Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 111

Bạn thân mến!
Bạn hỏi tôi từ tiếng Latin cho sophismata. Có khá nhiều người đã cố gắng chọn ra một từ sát nhất, nhưng không một lựa chọn nào đứng vững được lâu. Chúng ta, hiển nhiên, không thích lối ngụy biện (nghĩa của sophism), và vì không khuyến khích hay dùng nó, nên cũng chẳng thích chính cái từ ấy. Tôi tin từ Cicera đưa ra: cavillationes là thích hợp nhất (Lời người dịch: từ này mang nghĩa như quibble - lối chơi chữ, lối nói nước đôi trong tiếng Anh). Những người bị cuốn hút vào nó đúng là thường bày ra những câu đố hay vấn đề liên quan đến sự mập mờ của ngữ nghĩa ngôn từ, những thứ chẳng giúp gì trong việc khiến họ sống một cách dũng cảm hơn, có kiểm soát hơn, hay sáng suốt hơn.
Ngược lại, khi một người học và áp dụng triết như cách chữa trị cho bản thân mình, bạn sẽ thấy anh ta mở mang tâm trí và tràn đầy tự tin (từ bên trong). Sự ưu việt của anh ta trở nên dễ nhận ra hơn nếu bạn ở gần. Điều đó bạn có thể hiểu cũng tương tự như trải nghiệm với những ngọn núi thiêng. Có thể từ xa chúng có vẻ không cao lắm, nhưng khi đến gần ta sẽ thấy chúng hùng vĩ đến nhường nào. Đó, bạn của tôi, là sức mạnh từ bên trong của một người theo đuổi triết chân chính, người mà áp dụng triết vào chính cách hành động và cư xử hàng ngày của anh ta, chứ không phải mấy trò uốn nắn câu chữ. Anh ta đứng trên đỉnh cao, nhìn xa trông rộng, sáng suốt, và thực sự vĩ đại. Không cố vươn mình lên hay đứng kiễng chân như cách người ta thường làm để gian lận chiều cao, mong muốn được nhìn nhận là cao hơn so với thực tế; anh ta hoàn toàn hài lòng với "tầm" của mình. Tại sao anh ta không thể hài lòng, khi đã đạt đến trạng thái mà vận mệnh không thể tác động đến anh ta được nữa? Anh ta vượt trên những tranh chấp vụn vặt của cuộc đời con người về những thứ bên ngoài, và khiến bản thân bình thản trước mọi hoàn cảnh, cả khi cuộc đời trôi đi trong yên ả lẫn khi nó bị xoay vần với những khó khăn và trở ngại. Sự vững vàng đó không thể được củng cố bởi những trò uốn nắn câu chữ mà tôi đã viết cho bạn trong những bức thư trước đây. Tâm trí bị cuốn vào chúng sẽ không thu được bất cứ lợi ích gì; chúng thực ra kéo triết xuống mặt đất từ đỉnh núi thiêng của nó.
Tôi không có ý cấm bạn hoàn toàn, mà thỉnh thoảng bạn hãy cứ nghiên cứu chúng nếu muốn, nhưng chỉ khi bạn không muốn làm bất cứ việc gì khác. Có những khía cạnh rất xấu trong mấy chiêu trò ấy, cách chúng cuốn hút dụ dỗ tâm trí ta, và bằng sự tinh tế bề ngoài chúng thu hút sự chú ý của ta và khiến ta trì hoãn khi mà ta đang phải đối mặt với những vấn đề quan trọng. Đặc biệt khi mà có lẽ cả đời cũng là chưa đủ để bạn học được một bài học duy nhất, đó là: đừng quá quan trọng hóa cuộc đời (hay sự sống). "Vậy còn việc học cách kiểm soát cuộc đời thì sao?", bạn hỏi. Đó là nhiệm vụ thứ hai phải học. 

Không ai có thể hoàn toàn kiểm soát đời mình nếu chưa trước nhất đặt nó vào đúng tầm quan trọng.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You asked me what is the Latin for sophismata? Th ere have been lots
of attempts to fi nd a word for them, but no single term has stuck. We
don’t, of course, like actual sophisms or make use of them, and we
don’t like the word either. I think Cicero’s word “quibbles” (cavillationes)
is the most apt.* 2 People who get absorbed in them do concoct
real teasers, but it doesn’t help them to live better by making them
braver or more self-controlled or more high-minded.
In contrast, when a person has taken up philosophy as a treatment
for himself, he enlarges his mind and exudes confi dence. His superiority
becomes more impressive the closer you get to him. 3 It’s what
happens with lofty mountains. From a distance their height is less
apparent, but when you are near them their true elevation becomes
quite clear. Th at, dear Lucilius, is what the authentic philosopher is
like, the one who philosophizes in reality and not by tricks. He stands on a peak, marvelous, tall, truly great. He doesn’t stretch right up or
walk on tiptoe like people who improve their height by cheating,
wanting to look taller than they really are. He is content with his
actual size. 4 Why should he not be content to have grown to a point
that the hand of fortune cannot reach? He is therefore above ordinary
human events and equal to himself in every situation, whether
his life moves ahead smoothly or is tossed around and passes through
obstacles and diffi culties. Th is steadfastness cannot be assured by the
quibbles I was discussing a while ago. Th e mind plays with them but
gets no benefi t; it actually pulls philosophy down from its height to
the fl at ground.
5 I wouldn’t forbid you from sometimes engaging in this activity,
but only when you want to do nothing. Th ere is, though, something
very bad about them, the way they make us fi nd them attractive, and
by their specious subtlety hold our attention and delay us just when
we are summoned by such weighty things, with scarcely an entire life
being long enough for you to learn this one thing—not to think life
itself important. “What about taking command of your life?” you say.
Th at’s the second task. No one has ever taken full command of his
life without fi rst ceasing to care about it.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: