Trở lại với Spiderum, cái quái gì mới xảy ra vậy? Tự nhiên không thấy con nhện đâu... Khá là bất ngờ với thay đổi đột ngột này. Nhưng cũng vui vì có thể tiếp tục chia sẻ với các bạn. Quay ngay trở lại với series này. Nếu phần trước là một khởi đầu đầy cảm hứng và mạnh mẽ thì phần này là một chiều sâu ngôn ngữ, các bạn có thể cảm nhận được ngay sự rõ ràng và lành mạch. Đó là những gì mình cảm nhận được, nhưng đây không phải là vấn đề, vấn đề là chúng ta nhanh chóng biết được sự khởi nguồn, hình thành và phát triển. Sẽ không có gì phải nói nhiều nếu đây không phải là thứ triết học thực hành. Ngay cả một bậc thầy ngôn ngữ cũng không thể mang niềm vui của nó đến nếu bạn không chạm được tới tinh thần của nó được. Ôkey back to Spiderum, mình vẫn chưa quen được với việc này!
TỪ LẠP ĐẾN ROME ĐẾN HÔM NAY
Chủ nghĩa Khắc kỷ là một trường phái triết học do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào những năm đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Stoa, có nghĩa là mái hiên, bởi vì đây là nơi đầu tiên mà Zeno đàm đạo cùng các học trò của mình. Triết lý khẳng định rằng đức hạnh (nghĩa là, được dẫn dắt bởi bốn đức hạnh tiên khởi Temperance (Sefl-control), Courage, Justice, và Wisdom) chính là hạnh phúc, và chính cách nhìn nhận và phán xét của chúng ta về mọi sự việc—thay vì bản thân chúng thực sự là—là nguyên nhân dẫn đến hầu hết mọi rắc rối. Chủ nghĩa Khắc kỷ dạy rằng chúng ta không thể kiểm soát hoặc dựa vào bất cứ thứ gì bên ngoài mà theo Epictetus gọi là “lựa chọn có lý”—khả năng sử dụng lý trí của ta để lựa chọn cách chúng ta phân loại, phản hồi và định hướng lại bản thân trước các sự kiện bên ngoài.
Chủ nghĩa Khắc kỷ sơ khai gần gũi hơn nhiều so với một thứ triết học toàn diện giống như các trường phái cổ đại khác mang những cái tên hơi hướng trừu tượng như: Chủ nghĩa Sử thi, Chủ nghĩa Khuyển nho, Chủ nghĩa Platon, Chủ nghĩa hoài nghi. Những người ủng hộ đã bàn về các chủ đề đa dạng, bao gồm vật lý, logic, vũ trụ học và nhiều những vấn đề khác. Một trong những kiểu ví von được các nhà Khắc kỷ ưa thích để mô tả triết học của họ như là một cánh đồng màu mỡ. Logic là hàng rào bảo vệ, vật lý học là cánh đồng, và tất cả vụ mùa được tạo ra là đạo đức”—hoặc cách sống.
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa Khắc kỷ phát triển, nó chủ yếu tập trung vào hai trong số các chủ đề này—logic và đạo đức. Trên con đường phát triển từ Hy Lạp đến La Mã, Chủ nghĩa Khắc kỷ trở nên thực tiễn hơn nhiều để phù hợp với hoạt động, cuộc sống thực thực tế của những người La Mã cần cù. Như Marcus Aurelius sau này đã nhận xét, “Tôi đã được ban phước khi tôi đặt trái tim mình vào triết lý để tôi không phải rơi vào cái bẫy cửa lời ngụy biện, cũng không đưa mình vào bàn của người viết, hoặc tranh cãi, hoặc bận rộn với việc nghiên cứu các tầng trời.”
Thay vào đó, anh ấy (cũng như Epictetus và Seneca) tập trung vào một loạt các câu hỏi không khác gì những điều chúng ta tiếp tục tự hỏi ngày hôm nay: “Cách tốt nhất để sống là gì?” “Tôi phải làm gì với cơn nóng giận của mình?” “Nghĩa vụ của tôi đối với đồng loại là gì?” “Tôi lo lắng về cái chết, tại sao vậy?” “Làm thế nào tôi có thể đối phó với những tình huống khó khăn mà tôi phải đối mặt?”  “Tôi nên hành xử thế nào với thành công hay quyền lực mà tôi đang nắm giữ?”
Đây không phải là những câu hỏi trừu tượng.  Trong các bài viết của họ — thường là thư riêng hoặc nhật ký — và trong các bài giảng của họ, các nhà Khắc kỷ đã cố gắng tìm ra những câu trả lời thực tế, có thể hành động được. Họ cuối cùng đã hệ thống được những cố gắng của mình xoay quanh một loạt cách thực hành trong ba kỷ luật quan trọng:
Kỷ luật nhận thức (cách chúng ta nhìn và nhận thức thế giới xung quanh)
Kỷ luật hành động (các quyết định và hành động mà chúng ta đưa ra để đi đến mục đích cuối cùng)
Kỷ luật của ý chí (cách chúng ta đối phó với những điều chúng ta không thể thay đổi, đạt được sự rõ ràng và phán đoán thuyết phục, đồng thời hiểu đúng về vị trí của chúng ta trong thế giới)
Bằng cách làm chủ tâm trí của chúng ta, những nhà Khắc kỷ đã cho chúng ta thấy, chúng ta có thể tìm thấy tinh thần minh mẫn. Trong sự mách bảo các hành động của chúng ta cách đúng đắn và chính đáng, rồi chúng ta sẽ gặt hái được kết quả. Trong việc sử dụng và điều chỉnh ý chí của mình, chúng ta sẽ tìm thấy sự khôn ngoan và tầm nhìn để đối mặt với bất kỳ vấn đề gì mà cuộc đời đã đặt ra trước đó. Đó là niềm tin của họ bởi sự kiên cường của bản thân và trong những rèn luyện kỷ luật của đồng bào nhân dân, họ có thể trau dồi sự chữa lành, ý chí và ngay cả niềm vui.
Sinh ra trong thế giới cổ đại đầy biến động, Chủ nghĩa Khắc kỷ nhắm vào bản chất tự nhiên không thể đoán trước được của cuộc sống hằng ngày và cung cấp một bộ công cụ thiết thực dành cho tập quán hằng ngày. Thế giới hiện đại của chúng ta có vẻ khác hoàn toàn so với mái hiên (hay dãy cột sơn hay Stoa Poikilê) của Quảng trường Athen hay Hội trường và cung điện thành La Mã. Nhưng những người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ đã rất nỗ lực để nhắc nhở bản thân rằng họ sẽ không phải đương đầu với bất cứ điều gì khác hơn các bậc tiền bối của họ đã làm. Và rằng tương lai sẽ không thể thay đổi hoàn toàn bản tính tự nhiên và kết thúc sự tồn tại của con người. Một ngày giống như tất cả mọi ngày, như những nhà Khắc kỷ đã nói. Và nó vẫn đúng.
Điều này đưa chúng ta đến vị trí hiện tại.
...