Lời tựa:  

Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                      
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.   
                                    
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 30

Bạn thân mến!
Tôi mới gặp lại Aufidius Bassus, một người bạn tốt, sau khi ông ấy bị tai biến và đang phải vật lộn với tuổi già. Ông ấy vẫn đang chiến đấu kiên cường, dù rằng đây là cuộc chiến không có cơ hội thắng, vì tuổi già chỉ càng ngày càng là gánh nặng cho ổng mà thôi. Bạn cũng biết là ông ấy thì luôn gầy dơ xương và khá yếu ớt. Ông ấy đã như vậy qua một thời gian dài, hay, nói chính xác hơn, cố giữ như vậy trong quãng đời ấy. Nhưng đột ngột cơn tai biến xảy tới.
Như một chiếc thuyền xa bến bị thủng, bạn cố chặn một lỗ, rồi lỗ khác, nhưng khi mà hàng loạt tia nước cùng phun vào thuyền từ mọi chỗ, thì sẽ chẳng còn hy vọng nào cho bạn và chiếc thuyền. Điều đó tương tự như một cơ thể già cỗi. Vài sự thay thế hay chăm sóc có thể khiến nó duy trì trong một khoảng thời gian, nhưng khi mà tất cả các khớp đã mòn như những cây cột của căn nhà tồi tàn, khi mà bạn thậm chí không có cơ hội để chăm sóc một phần riêng biệt mà những phần khác không lên tiếng, thì đó là khi bạn nên chuẩn bị cho kết cục cuối cùng.

Nhưng điều đáng nói là ông bạn Bassus của chúng ta vẫn cực kỳ minh mẫn. Chỉ có triết mới có thể làm được điều đó: nó cho phép một người có thể cảm thấy vui vẻ phấn khởi ngay cả khi cái chết cận kề, dũng cảm và thanh thản với bất cứ tình trạng nào của cơ thể, không từ bỏ ngay cả khi cơ thể đã không còn chịu đựng được nữa. Một thuyền trưởng vĩ đại sẽ tiếp tục lèo lái con thuyền của mình, ngay cả khi cánh buồm đã tan thành trăm mảnh, hay ông ta phải vứt bỏ toàn bộ những dụng cụ chỉ đề thuyền khỏi chìm, ông ta sẽ vẫn gắng sức giúp phần còn lại của con thuyền đi đúng hướng. 

Đó là điều Bassus đang làm. Ông ấy chứng kiến cái chết đến với mình với một tâm trạng thanh thản đến nỗi nếu nó không phải đến với ổng mà với một người khác, bạn sẽ nghĩ ông ấy vô tâm với nó. Điều đó thực sự vĩ đại bạn ạ, nó được tích lũy theo năm tháng, để khi mà thời khắc đã đến, ta có thể ra đi trong yên bình.

Những mối đe dọa tính mạng thường pha trộn chút hy vọng. Một căn bệnh có thể thuyên giảm, một ngọn lửa có thể bị dập, một tòa nhà bị sụp nhiều khi đưa những người ở tầng cao xuống đất một cách an toàn. Nhiều người bị nạn trên biển được sóng đẩy vào bờ, thậm chí có khi đao phủ thu kiếm về khi đã đặt sẵn trên cổ kẻ tử tù. Nhưng với tuổi già và tiếp đó là cái chết, đâu ai có hy vọng thoát thân. Đó là cái chết nhẹ nhàng nhất, nhưng cũng chậm chạp nhất.
Việc đó với tôi như thể Bassus đang tham gia lễ tang của chính mình, đưa cơ thể ông ấy cho người ta chôn, và sống cùng nỗi mất mát ấy như một người triết gia. Bởi ông ấy nói khá nhiều về cái chết, và thực sự cố gắng cho bọn tôi thấy rằng nếu có bất cứ thứ gì khó chịu hay sợ hãi trong việc ấy, thì nó cũng chỉ từ sai lầm trong nhận thức của chính người đang chết ấy mà thôi, và chẳng có gì khó chịu trong khoảnh khắc ra đi hơn là sau đó.
Một người phải thật điên khùng mới sợ một thứ sẽ không xảy ra với anh ta, hay một thứ mà anh ta không thể cảm nhận nếu nó có xảy đến. Hay người nào đó thực sự tin rằng anh ta có thể cảm nhận cái chết, khi mà chính cái chết khiến anh ta mất đi cảm nhận của mình? Bởi vậy, ông ta nói: "cái chết quá khác biệt với tất cả những gì xấu xa hay có hại, khiến nó vượt trên mọi nỗi sợ những thứ rủi ro ấy".
Tất cả những điều ấy, tôi biết, đều được nói thường xuyên, và nên như thế, nhưng nó không thể gây cái ấn tượng cần thiết khi một người chỉ đọc sách, hay nghe nó từ những người đang lành lặn và không phải đối mặt với nguy hiểm. Lần này, ảnh hưởng của nó với tôi cực lớn, vì ông bạn Bassus đang nói đến cái chết khi nó ở gần ổng. 
Tôi sẽ nói cho bạn suy nghĩ của tôi: tôi tin người nào cận kề cái chết thì thường dễ dàng có được sự dũng cảm cần thiết hơn những người chỉ ở gần nó. Bởi khi cái chết đã đến quá gần, nó khiến ngay cả những người bình thường ít học đối mặt với nó, như một điều không thể tránh được. Điển hình như những chiến binh đã thất thần giữa trận chiến vẫn thường dũng cảm ngửa cổ và chờ đợi cái chết từ lưỡi kiếm kẻ thù. Nhưng khi cái chết chỉ ở gần, mặc dù chắc chắn sẽ đến, nó đòi hỏi một tâm trí vững vàng không lay chuyển. Điều đó thường ít thấy, và chỉ có được trong những người thông thái mà thôi.
Bởi vậy tôi thực sự cảm động vì được nghe ông ấy nói về cái chết, và cho tôi biết việc cái chết đến gần sẽ như thế nào. Tôi tưởng tượng rằng nếu một người đã trải nghiệm cái chết được sống lại và nói cho bạn cái chết không phải là một thứ xấu xa tệ hại, bạn sẽ hết lòng tin ổng. Tương tự, với việc tiếp cận cái chết, người có thể nói cho bạn rõ ràng nhất về sự xao động nó mang lại là người gần kề cái chết, nhìn thấy nó đang đến với họ và chào đón nó. Và Bassus là một người như vậy.
Ông ấy không muốn chúng tôi bị nhụt chí. "Sợ hãi cái chết", ông ấy nói, "cũng ngờ nghệch như sợ hãi tuổi già vậy, bởi cũng giống như tuổi già theo sau những năm tháng thanh xuân, cái chết cũng theo sau tuổi già một cách tự nhiên mà thôi. 
Ai mà không sẵn sàng đối mặt với cái chết thì cũng không thực sự muốn sống, bởi cuộc sống được trao cho ta với điều kiện ta phải chết một ngày nào đó. Cái chết là thứ ta hướng tới, dù muốn hay không, vậy nên thật điên rồ nếu sợ hãi nó". Thực ra thứ ta sợ hãi là sự không chắc chắn; khi mà mọi thứ chắc chắn, ta sẽ chỉ đơn giản là chờ đợi nó mà thôi. Cái chết là bắt buộc và công bằng cho tất cả mọi người, không ai có thể tránh được. Ai có thể phàn nàn về việc bị ràng buộc bởi một thứ mà tất cả mọi người đều phải chịu? Nên nhớ điểm đầu tiên của công lý là bình đẳng và công bằng.
Nhưng tôi không cần biện hộ cho tự nhiên trong trường hợp này. Tự nhiên không muốn ta cần một luật nào khác với luật của chính nó: thứ gì nó hàn gắn, nó phá vỡ; và thứ gì nó phá vỡ, nó hàn gắn. Nếu tuổi già giải thoát cho một người một cách nhẹ nhàng, không phải một cách đột ngột, thì người đó cần phải cảm ơn tự nhiên và Chúa. Anh ta nên làm vậy, vì cuộc đời trọn vẹn mà anh ta đã có trước khi yên nghỉ, một sự yên nghỉ cần thiết cho loài người, sau tất cả những mệt mỏi trong đời.
"Bạn nhìn thấy nhiều người muốn chết, thậm chí nhiều hơn cả khao khát sống của những người khác. Tôi không biết ở đối tượng nào tôi nên cảm thấy được truyền cảm hứng nhiều hơn, người đòi hỏi được chết hay người đối mặt với cái chết một cách bình thản. Bởi đòi hỏi ấy (dù cho đúng là rất dũng cảm) nhiều khi đến từ những kẻ điên khùng hay những người bị rối loạn bởi những tình huống cụ thể, trong khi sự thanh thản kia đến từ suy xét cẩn thận. Có những người lại tìm đến cái chết vì cơn giận dữ của mình. Nhưng không ai nhìn thấy cái chết đến và chào đón nó, nếu người đó không chuẩn bị từ lâu trước đó cho giây phút ấy".
Vậy nên tôi cần phải thú nhận rằng dù cho tôi có rất nhiều lý do để đến thăm Bassus thường xuyên (sau tất cả ổng là bạn thân mà), tôi muốn biết nếu tôi có thể thấy ổng không suy chuyển mỗi lần gặp: liệu tâm trí có suy yếu khi cơ thể ổng suy yếu? Nhưng nó chỉ ngày càng thêm vững vàng, như người ta vẫn thường nhìn thấy sự hưng phấn của đoàn đua ngựa khi đến vòng đua chót, với chiến thắng đã cận kề. Thực tế, ông ấy đã từng nói, trong một sự đồng ý với những lời dạy của Epicurus: "Trước nhất, tôi hy vọng sẽ không có đau đớn trong giờ phút cuối cùng, nhưng nếu có, nó sẽ ngắn ngủi thôi, và trong cái đau đớn ấy cũng có một hạnh phúc của nó. Bởi cơn đau dữ dội không thể kéo dài lâu. Nhưng nếu có sự hành hạ trong giây phút tâm trí rời bỏ thể xác, tôi sẽ tự an ủi bản thân mình: sau cơn đau này, tôi sẽ không bao giờ cảm thấy đau đớn nữa. Bởi vì hiển nhiên hơi thở của tuổi già chỉ trên đầu môi và không cần nỗ lực để lấy sức từ cơ thể. Một ngọn lửa được trang bị bởi nhiều nguyên liệu sẽ cần rất nhiều nước để dập, thậm chí có thể chỉ sau khi nó đã thiêu rụi cả tòa nhà; nhưng một ngọn lửa đã sử dụng hết nguyên liệu của nó thì sẽ tự tắt thôi".
Bạn ơi, tôi thực sự mừng vì nghe thấy những lời ấy. Không phải như thể chúng mới mẻ, mà là vì chúng đang được chứng thực. Tại sao? Phải chăng tôi chưa từng chứng kiến nhiều người đối mặt với tử thần? Không, tôi đã, nhưng họ thực sự khiến tôi ấn tượng khi mà họ đối mặt với cái chết với không một chút thù oán cuộc đời, khi mà họ có thể hiên ngang đứng đó chào đón cái chết thay vì tìm đến nó.
Thực ra, ông ấy cũng đã từng nói rằng sự hành hạ mà ta phải chịu đến từ chính chúng ta, bởi vì linh tính thường cho ta biết khi nào cái chết đe dọa mình. Nhưng chẳng phải cái chết ở gần tất cả mọi người, trong mọi lúc và mọi nơi? "Hãy để ta nhớ lấy", ông ấy nói, "trong thời khắc mà một sự đe dọa tính mạng đang ở rất gần, có những nguyên nhân khác, thậm chí gần hơn nữa, mà ta không nhận thấy và vì vậy không sợ chúng. Một người nhận lời đe dọa từ kẻ thù, và cơn chấn động tiêu hóa lấy mạng ổng. Nếu ta sẵn sàng phân biệt một vài nguyên nhân như thế, ta sẽ thấy trong số chúng có những thứ là thật, một vài thứ chỉ là ảo tưởng (có vẻ là thật) mà thôi. Thực ra ta không sợ cái chết, mà sợ cái suy nghĩ về cái chết, vì cái chết luôn ở cùng một khoảng cách với ta. Vậy nên nếu có lúc nào cái chết đáng sợ, ta cần sợ nó luôn luôn. Bởi có lúc nào nó không ở gần ta?
Nhưng tôi nên sợ rằng bạn sẽ ghét bức thư dài dằng dặc này nhiều hơn là sợ chết. Vậy nên tôi sẽ dừng bút tại đây. Còn với bạn, nếu muốn thoát khỏi nỗi sợ chết, hãy nghĩ đến nó mỗi ngày.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I have seen Aufidius Bassus, a fine man, who has had a stroke and is wrestling with the advance of years. He is fighting still, but this is a hold he will never break, for age has pressed its great weight on him at every point. You know that he has always been scrawny and weak in body. He has held it together for a long time—or rather, to put it more accurately, has kept it going. But suddenly his strength has failed.
2 It’s like when a boat takes on water: you stop up one leak, then another; but once it begins to open up and give way at many places, there’s no way to fi x it; it’s just a leaky vessel. So it is with an aging body. Stopgap measures can sustain it for a while, but when every joint is giving way like the seams of a dilapidated house, when you cannot take care of one thing without something else giving out in the meanwhile, then it is time to look around for the exit.
3 Yet our friend Bassus is as lively as ever in his mind. Philosophy does this: it enables a person to be cheerful within sight of death, and brave and cheerful no matter what condition his body is in, not giving up just because the body is giving out. A great captain sails on, even with his canvas in tatters; even if he has jettisoned the ship’s equipment, he keeps the remnants of his vessel on course. That’s what our Bassus is doing. He looks on his own end with such a calm expression that if he looked so on another’s, you would think him uncaring. 4 It’s a great thing, Lucilius, a lesson of many years—when the hour of no escape arrives, to depart in peace.
Other ways of dying have an admixture of hope. An illness abates; a fire is extinguished; a collapsing building lowers to the ground the people it might have crushed. Those swallowed up by the sea have been cast out unharmed just as forcibly as they were swept away; the soldier has withdrawn his sword from the very throat of the condemned. But he whom old age draws toward death has nothing to hope for; he alone cannot be rescued. It is the gentlest form of death, but also the slowest.
5 It seemed to me that our Bassus was attending his own funeral—laying out his body for burial—living on after himself, and bearing his loss (that is, the loss of himself ) as a philosopher should. For he speaks much about death, and tries hard to convince us that if there is anything unpleasant or frightening in this business, it is the fault of the person dying and not of death itself, and that there is no more discomfort in the moment of death than there is afterward.
6 A person would be crazy to fear something that’s not going to happen to him, and it is equally crazy to fear something you won’t feel. Or does anyone believe that he will feel death, when in fact it is through death that he ceases to feel anything else? “For that reason,” he says, “death is so far removed from every evil that it is beyond every fear of evil.”*
7 All this, I know, has often been said, as indeed it should be; but it never did me as much good when I read it in books, or when I heard it from people who were not themselves in any danger. This time, though, the impact on me was very great, since the man was speaking about a death that was very near. 8 I will tell you my opinion: I think the person who is at the point of death is braver than one who is merely in the vicinity. For when death is at hand, it inspires even the untrained to face what cannot in any case be avoided. Thus the gladiator who has been terrified throughout the contest will offer his throat to his opponent and guide the wavering point home. But when death is only near at hand, though sure to come, it requires an unyielding mental strength. This is less often found, and can only really be exhibited by the wise person.
9 So I was very glad to listen to him passing judgment, as it were, on death, and telling me what it is like when one has seen it close up. I imagine that if someone who had experienced death were to come to life again and tell you that death is not an evil, you would give him great credence and authority. In the same way, your best informants on the distress that accompanies the near approach of death will be those who have stood right next to it, who have not only seen it coming but even greeted it. 10 Among those you may count Bassus. 
He did not want us to be deceived. Fearing death, he said, is as foolish as fearing old age; for just as age follows youth, so death follows age. “He who is unwilling to die never wanted to live, for life is given to us with death as a precondition. Death is where we are headed, and for that reason one would be mad to fear it. It is uncertainty that frightens us; when things are certain, we simply await them. 11 Death is a requirement that is imposed equitably and unavoidably. Who can complain about being under the same restrictions as everyone else? The first element in equity is equality.
“But I need not plead nature’s case at this time. It is not nature’s will that we should have any law but its own: what it has assembled, it breaks down; and what it breaks down, it assembles again. 12 If it should happen that old age releases a person gently, not tearing him suddenly away from life but letting him slip away gradually, then that person should give thanks to all the gods. He should indeed, for he had his fill before being taken to his rest, a rest that is necessary for mortal beings, and welcome to the weary.
“You see some who long to die, who indeed insist on it more firmly than people usually ask to live. I don’t know which ones I find more inspiring, those who ask for death or those who meet death with calm cheerfulness. For such requests sometimes come of madness or some sudden fit of outrage, while such tranquility comes of a settled judgment. There are people who come to death out of anger; there is no one who sees death coming to him and offers it a cheerful welcome, unless that person has been long resigned to it.”
13 So I have to confess that although I had many reasons to visit Bassus often (he is after all a dear friend), I wanted in particular to see whether I would find him the same each time: would his mental energy diminish as his body grew weaker? But it kept growing, just as one often sees excitement building in a chariot team when it is in the seventh lap, with the palms of victory in sight. 14 In fact, he used to say, in conformity with Epicurus’s teachings, “First of all, I hope there will be no pain in that last breath; but if there is, it will be short, and that itself is some comfort. For severe pain is never of long duration.* But if there is torment in the moment when mind separates from body, I will console myself thus: after that pain, I can no longer experience pain. For no doubt my aged breath is only barely clinging to my lips and needs no great force to draw it from my body. A fi re that is well supplied with fuel needs water to put it out and sometimes the collapse of the entire building; one that has exhausted its fuel gives out of its own accord.”
15 My dear Lucilius, I am glad to listen to these words. It’s not as if they were new, but it is as if they have become a present reality to me. Why? Have I not watched many people reach their life’s end? Yes, I have, but they make a greater impression on me when they come to death with no hatred for life, when they let death in rather than reaching for it.
16 In fact, he used to say that the torment we feel comes about through our own agency, because we become alarmed when we believe that death is close at hand. But isn’t it close to everyone, ready in every place and every moment? “Let us keep in mind,” he said, “that in the moment when some cause of death seems to be drawing near, there are others, even nearer, that we don’t fear. A man had received a death threat from an enemy—and a digestive ailment got there first. 17 If we are willing to draw some distinctions among the causes of our fear, we will find that some are real, others only apparent. It is not death we fear but the thought of death, for death itself is always the same distance away from us. So if death is ever to be feared, it is to be feared at all times. For what time is there that is not subject to death?” 
18 But I should be afraid that you will hate such long letters even worse than death! So I’ll stop. As for you, if you want never to be afraid of death, think about it always.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)



Các bài viết khác của tác giả: