và sử dụng thời gian của mình một cách vô ích mới chán ghét cuộc sống. Khi tâm trí đã toàn vẹn, nó sẽ không bao giờ mệt mỏi, mà có thể toàn tâm với chân lý, hay những phẩm cách đức hạnh thiêng liêng. Chỉ những thứ sai trái mới trở nên tầm thường, nhàm chán.
Một lần nữa, nếu cái chết đến và triệu tập ta - ngay cả khi nó đột ngột, hay trước cả số mệnh của ta một thời gian dài - thì ta cũng đã được trải nghiệm tất cả mọi lợi ích mà bất cứ một người nào, dù sống lâu đến đâu, được hưởng. Ta đã hiểu được những thứ (quan trọng) mà một người cần phải biết trong cuộc sống. Ta hiểu rằng thực ra chỉ có cách ta sống, và những điều ta làm mới thực sự có giá trị, thời gian tồn tại bao lâu thực ra đâu có nghĩa lý gì. Nhưng mọi cuộc đời đều sẽ thật ngắn ngủi với những người đong đếm nó bằng những thói hưởng thụ trống rỗng, và cũng bởi chúng trống rỗng nên không có bất cứ giới hạn nào cả.
Hãy làm mới tâm hồn mình bằng những suy nghĩ ấy, và dành thời gian cho những bức thư của tôi. Ngày đó sẽ đến, ngày mà hai ta hội ngộ; hay cao hơn nữa, đồng tâm với nhau. Có thể nó sẽ ngắn ngủi, nhưng ta biết nó sẽ đủ dài nếu ta sử dụng nó đúng đắn và trân trọng. Như Posidonius đã từng nói:

Một ngày với người có học thức có thể dài hơn cả cuộc đời của những kẻ ngờ nghệch vô tâm

Từ giờ đến lúc đó, hãy luôn ghi nhớ điều này: đừng bao giờ đầu hàng trước khó khăn; nhưng cũng đừng quá tin tưởng vào những thành công bạn đã đạt được; hãy luôn nhắc nhở bản thân về sức mạnh thực sự của số mệnh, rằng bất cứ thứ gì, dù tồi tệ đến đâu đi chăng nữa, đều có thể thực sự xảy đến với bạn. Những thứ (khó khăn) đã được chờ đợi từ lâu thì khi thực sự xảy đến chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 So you are troubled with frequent sinus infections and with the
bouts of fever that go with them when they are chronic and long
lasting. I am sorry to hear it, and all the more as I have experienced
this sort of illness.* At fi rst I thought little of it; being young, I
was able to put up with hardships and stubborn in dealing with ill
health. Eventually I succumbed, and became so emaciated that my
entire being seemed to be dripping out through my sinuses. 2 More
than once I entertained an impulse to end my life; but my father was
elderly, and that held me back. For although I thought that I could
die bravely, I also thought that he, who was so kind to me, could not
bravely bear the loss. So I commanded myself to live; for there are
times when just continuing to live is a courageous action.
3 I will tell you what consoled me then. But fi rst I will say this:
the thoughts that comforted me had medicinal powers. Honorable
consolations are curative: what raises up the mind also benefi ts the
body. It was my studies that saved me; it was philosophy that I had to
thank when I rose from my bed and when I regained my strength. I
owe it my life, and life is the least of what I owe to it. 4 Friends contributed
greatly to my recovery: they encouraged me, sat up nights,
talked to me, and so brought me comfort. O most excellent Lucilius,
nothing strengthens an invalid as much as caring friends; nothing
does as much to take away his thoughts of death, his fear. I felt that
as long as they remained alive, I was not really dying. I mean, I kept
thinking that I would live on, not among them but through them.
It seemed to me I was not yielding up my spirit so much as passing
it on.
Th ese things gave me the will to help myself and to endure every torment. Without them it is a most wretched case: you have given
over the intention to die but have no wish to live. 5 Th erefore commit
yourself to these remedies. Th e doctor will instruct you how far to
walk, how long to exercise; he’ll tell you not to indulge in idleness,
which is the tendency when one lacks energy. He’ll have you read
aloud, exercising your breathing, since it is the passage and receptacle
of the breath that is aff ected; and will bid you go out in a boat so
that the gentle rocking will stimulate your digestive system. He’ll
advise you what foods to consume, when to order wine for the sake
of strength, and when to skip the wine so as not to irritate your cough
and make it worse. Th e advice I give is a remedy not for this illness
only but for your whole life. It is this: despise death. Once we escape
that fear, nothing is ever sad.
6 Every illness involves three affl ictions: fear of death, pain of
body, interruption of life’s pleasures. About death I’ve said enough.
Th ere’s just one thing I have to add: it is the fi nish line, not for disease
but for our nature. In many cases disease delays death, and looking
ready to die has actually saved a person’s life.* Th e reason you will die
is not that you are sick but that you are alive. Th at fact will remain
even after you get well; your recovery is an escape from sickness but
not an escape from death.
7 Let’s turn now to the affl iction that specifi cally characterizes
illness. Illness includes periods of great pain, but these are made
endurable by intermissions. For when pain is at its most extreme, it
comes to an end. No one can experience terrible pain for very long:
nature in its great love for us has designed us in such a way as to
make pain either endurable or brief.* 8 Th e greatest pains belong
to the slenderest parts of the body: the tendons, the fi nger joints,
and all the other narrow parts feel the sharpest pangs as the malady
is compacted into a tight space. But these parts also become numb
quickly, the pain itself obliterating their sensation of pain. Th is may
be because the native breath* is blocked in its fl ow and deteriorates,
losing its invigorating and stimulating force; or it may be that contaminated
fl uid, having lost its means of drainage, creates pressure on
itself and destroys sensation in the areas where it collects. 9 Hence
gout, arthritis, and all painful conditions of the tendons and spine are
intermittent when sensation is impaired at the pain site. With all of
these, the onset is excruciating; then the attack is mitigated by the passage of time, until numbness brings an end to pain. Aches of the
teeth, eyes, and ears are extremely acute just because they arise in a
tiny area of the body—in fact, the same can be said of headaches—
but when they are especially severe, one lapses into a stupor and then
into sleep. 10 So we have this to console us when the pain is immense:
if the sensation is excessive, it must end in lack of sensation.
Th e reason untrained persons are so troubled by bodily discomfort
is that they have not been accustomed to content themselves
with the mind; their dealings have largely been with the body. Hence
the great and intelligent man abstracts mind from body, having much
to do with the better, divine part of himself and only as much as
necessary with the frail, complaining part.
11 “But it is annoying to be deprived of the pleasures one is
used to—to abstain from food, and to be thirsty and hungry.” Th ese
things are hard to bear when one fi rst begins to abstain; later, the
longing subsides as the springs of our desire slacken and fail. Th e
appetite then becomes peevish, and the food one previously desired
is hateful. Th ere is no bitterness in being deprived of what you no
longer want.
12 Moreover, there is no pain that does not cease periodically or
at least decrease. Furthermore, one can take precautions and forestall
its onset with medications. For every sort of pain gives some advance
notice, especially those that occur on a regular basis. Coping with
illness is tolerable if you scorn the worst threats illness can make.
13 Don’t make your own suff erings harder to bear by burdening
yourself with complaints. Pain is a trivial matter when not augmented
by belief. In fact, if you begin to encourage yourself, saying, “It’s nothing,
or at least it isn’t much; let’s put up with it until it is over,” then
as long as you think of it as trivial you will make it so. Every thing
depends on belief. It is not only ambition, self-indulgence, and avarice
that look to opinion; we feel pain by it as well. Each person is as
wretched as he believes himself to be.
14 We should eliminate complaints about past suff erings, I believe,
and such talk as this: “Nobody ever had it worse! Such torture—
it was terrible! Nobody believed I would recover. My family
was in despair over me; the doctors had all given up! Men broken on
the rack are not as tormented as I was!” Even if those things are true,
they are over now. What is the use in reliving past suff erings, being miserable now because you were miserable then? Besides, people
always embellish their troubles, deceiving even themselves. Anyway,
what is bitter to endure is pleasant when endurance is done. One
naturally rejoices over troubles that are at an end.
Th ere are two things, then, that one ought to cut back: fear of
future troubles and memory of those that are past. One concerns
me no longer, the other not yet. 15 When a person is in the midst of
diffi culties, let him say,
Perhaps this too will someday bring us pleasure
in memory.*
Let him contend against them° with all his might: if he yields, he
will be beaten; if he exerts himself against his pain, he will defeat it.
As it is, most people pull the building down on top of themselves
when they ought to be holding it up. When something is leaning
against you, hanging over you, crushing you with its weight, and you
begin to back away from it, it topples toward you and lands all the
more heavily on your head; but if you stand fi rm, you will be able to
push it back.
16 Boxers take many blows to the face and to the entire body; yet
in their desire for glory they endure the pain, not only in competition
but also in order to compete. Even their training infl icts pain. Let
victory be our aim too in every contest. For us too there is a prize:
not the garland, not the palm, not some trumpet heralding the announcement
of our names, but excellence, fi rmness of mind, and the
peace that is gained from then on once we make conquest of fortune
in any trial of strength.
17 “I feel great pain.” What of it? If you bear it like a woman, do
you feel it less? Just as enemies wreak more destruction in a rout, so
does every stroke of misfortune fall more heavily on those who give
up and turn their backs on it. “But it is a heavy load.” What of it? Do
we have our strength only for carrying light burdens?
Would you prefer your illness to be lengthy, or brief and intense?
If lengthy, it gives some respite, some room to relax; it gives you
plenty of time, for when there is a crisis° there is necessarily also a
remission. A brief and acute illness has one of two outcomes: either
it will come to an end, or it will bring the end. What diff erence does it make whether the disease is gone or I am? Either way, the pain
is over.
18 It will also be benefi cial to depart mentally from the pain
and turn your mind toward other thoughts.* Th ink of honorable
deeds, brave deeds you have performed; refl ect on what is good in
your character. Let your memory range over everything you have
most admired. Th en bring to mind some great example of courage
and victory over pain: the man who persevered in reading a book
as he underwent surgery for varicose veins; the one who did not
stop laughing while the torturers, angered by his defi ance, tried out
every implement of their cruelty on him. If pain has been defeated
by laughter, can it not be defeated by reason? 19 Name anything you
like: sinus infections, constant coughing so violent it brings up parts
of your insides; fever that scalds you to the core; thirst; limbs twisted
the wrong way by deformation of the joints; none of them are as bad
as the fl ame—the rack—the branding iron—the force exerted on
already aggravated wounds to make them deeper and more severe.
Yet even among those there was one who did not groan. More than
that: he did not even ask for mercy. More than that: he did not answer.
More than that: he laughed, and he meant it! After that, don’t
you want to laugh down this pain you feel?
20 “But illness prevents me from doing anything at all. It keeps
me from meeting my responsibilities.” Your body is impeded by it;
your mind, however, is not. Ill health slows the legs of a runner; it
weighs down the hands of a carpenter or tailor; but if your regular
work is with your mind, you will continue to teach and exhort, to
listen and learn, to inquire and refl ect.
“And beyond that?” Do you think exercising self-control when
you are sick is doing nothing? You will be showing everyone that
illness can be defeated, or at least endured. 21 Believe me: there is a
place for courage even on the sickbed. It is not only arms and battles
that give evidence of a bold spirit unconquered by alarms: a brave
man shows his quality even among the bedclothes. You have your
task: wrestle well with illness! If it exercises no compulsion, no force
of persuasion on you, then you off er a shining example. If only people
observed us in sickness, how much material there would be for glory
to celebrate! Be your own observer; celebrate yourself.
22 Moreover, there are two types of pleasure. Illness inhibits
bodily pleasures, but does not remove them entirely—in fact, if you
make an accurate assessment, it is a stimulus to pleasure. A drink
gives more enjoyment to one who is thirsty; food is more welcome
to one who is hungry; and everything that comes after a period of
privation is received with more delight. As for mental pleasures, no
doctor orders his patient to abstain from them. And these are greater
and more reliable pleasures. One who devotes himself to them with
good understanding no longer cares for all those things that tickle
the senses. 23 “Poor invalid!” Why? Because he does not strain his
wine through snow? Because he does not use chips of ice to freshen
his hefty schooners of strong drink? Because no one opens Campanian
oysters for him right at the table? Because at his meals there
is no hustle and bustle of chefs trundling braziers around with the
roasts still on them? For self-indulgence has now come up with this
device: the very kitchen comes out with the food, to make sure the
dishes are not just warm but hot enough to scald the toughest palate.
24 “Poor invalid!” He will eat only as much as he can digest. Th e wild
boar will not languish to one side as if it were a cheap meat banished
from the table; his platter will not be piled high with the breasts of
wildfowl because he cannot stand to see a bird served whole. What
misfortune has befallen you? You will dine like an invalid—which is
to say, in health and sanity.
25 But as for the liquid diet, the warm water, and all the other
things that seem intolerable to those fashionable characters (dissipated,
that is—sick in mind rather than in body), we will have
no diffi culty in enduring them once we stop being frightened by
death. And we will stop if we have learned the limits of goods and
evils. Th en at last will life no longer be tiresome to us, death no longer
alarming. 26 For boredom cannot take over one’s life when one
ponders such a variety of exalted and divine themes: it is when one’s
leisure is spent in idleness that one is overcome by self-loathing. Th e
mind that traverses all the universe will never weary of truth;* only
falsehood will be tedious.
27 Again, if death approaches and summons such a person—even
a death many years before his time—he has already reaped all the
benefi ts of a ripe old age. He has learned much of what there is to
know in the world. He knows that when one’s actions are honorable, they do not become more so by mere duration. But any life must appear
short to those who measure it by pleasures that are empty and
for that reason unlimited.*
28 Create yourself anew with these thoughts; and meanwhile,
save time for my letters. A day will come when we two will be reunited;
indeed, commingled. Short it may be, but we will make it
long by knowing how to use it. For as Posidonius says,
A single day gives more time to the educated than the longest of
lives for the untutored.*
In the meantime, latch on to this; hold fast to this: yield not to adversity;
trust not to prosperity; fi x your eyes on fortune’s privilege,
thinking that whatever can happen to you will indeed happen. What
has been long expected is easier when it comes.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: