Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 77

Bạn thân mến!
Hôm nay, một cách bất ngờ, những chiếc thuyền của Alexandria xuất hiện ngoài khơi. Chúng là những chiếc thuyền chuyên dụng được gửi đến sớm để thông báo về việc chuẩn bị cập bến của những đội tàu. Họ gọi chúng là những chiếc thuyền đưa thư, và sự xuất hiện của chúng luôn được chào đón ở Campania. Gần như tất cả mọi người đứng cả trên cầu tàu Puteoli và họ có thể dễ dàng nhận ra những chiếc thuyền của Alexandria giữa muôn vàn tàu thuyền khác nhờ những cánh buồm. Bởi chỉ có chúng là được thả những cánh buồm trên đỉnh chóp (buồm ở trên những cánh buồm khác), trong khi những loại tàu thuyền khác thì chỉ có thể giăng loại buồm này khi ra khơi, vì không gì có thể khiến tàu thuyền đi nhanh bằng những cánh buồm trên cao ấy; thứ cho tàu thuyền đạt đến tốc độ nhanh nhất của chúng. Bởi vậy nên khi mà những trận gió mạnh hơn đến mức khó có thể kiểm soát, họ kéo buồm thấp xuống, vì gió có ít sức mạnh hơn khi dưới thấp gần mặt biển. Bởi vậy nên mới có tuyên truyền rằng khi những đoàn thuyền vượt qua Capri và mũi đất mà từ đó:
Athena từ đỉnh bão tố canh gác những thế lực thiêng liêng
trong khi những loại thuyền khác được ra lệnh chỉ được giăng buồm thấp. Vậy nên những cánh buồm trên đỉnh chóp là thứ giúp ta phân biệt những chiếc thuyền của Alexandria.
Đối lập với cái hấp tấp vội vàng của mọi người trong việc chạy ra bãi biển (đón những con thuyền mang thư từ ấy), tôi có được một niềm vui nho nhỏ trong sự chậm chạp thảnh thơi của mình, vì thực tế tôi đã không còn cần phải vội vàng để nhận lấy những lá thư từ bạn bè, gia đình, hay để biết những công việc kinh doanh ở nơi khác của tôi đang tiến triển thế nào, có thu được nhiều lợi nhuận hay không. Đã từ lâu tôi chẳng còn quan tâm mình được hay mất thứ gì nữa. Đó thực ra là thái độ đúng đắn ngay cả trước khi ta về già; nhưng có lẽ khi về già ta sẽ thấy rõ ràng hơn điều ấy. Không cần biết tài sản của tôi ít ỏi đến thế nào, “tiền đi đường” của tôi vẫn sẽ quá dư dả nếu so với đoạn đường tôi còn phải đi tiếp, đặc biệt khi thực ra tôi cũng không bắt buộc phải hoàn thành đoạn đường ấy. Một chuyến đi sẽ là dang dở nếu bạn dừng giữa đường, hoặc bất cứ nơi đâu dù nó gần thế nào với đích đến thực sự của bạn; nhưng cuộc đời thì sẽ không bao giờ là dang dở bao lâu ta còn có thể sống một cách ngay thẳng và đức hạnh. Nó toàn vẹn bất cứ nơi đâu bạn “dừng lại”, miễn là cái kết thúc phù hợp với phẩm cách của bạn.
Nhưng điều thường xảy ra là ta lại thấy nhiều người có thể dũng cảm đối mặt với cái chết vì những lý do không thực sự xứng đáng. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi lý do cho sự tồn tại của mỗi con người trong toàn thể nhân loại, liệu nó có sức nặng nào hay không? Hãy xem xét trường hợp Tullius Marcellinus, người bạn biết khá rõ. Ông ta khá trầm lặng khi còn trẻ, rồi thì trưởng thành một cách đột ngột, cảm thấy đau yếu bởi bệnh tật mà chắc chắn là không đến nỗi không thể chữa khỏi; nhưng nó kéo dài và luôn làm phiền ổng, và nó đòi hỏi rất nhiều sự chú tâm; vậy nên ông ta bắt đầu nghĩ đến cái chết. Ông ta gọi tất cả bạn bè đến. Mỗi người cho ông ta một lời khuyên - người thì rụt rè khuyên ông nên làm theo suy nghĩ của mình; kẻ thì phỉnh nịnh nói ra những lời mà họ cho rằng ông ta muốn nghe.
Nhưng người bạn Stoic của chúng ta, một con người kiệt xuất và - một lời ca ngợi ông ta xứng đáng nhận được - một con người dũng cảm can trường - cho Marcellinus lời khuyên theo tôi là tuyệt vời nhất. Ông ta bắt đầu bằng cách nói:

"Đừng tự hành hạ mình, Marcellinus, như thể vấn đề mà ông đang cân nhắc là một điều quan trọng lắm. Việc tồn tại đơn thuần thực chất đâu có gì quan trọng lớn lao; tất cả nô lệ của ông cũng tồn tại, và tất cả vật nuôi cũng vậy. 

Điều quan trọng thực sự là có thể chết một cách anh dũng, khẳng khái và hiên ngang. Hãy nghĩ xem, bao lâu rồi ông cứ lặp đi lặp lại cái vòng tròn đơn điệu ấy mỗi ngày: ăn, ngủ, ái ân. Mong muốn được chết có thể đến với bất cứ ai, không chỉ những người biết phải trái hay dũng cảm, hay những người không hạnh phúc, mà thậm chí đến cả những kẻ chỉ vì ăn nhiều đến chán ngấy"

Điều mà Marcellinus cần, thực ra, không phải là một lời khuyến khích, mà thay vào đó là ai đó giúp ông ta; vì bọn nô lệ không chịu nghe lời ổng (trong việc hỗ trợ ổng tự tử). Điều đầu tiên một người Stoic thực hiện là làm dịu bớt nỗi lo sợ của chúng bằng cách giải thích với chúng rằng chúng sẽ không gặp nguy hiểm gì, vì sẽ không có ai nghi ngờ liệu chủ nhân của chúng có đúng là tự nguyện tìm đến cái chết hay không. Bên cạnh đó, cản trở chủ nhân tìm đến cái chết thực ra cũng tồi tệ như tự tay giết ông ta. Tiếp đó, ông bạn của chúng ta khuyên Marcellinus rằng giống như khi bữa tối kết thúc người ta thường chia đồ thừa cho những kẻ phục vụ, khi cuộc sống của Marcellinus kết thúc, sẽ là điều thuận với tự nhiên nếu ông ta sắp xếp một khoản tài sản cho những kẻ đã đi theo phục vụ ông ta cả đời. Marcellinus luôn là người chiều lòng kẻ khác, và rộng rãi ngay cả khi việc cho đi sẽ thực sự tạo ra vấn đề cho ổng. Vậy nên ông ta chắc sẽ không ngần ngại phân chia một khoản nhỏ cho những kẻ hầu hạ và thậm chí sẽ nói những lời an ủi chúng.
Marcellinus không cần dao kiếm hay thứ gì để làm đổ máu. Trong 3 ngày ông ta không ăn uống gì, ra lệnh dựng một chiếc lều ngay trong phòng ngủ (để hơi nóng khó phân tán). Sau đó thì một bồn tắm to được mang vào trong lều. Ông ta ngồi trong đó trong khoảng thời gian dài, từ từ lịm đi trong làn nước nóng và giải thoát bản thân mình. Từ những lời ông ta nói, có một sự thoải mái trong cách làm ấy; một sự thoải mái không phải hiếm gặp khi một người tự giải thoát mà không cần dùng đến sức mạnh. Ai đã từng lả đi vì mệt mỏi có thể hiểu cảm giác này.

Tôi đã đi lạc đề với câu chuyện này mất rồi; nhưng bạn chắc sẽ không phiền lòng khi biết rằng bạn của mình đã ra đi một cách không khó khăn hay thiếu thoải mái. Vì mặc dù đúng là ông ta đã tự tử, ông ta ra đi một cách cực kỳ nhẹ nhàng; hay nói cách khác, sự sống chỉ nhẹ nhàng rời bỏ ông ta mà thôi. Nhưng sự kiện ấy cũng có thứ ta có thể rút ra từ nó, hay là cần thiết phải có những ví dụ như vậy. Có những lúc ta phải tìm đến cái chết khi mà ta không muốn, hoặc khi ta đang thực sự chết dần trái với mong muốn của mình. Bất kể một người có ngây thơ đến thế nào, anh ta hiểu anh ta phải chết một ngày nào đó, nhưng khi thời điểm đến gần thì anh ta lại lùi lại sợ sệt, run rẩy, cầu xin sự khoan nhượng.
Giả sử có người nào đó bật khóc chỉ vì anh ta không được sinh ra 1000 năm trước, chẳng lẽ bạn không nghĩ anh ta thật ngờ nghệch đến nực cười? Nhưng thực ra cũng ngờ nghệch tương tự khi một người đau khổ chỉ vì anh ta không thể sống 1000 năm tiếp theo. Vì hai trường hợp ấy như nhau: việc anh ta không thể sống trong tương lai xa như vậy cũng giống việc anh ta không thể sống trong quá khứ ấy. Cả hai đều không thuộc về anh ta. Bạn được quăng vào thời điểm này của dòng chảy thời gian; nếu bạn có thể kéo dài nó, bạn muốn nó kéo dài thêm bao lâu? Tại sao bạn lại khóc lóc? Cầu xin? Bạn đang lãng phí nỗ lực của mình cho một việc không có hy vọng.
Hãy chấm dứt hy vọng rằng những lời cầu xin
Sẽ có thể thay đổi được sự sắp đặt của Chúa (trích thơ Virgil)
Số mệnh của bạn đã được định đoạt và không thể thay đổi, nó được sắp đặt bởi một quyền năng vĩ đại và vĩnh hằng. Bạn sẽ đến nơi mọi sinh linh khác đều đã hoặc sẽ đến. Tại sao điều ấy mới mẻ với bạn? Đó là quy luật mà từ đó bạn sinh ra. Đó là điều xảy đến với cha bạn, mẹ bạn, tổ tiên bạn, hay tất cả những người tồn tại trong cuộc đời trước bạn và cả những người sau bạn. Một dòng chảy mà không một sức mạnh nào có thể ngăn chặn hay thay đổi, nó ràng buộc mọi thứ và kéo mọi thứ theo nó. Hãy nghĩ đến vô số người cũng sẽ phải chết, họ sẽ nối tiếp bạn! Hay vô số người sẽ cùng đi với bạn! Chắc chắn điều đó sẽ làm bạn trở nên dũng cảm hơn, nếu hàng ngàn người sẽ cùng chết với bạn. Nhưng thực tế đúng có hàng ngàn, cả người cả động vật, đang đón nhận cái chết theo vô vàn cách khác nhau, ngay trong giây phút khi bạn đang lưỡng lự này. Nhưng bạn, không lẽ bạn thực sự tin rằng bạn sẽ không phải chịu đựng cái thời điểm ấy một ngày nào đó, thời điểm mà thực ra cả cuộc đời bạn luôn hướng đến nó? Không có một hành trình nào là không có kết thúc.
Bạn hy vọng tôi sẽ kể với bạn về những tấm gương vĩ đại? Thay vào đó, tôi sẽ kể cho bạn nghe về những đứa trẻ. Có một đứa người Sparta bị bắt khi còn rất nhỏ. Cậu cứ hét lên bằng thứ tiếng Doric của dân tộc mình: "Ta sẽ không trở thành nô lệ". Và cậu đã thực sự chứng minh lời mình nói: lần đầu tiên cậu bị sai khiến làm một công việc của kẻ hầu - lấy chậu nước tiểu trong phòng ngủ - cậu đã tự đập đầu vào tường làm vỡ sọ. Với tự do ở rất gần, ai thực sự phải chịu đựng kiếp nô lệ? Không lẽ bạn không mong ước điều đó cho con trai mình thay vì sống đến già trong một cuộc đời nhu nhược vô ích? Vậy, tại sao bạn vẫn còn buồn rầu vì số phận của mình, khi ngay cả một đứa trẻ cũng có thể chết một cách dũng cảm như vậy? Bạn có thể từ chối làm theo nó, nhưng rồi cũng vẫn sẽ phải đối mặt với kết thúc mà thôi. Vậy nên hãy để điều đó đến theo cách bạn chọn thay vì người khác. Tại sao không học theo tinh thần của cậu bé ấy và nói: "Ta sẽ không trở thành nô lệ". Vì, thực tội nghiệp, bạn hoàn toàn có thể đang là nô lệ ngay chính lúc này mà không hay: nô lệ cho kẻ khác (cấp cao hơn mình), cho của cải, và rộng hơn nữa là cho cuộc đời. Vì việc sống thực ra cũng giống như bị nô lệ nếu thiếu đi lòng dũng cảm đối mặt với cái chết.

Và có thứ gì thực sự đáng để bạn chờ đợi? Bạn chần chừ, bạn chờ đợi để được hưởng thụ những tiện nghi, nhưng thực ra thì bạn đã trải nghiệm hết tất cả chúng rồi mà. Không một thứ gì trong số chúng là mới với bạn; tất cả chúng đã đến mức khiến bạn ghê tởm vì dùng quá nhiều. Bạn biết rượu thưởng thức như thế nào, cả khi trộn hay khi không trộn cùng mật ong. Đâu có gì khác biệt khi một trăm vại đi qua bụng bạn hay một nghìn; vì bạn vẫn chỉ trở thành cái thùng chứa rượu mà thôi. Bạn biết những con hàu nếm thế nào, và cả cá đối. Thói hưởng thụ đã khiến bạn thưởng thức mọi thứ; không gì còn dành lại cho những năm tháng tương lai để nếm thử. Vậy mà chúng lại là những thứ bạn không thể từ bỏ? Có gì khác bạn sẽ nuối tiếc vì bị mất đi? Bạn bè? Nhưng bạn có thực sự biết cách để làm một người bạn tri âm? Đất nước? Thực sao? Bạn có thực sự nghĩ đủ về đất nước đến nỗi muộn giờ ăn tối? Ánh sáng mặt trời? Bạn sẽ tắt nó như tắt một ngọn đèn nếu bạn có thể; vì đã có gì bạn làm để phù hợp với ánh sáng ấy? Hãy tự nghĩ và thừa nhận về sự thật với chính mình: không phải vì nghị viện hay tòa án, hay ngay cả việc trải nghiệm thế giới, khiến bạn chần chừ đón nhận cái chết. Thứ bạn thực sự không thể rời bỏ chỉ là những hàng thịt hàng cá, khi mà vì bạn chúng đã chẳng còn thứ gì để bán. Bạn sợ chết, nhưng khi một đĩa nấm được đưa ra trước mặt bạn, bạn đâu có để ý gì đến nỗi sợ ấy.
Bạn mong được sống, vậy bạn có biết phải sống như thế nào? Bạn sợ chết, nhưng đó thực sự là gì? Liệu cuộc sống hiện nay của bạn không phải là một dạng của cái chết? Một lần Gaius Caesar đang đi dạo trên con đường Latium, ông ta bị một kẻ trong đoàn tù, với bộ râu dài đến ngực, đến trước mặt và cầu xin được chết. "Vậy ông đang thực sự sống?" Caesar nói. Đó cũng là câu trả lời cho những kẻ sống mà như đã chết: "Ngươi sợ chết, nhưng ngươi có thực sự đang sống?"
"Nhưng còn tôi?", người khác nói. "Tôi muốn sống, và tôi đã làm nhiều điều tốt đẹp. Tôi không muốn từ bỏ những nghĩa vụ của cuộc sống, những thứ tôi đang cố làm và tin rằng mình có thể thành công". À, nhưng chẳng lẽ anh quên mất rằng chết cũng là một nhiệm vụ của cuộc sống? Thực ra nếu nghĩ thêm một chút, anh sẽ thấy anh đâu có từ bỏ bất cứ một nhiệm vụ quan trọng nào - không có một con số chính xác nào được áp đặt cho anh hết.
Không có một cuộc đời nào mà không ngắn ngủi. Xét tổng thể, ngay cả cuộc đời Nestor cũng rất ngắn, hay của Sattia, người yêu cầu bia mộ được khắc là bà sống đến 99 tuổi. Bạn thấy một người tự hào thế nào vì sống lâu hay không? Ai có thể ngang bằng bà ta nếu bà ta đạt đến 100.

Cuộc đời cũng như một vở kịch: điều quan trọng không phải là show diễn dài đến đâu, mà là nó được diễn hay đến thế nào. 

Đâu có gì quan trọng khi nào bạn dừng. Dừng bất cứ chỗ nào bạn muốn, chỉ cần nhớ hãy tạo nên một kết thúc tốt đẹp.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Today all of a sudden the “ships of Alexandria” came into view.
Th ese are the ones that are customarily sent on ahead to announce
the arrival of a fl eet. People call them “mail-boats,” and the sight of
them is welcome in Campania. Th e whole populace stands on the docks of Puteoli and can pick out the Alexandrians amid the great
traffi c of shipping just by the design of their sails. For these boats
alone are allowed to carry their topsails. 2 All vessels have topsails
when out at sea, for nothing aids their progress as well as the upper
portion of the canvas; that is what gives them their greatest speed.
For this reason the yard is lowered when the wind becomes gusty and
stronger than necessary, for the breeze lower down is not as forceful.
Once they come in past Capri and the promontory from which
Athena from the stormy heights
stands guard supreme,*
the other boats are told to content themselves with their mainsails.
Th us the topsail is the distinguishing mark of the Alexandrians.
3 Amid this rush of people hurrying toward the shore, I took considerable
pleasure in my own idleness, that is, in the fact that I did not
hurry down to pick up letters from friends and family or to fi nd out
how my business was doing overseas and what profi t it would yield. It
has been a long time since I either lost or gained anything. Th is would
have been the right attitude for me to take even if I were not old; it is
even more right now. No matter how little I have, my travel money is
still more than the road I have left to travel, especially as there is no
need to fi nish this journey we are on. 4 A journey is unfi nished if you
stop in the middle, or anywhere short of your destination; but life is
never cut short as long as one lives honorably. It is complete no matter
where you end it, as long as you end it in a good way.
But it often happens that a person has to make a brave end for
reasons that are not particularly weighty. For the reasons that keep
us here are not weighty either. 5 Consider Tullius Marcellinus, whom
you knew quite well.* He was a quiet young man, then quickly past
his prime; then, beset by an illness that was not untreatable, but was
lengthy, troublesome, and demanding, he began to make plans for his
death. He called together a number of his friends. One after another
they either advised the course they themselves would have adopted
out of timidity, or turned to fl attery and gave the advice they thought
the one consulting them wanted to hear. 6 But our Stoic friend, who
is an extraordinary person and—to speak the praises he deserves—a
brave man and a man of action—gave him what I consider the best
form of encouragement.* He began by speaking as follows: 
“Don’t torment yourself, Marcellinus, as though you were debating
some momentous question. Being alive is not, in fact, of any
great moment. Your slaves are alive; your animals also. What is
great is to die honorably, sensibly, bravely. Th ink how long you
have been doing the same thing over and over: food, sleep, sex,
round and round in a circle. It is not only the sensible person, the
brave person, and the miserable person who can conceive a wish
to die: sheer disgust may wish for it as well.”
7 What Marcellinus needed, though, was not encouragement so
much as assistance, for his slaves would not obey him. Th e fi rst thing
the Stoic did was to allay their fear by explaining that household
slaves would be at risk only if there were some doubt as to whether
the master died of his own volition. If there were no such doubt, then
thwarting his demise would be as bad an example as murdering him.
8 Next, he advised Marcellinus himself that just as when dinner is
over one shares out the leftovers among the serving people, so when
his life was over it would be natural for him to give something to
those who had been his lifelong servants. Marcellinus was of a compliant
disposition, and generous even when giving made a diff erence
to him. He therefore distributed some small sums to his weeping
slaves and actually spoke words of consolation to them.
9 He had no need of the knife or of any bloodshed. For three days
he abstained from food, and he directed that a tent be set up right in
his bedroom.* Th en a tub was brought in. He lay in it for a long time,
and by slipping repeatedly under the hot water he gradually gave way.
From what he said, there was a kind of pleasure in it; a not infrequent
occurrence when one is expiring without violence. Th ose of us who
have had fainting spells have also experienced this.*
10 I have gone off on a tangent with this little story; but you will
not mind learning that your friend’s demise was neither diffi cult nor
uncomfortable. For although he did commit suicide, his passing was
exceedingly gentle; life just slipped away. But the anecdote will also
be of use, for necessity often requires such things from us. Th ere are
times when we ought to die and do not want to, or when we are actually
dying and do not want to. 11 No matter how naïve a person is,
he knows he must die sometime, and yet when the time draws near
he pulls back; he trembles; he begs to be excused.
Suppose someone were to burst into tears because he was not
born a thousand years earlier; would you not think that ridiculously
foolish? It is just as foolish for someone to weep that he will not be
alive a thousand years in the future. Th e two are equal: your future
nonexistence and your past. Both times are beyond our ken. 12 You
have been cast into this moment of time; you might extend it, but for
how long? Why are you crying? What is it you want? You’re wasting
your eff orts.
Stop hoping that your prayers will ever change
what gods ordain.*
Your fate is fi xed, determined by a vast, eternal necessity. You will go
where all things go. Why is this news to you? It is the law to which you
were born. It is what happened to your father, to your mother, to your
ancestors, to all who came before you and to all who will come after
you. A sequence that no power has ever defeated or changed constrains
and compels all events.* 13 What multitudes will follow you, to die in
their turn! What multitudes accompany you! You would be braver,
no doubt, if many thousands would die along with you. But in fact,
there are many thousands, people and animals alike, who do, yielding
up their spirits in one way or another in this very moment when you
hesitate to die. Did you think you would never reach the goal to which
you have been headed all along? Th ere is no journey without an ending.
14 Do you expect me now to tell you exemplary tales about great
men? I will tell you some about mere children. Th ere is one about a
Spartan who was captured when still very young. He kept shouting
in his own Doric tongue, “I will not be a slave!” And he proved it,
too: the fi rst time he was ordered to do a slave’s insulting task—for
they told him to fetch the chamber pot—he dashed his head against
a wall and burst his skull. 15 With freedom so near at hand, how is
anyone a slave? Would you not wish for your own son to die in this
way rather than grow old through fecklessness? Why, then, are you
upset on your own behalf, when even a boy can die bravely? You may
refuse to follow his lead and then be led there all the same. Let it be
at your behest and not another’s. Why not take on the spirit of that
boy and say, “I am no slave”? Poor thing, you are a slave: a slave to
others, a slave to property, a slave to life. For life itself is slavery when
one lacks the courage to die.
16 Do you in fact have anything worth waiting for? You linger,
you tarry over your pleasures, but you have exhausted even those. Not
one of them is new to you; not one is anything but loathsome to you
from sheer surfeit. You know what wine tastes like, both with honey
and without. It makes no diff erence whether a hundred gallons pass
through your bladder or a thousand; either way you are nothing but
a conduit. You know exactly what an oyster tastes like, and a mullet
as well.* Self-indulgence has sampled everything; nothing remains
for future years to try. And this is what you cannot tear yourself
away from! 17 What else are you moping over? Can you not bear to
let go of your friends? Do you even know how to be a friend? Your
country? Do you value it even enough to allow dinner to be delayed
for its sake? Th e sun? You would put it out like a lamp if you could;
for what have you ever done that was worthy of its light? Be honest:
it is not any longing for the Senate House or the Forum, or even
for the world as a whole, that makes you reluctant to die. What you
cannot part from is only your butcher shop—and thanks to you,
there is nothing left in it. 18 You fear death, and yet when a platter
of mushrooms is before you, how little you care!
You wish to live; do you know how? You fear to die; what of it?
Isn’t the life you are living a kind of death? Once when Gaius Caesar
was traveling the Latium road, he was accosted by a prisoner on
a chain gang, an aged fellow with a beard down to his chest, who
begged for death.* “Are you alive now?” he said. Th at is the answer
to give to those people who would be better off dead: “You fear to
die; are you alive now?”
19 “But what about me?” says another. “I want to live, and I am
doing many honorable actions. I am reluctant to abandon the responsibilities
of life, which I am working hard and faithfully to perform.”
Ah, but don’t you know that dying is also one of life’s responsibilities?
You are not abandoning any responsibilities, for there is no set
number you have to fulfi ll.
20 Th ere is no life that is not short. On a universal scale, even the
lifespan of Nestor was short, and that of Sattia too, who ordered a
tombstone saying she lived to ninety-nine.* You see how one person
boasted of a long old age. Who could have put up with her if she had
made it to a hundred?
Life is like a play: what matters is not how long the show goes on but how well it is acted. It makes no diff erence where you stop. Stop
wherever you please; just make the ending a good one.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: