Cuốn sách này có 366 trích dẫn, tương ứng với 365 ngày (+1 cho năm nhuận) trong năm. Mỗi ngày ít nhất mình sẽ đăng một bài, nhưng để không biến nó thành giáo điều mình sẽ tạm ngưng vào một số ngày, dù vậy series bài viết này dài nhất thì cũng sẽ chỉ kéo dài một năm (vì mình không thê lương và mơ mộng như anh 'Andy Lượng'). Và mình cũng đang cân nhắc làm sao để viết bài được dài hơn. Chứ ở cái chốn Spiderum này không thể kiếm upvote từ mấy chiêu trò của mình được gòy. Và mình cũng bắt đầu chán cái trò chơi chữ này nữa... Hy vọng thời gian tới mình sẽ cố gắng nghiêm túc viết bài một cách có đầu tư hơn để xứng đáng là một copywriter. Xin hân hạnh được đồng hành cùng các bạn.
LÀM SÁNG TỎ NHỮNG Ý ĐỊNH CỦA BẠN
“Hãy để tất cả những nỗ lực của bạn đều hướng đến một điều gì đó, hãy cứ để nó đến cùng trong sự quan phòng. Đó không phải là sự náo động làm xáo trộn con người, nhưng những quan điểm sai lầm về những sự việc ấy đẩy họ tới cơn điên loạn.”
—SENECA, ON TRANQUILITY OF MIND, 12.5
Luật 29 trong The 48 Laws of Power là: Lập kế hoạch cho tất cả các con đường đến cùng. Robert Greene viết, “Bằng cách lập kế hoạch đến cùng, bạn sẽ không bị hoàn cảnh lấn át và bạn sẽ biết khi nào nên dừng lại. Chầm chậm hướng dẫn vận mệnh và giúp xác định tương lai bằng cách nghĩ xa về phía trước". Thói quen thứ hai trong The 7 Habits of Highly Effective People là: bắt đầu với một sự kết thúc trong tâm trí.
Có một điểm dừng trong tâm trí không có nghĩa là đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được nó — sẽ không có Khắc kỷ gia nào dung túng cho giả định đó — nhưng không có một điểm đến trong tâm trí là một đảm bảo rằng bạn sẽ không thể. Đối với trường phái Khắc kỷ, oiêsis (quan niệm sai lầm) không chỉ gây ra những xáo trộn trong tâm hồn mà còn làm cho đời sống hỗn loạn và gây rối loạn các chức năng hoạt động. Khi nỗ lực của bạn không hướng vào một căn nguyên hay một mục đích nào đấy, làm thế nào bạn biết sẽ phải làm gì từ ngày này qua ngày kia? Bạn sẽ biết gì nếu nói không và sẽ biết gì nếu nói có? Làm thế nào bạn sẽ nhận biết được khi bạn đã có đủ rồi, khi bạn đã đạt được mục tiêu của mình, khi bạn đi chệch hướng, nếu bạn chưa bao giờ định nghĩa những điều đó là gì?
Câu trả lời là bạn không thể. Và do đó, bạn bị dẫn đến thất bại — hoặc tệ hơn, vào điên cuồng bởi chuyện lãng quên của sự vô phương.
English version:
“Let all your efforts be directed to something, let it keep that end in view. It’s not activity that disturbs people, but false conceptions of things that drive them mad.”
—SENECA, ON TRANQUILITY OF MIND, 12.5
Law 29 of The 48 Laws of Power is: Plan All The Way To The End. Robert Greene writes, “By planning to the end you will not be overwhelmed by circumstances and you will know when to stop. Gently guide fortune and help determine the future by thinking far ahead.” The second habit in The 7 Habits of Highly Effective People is: begin with an end in mind.
Having an end in mind is no guarantee that you’ll reach it—no Stoic would tolerate that assumption—but not having an end in mind is a guarantee you won’t. To the Stoics, oiêsis (false conceptions) are responsible not just for disturbances in the soul but for chaotic and dysfunctional lives and operations. When your efforts are not directed at a cause or a purpose, how will you know what to do day in and day out? How will you know what to say no to and what to say yes to? How will you know when you’ve had enough, when you’ve reached your goal, when you’ve gotten off track, if you’ve never defined what those things are?
The answer is that you cannot. And so you are driven into failure—or worse, into madness by the oblivion of directionlessness.