Tiresias
Tiresias

I. Thật lòng chưa bao giờ là đủ

Minerva and Tiresias - René-Antoine Houasse
Minerva and Tiresias - René-Antoine Houasse
Trump từ năm 2016 hiện lên như một hiện tượng độc nhất. Người đàn ông này trông rất ngông cuồng và mạnh miệng. Nhưng không hiểu vì sao không ít những ai dù không thích hay thích ông đều có thể cảm nhận ra được nhóm truyền thông rất cay độc với ông trong mọi buổi họp báo. Khi Trump tranh luận với Biden, gần như tôi có thể thấy chiến lược của ông không còn ngông cuồng và dửng dưng tấu hài nữa, mà như ông ấy có sự đau đáu nào đó rất tội nghiệp.
Đó là nhận xét cảm tính của tôi. Khi kết quả bầu cử tới, coi như xác nhận kết quả đó bằng sự lý tính. Phó tổng thống Mike Pence lộ rõ ra mình là một phần của hội chóp đỉnh, dù tôi không rõ ông chọn phe chóp đỉnh vì ông có đầu óc giống họ hay là vì có một điểm yếu mà họ đang nắm thóp.
Điều khiến tôi chọn ủng hộ Trump chính là ông rất thật dù nhiều lúc giễu các ửng cử viên khác rất đau và diễn kịch cho hợp vai chính trị. Khó để giải thích tại sao, nhưng cơ bản là một người như tôi, từng quyền lực hóa và giả bộ nhiều thứ, cảm thấy sự diễn đó là thật.
Đó cũng là cái cảm giác tôi xem phim truyền hình Cambridge Spies 2003. Các cậu ấm Cambridge thật sự đang phản lại lợi ích đất nước của mình vì lý tưởng Communism của Liên Xô. Và đó sẽ là thiếu sót nếu không biết họ theo Communism vì một sự thật rằng chính quyền Anh lúc đó đang du di trước Đức, Ý và Tây Ban Nha; trong khi có bộ phận đủ đông (không phải dân chúng) để thấy chuyện đó là nhục nhã và tất không phải là sự chủ ý isolationism của Mỹ.
Communism là một phương tiện để thỏa cái áp lực lấy lại bộ mặt nước Anh của các trí thức có tiền này. Nhưng Cambridge Five còn quá trẻ để nhìn ra trò chơi ngôn từ chính trị và đến khi nhận ra là coi như vỡ mộng phút chót. Kim Philby và Guy Burgess là nặng nhất, còn Anthony Blunt được chính quyền Anh du di nhưng đã rất đau khổ cho sự lỡ dại của mình. Tôi nghĩ Churchill đã không lên vũ đài sớm để cho những người này một vị cha dẫn dắt con đường yêu nước phù hợp hơn.
“Double patriot”. Một số người giễu nó nhiều quá nên quên luôn sự thật đằng sau hai chữ này mà người trong cuộc chỉ biết im lặng.
Trí thức là nơi sản sinh ra các anh chị dân chủ “nửa mùa” và hội Frankfurt, nhưng đồng thời sản sinh ra số ít những người yêu nước sâu sắc. Họ có đầu óc, thời gian, tiền bạc và sự yêu cái đẹp đủ để rationalise cái lòng yêu nước đó theo hướng tôn giáo. Mặt xấu của cái này nếu bay cao quá nên sẽ như Kim Philby và Guy Burgess. Tôi tin rằng cả hai đã hối hận ở Liên Xô và dùng lý tưởng để tự lừa bản thân mình trước hiện thực.
Thành ra khi nhìn thấy Trump, tôi có thể mặc kệ các political correctness và cả cái sự “bất lịch sự” ấy để thích người đàn ông này. Trump là sự bắt đầu để tôi rationalise cái tình yêu của mình cho nó hợp lí với hiện thực.
Tình yêu là phải phục vụ cho lợi ích người mình yêu,sự thật lòng, tôi nói thật, không bao giờ đủ và chắc chắn ai đủ thông minh cũng từng hối hận cho những hành động sincere đó. Bài toán lợi ích còn phụ thuộc vào tầm nhìn xa cũng khá chủ quan, nên chính điều này gây tranh cãi dạng như cuộc đối thoại không cùng tần số giữa Nixon và các sinh viên trong Nixon 1995.
Tôi nghĩ Trump là một sự may mắn của tôi khi ông đã chứng minh da thịt cho tình yêu được lý tính của mình. Giúp tôi biết thế nào là yêu nước, đàm phán, thỏa hiệp và không khoan nhượng khi cần thiết.
Trump là một người đi giữa nhiều làn đạn và như tôi từng nói về Đông Phương Bất Bại, lai quá nhiều để không thế giới nào chấp nhận, ngoài những người dân Mỹ quê mùa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa ông không có mục đích. Trump luôn muốn đảm bảo dân Mỹ có lợi ích lớn nhất.
Tôi thấy mình còn may mắn hơn khi biết tới Steve Bannon, mà tôi có thể gọi là nhà thờ của Trump.

II. Các Lucifer của văn minh phương Tây

Một điều tôi thấy ở bất cứ một tổ chức nào, dù tốt hay xấu, đều có xu hướng establishment hay status quo không chịu thay máu lãnh đạo mà Taleb từng phê bình bằng thuyết bất bình đẳng tĩnh. Nếu nói về kinh tế, nó rất anti tầng lớp trung lưu sắp thay máu giới siêu giàu.
Như tả hữu, đây cũng là một khái niệm rất phương Tây. Chỉ có những ai có thực sự hiểu về tâm hồn của nó và mơ mộng mới dám nghĩ tới. Nói “America” là luôn nghĩ tới một thứ rất là phương Tây mà các nước khác, kể cả Châu Âu, đều phải trầm trồ sự đẹp của nó trong hiện thực đẫm máu trong im lặng.
Hiện giờ tôi không tìm ra nơi nào có tiềm năng kiểm soát rủi ro establishment về quy mô hệ thống ngoài hệ thống Vatican, Anh Quốc và Mỹ. Hiện thực dĩ nhiên là không đẹp khi cả ba hệ thống này đều cũng phải đấu tranh cho chuyện này. Nhưng ít nhất là số đông của các hệ thống này còn giữ được năng lực để đủ gây áp lực lên hội chóp đỉnh.
Đúng thật là mẫu quốc của Hoa Kỳ, Anh may mắn còn có hi vọng. Quy mô của Anh đủ nhỏ để số đông (khu vực công nghiệp sản xuất) sống sát sao ngay hội chóp đỉnh và xách đinh ba ép họ làm Brexit. Boris hay được gọi là Trump của Anh, nhưng tôi có thể nói là một bản fake khá mượt bởi hội establishment Anh để làm dịu đi cuộc săn phù thủy của dân Anh. Boris có lên án Putin như Trump, nhưng các chính sách gần đây thật sự là khớp với hướng đi của cánh tả Mỹ.
Nhiều lúc tôi phải cảm ơn Putin. Ông ấy là phép thử để tôi xác định bằng logic ra ai là 6/7. Trump cũng là một phép thử để tôi nhìn ra hội establishment ngay ở đảng Cộng Hòa và cũng như các “part-time believer”. Ngay cả khẩu hiệu God Save The Queen dù Queen hiện tại có ra sao thì đó cũng là một đức tin ngây thơ của dân Anh quê mùa mà nhiều lúc không đi đúng theo hướng của hội trên.

III. Vatican, mô hình kiểm soát Establishment

Vatican hơn hoàng quyền ở chuyện những công cụ giảm thiểu xu hướng đó là sự tuyệt giao với con cái gia đình để giảm chủ nghĩa thân hữu, luật “mọi người đều bình đẳng trước Chúa”, thờ một vị Chúa (được hiểu là lí tưởng và không phải người) để lấy luật Chúa justify cho các cải cách mà hội chóp cũng phải chịu thỏa hiệp. Có thể nói hệ thống Vatican là một nỗ lực đầu tiên của văn minh phương Tây để dám chịu kiểm soát nó.
Nó xét đầu vào bằng đạo đức cấm dục và tuyệt giao với gia đình, cho lên hàm tổ chức bằng năng lực, cho học hành đàng hoàng để bù đắp cho sự khắc khổ nhịn ăn uống hơn người thường, hệ thống các society phân quyền để tiện cho việc truyền đạo trên khắp Châu Âu và thế giới, các cha xứ hoạt động sát sao với quần chúng để phục vụ giảng giáo lí và từ đó hiểu ý dân chúng, có một đức tin Chúa “so the last shall be first, and the first last: for many be called, but few chosen” để làm sự chính danh giữ lại tính cảm thông với số đông ở các Pope và Hồng Y. Tất nhiên là để kiểm soát tác dụng phụ của sự phân quyền, Pope bắt buộc phải là một vị trí độc tài, nhưng lại được bầu từ một cuộc bỏ phiếu của nhiều Hồng Y với đa dạng chi nhánh xa gần về địa chính trị với đầu não Vatican.
Dù đa số Pope là người Ý và có các scandal nhưng tôi nghĩ nó đã rất hoàn hảo rồi.
Theo dõi chính trị Vatican, sẽ biết là có một nhóm các Hồng Y quyền lực đang chống lại Francis. Chính giáo lí Chúa trên tất cả là một sự chính danh quyền lực để Kháng Cách chống lại hội establishment của Vatican và cho dân Công giáo Rome có một lí do không phạm húy để nghi ngờ Pope Francis.
Công giáo Rome là nhánh Kitô duy nhất, dù sự mâu thuẫn độc tài, lại là nơi khuyến khích khái niệm Chúa là sự thật và sự tự do hơn cả. Nó nằm trong một bãi chiến trường Châu Âu và Hồi giáo sát bên để khuyến khích nó trial-error và ngày càng gần với sự thật.
Công giáo Rome của Vatican là hỗn hợp của nhiều thứ mâu thuẫn, một sự khát máu đi mở rộng Christendom và sự tội lỗi những thứ tưởng chừng phải coi là dĩ nhiên ở những người đàn ông khát máu đó. Nhiều lúc thấy cực đoan nhưng vô tình tạo nên một synergy rất phương Tây. Tôi yêu Công giáo Rome bởi sự trúc trắc đó và đúng là cái gì tốt nhất là không hề đơn giản để nói và giải thích.
Tôi không thích Kháng Cách vì sự lỏng lẻo của nó khi nói về sự tập trung sức lực trước ngoại xâm, rất dễ bị tấn công bởi tư tưởng mới dị giáo. Tôi hoàn toàn không đồng tình với tư tưởng Kháng Cách của Luther là muốn chống lại Establishment mà sẵn sàng đập bỏ hết di sản trên của Vatican. Sự dị giáo, du nhập quá nhiều các tư tưởng độc hại, chia rẽ và chưa đóng góp được những sự vĩ đại cho văn minh phương Tây như lịch sử Công giáo Rome từ năm 300 là đủ để tôi không thích phong trào “tan rã Liên Xô” kiểu Kháng Cách. Nếu nó không đến Mỹ và được hiến pháp của Mỹ kiềm chế, nó rất có thể sẽ sa vào phong trào phân cát cứ Gnosticism ở Châu Âu mà thời xưa tổ phụ tiền thân Công giáo Rome từng chiến đấu.
Tôi cũng không phải người duy nhất có tư tưởng đó.
Putin không thích sự khó thở, tàn bạo và nghèo đói của Liên Xô, và cũng như thù ghét những kẻ xem sự tan rã của Liên Xô là cách mạng tự do. Ông hiểu tầm quan trọng của quốc ca và cờ Liên Xô, và Chính Thống giáo trong việc không đẩy dân Nga và các lãnh đạo tiềm năng vào sự vỡ mộng, để từ đó mà  “tả hóa” và hiện lên yếu ớt trước ách ngoại xâm.
Nhưng Nga không cơ sở để quán triệt được sự kiểm soát establishment vì họ không phải phương Tây.
Cộng Hòa Hy Lạp là nỗ lực đầu tiên. Công giáo Rome Vatican gần như là mô hình thành công diện rộng đầu tiên dựa trên triết học Hy Lạp vì sự tôn trọng sự thật, gần với dân chúng và quy mô truyền đạo đủ lớn trong thời kì số đông còn quyền lực là có cơ sở mạnh xây dựng thịnh vượng chung.
Anh và Mỹ dù hình thức khác nhưng di sản Công giáo vẫn còn đó. "God Save The Queen", "One Nation Under God" và ghi rõ các quyền lợi cá nhân mà chính quyền và các tổ chức có quyền khác không được quyền đơn phương phá. Còn nhiều yếu tố về địa lí, dân số và sắc dân nhưng nhìn chung là như vậy.
Mỹ là hoàn hảo nhất vì nó có một lợi thế “vùng đất mới” trên trời rơi xuống để dám nghĩ tới những thứ mơ mộng của phương Tây mà hiện tại Châu Âu gần như sắp bỏ cuộc vì hiện thực và lịch sử nghìn năm.
Tôi yêu Mỹ vì nó là một nhà thờ thế tục của văn minh phương Tây. Vatican, dù lịch sử có ra sao, tôi nghĩ nó chính là nhà thờ đức tin của văn minh phương Tây.
Văn minh phương Tây đẹp vì nó trân trọng sự thật đến mức cay nghiệt và bảo vệ quyền được biện hộ, justify và phát ngôn của bất kì phe phái nào, dù rõ chuyện này sẽ đưa sự không bình yên và những cuộc chiến. Nó luôn muốn mở ra một chiếc hộp Pandora và tuyệt nhiên chỉ chừa duy nhất một thứ mà những người trong cuộc của câu chuyện Pandora biết, sự hi vọng.
Pandora Box - Charles Edward Perugini
Pandora Box - Charles Edward Perugini
Voltaire, một quái kiệt người Pháp ghét hoàng quyền Pháp và Vatican nhưng đã chọn yêu nước Anh và vẫn giữ sự trung thành của mình với Công giáo Rome vì những thứ này. Ông có một phát ngôn đủ để tôi hiểu các sự mâu thuẫn của mình, dù nhiều anh chị dân chủ nửa mùa và trí thức snowflake quote theo hướng tôi muốn cạch cái mặt:
Văn minh phương Tây sống được là vì sự ngây thơ đến cứng đầu của những quái kiệt Anti-Establishment như Voltaire và sự quê mùa chân chất của các anh Anglo Saxon trong nghịch cảnh. Giờ thì chúng ta có thêm Trump và Steve Bannon. Nhưng tôi muốn mạo hiểm hơn khi nói rằng bản thân Vatican cũng có những quái kiệt như vậy, chỉ là họ sống trong im lặng để làm Atlas gánh trên vai mình quả cầu đức tin.

IV. Charles Borromeo và Alessandro Farnese, những người đưa Pius V lên

Borromeo là một quý tộc sinh ra trong gia tộc tư sản Borromeo của Ý. Khoảng thời gian khi tầng lớp tư sản có thực tài khó len được vào hoàng quyền thì Vatican không phân biệt xuất thân là lãnh địa của họ. Các Hồng Y và các cha xứ giữ vị trí cấp cao đa phần đến từ dân trí thức và dân buôn bán có chút tiền.
Mặc kệ các tội lỗi của họ trước khi gia nhập Vatican, họ sẽ được rửa tội, được reborn, chấp nhận khổ hạnh và sự mặc cảm tội lỗi để bắt đầu sự chuộc tội từ quá khứ. Kể cả khi vậy, Vatican không tránh khỏi sự establishment và sự mị dân. Nhưng cũng chính Vatican sinh ra những thứ rất đẹp như triết học, khoa học, pháp luật, nghệ thuật, Phục Hưng, nhân quyền và các vị quý tộc sẵn sàng đi ngược lại với phe phái của mình vì một greater good nào đó.
Pope Pius X từng nói Charles Borromeo là một người ủng hộ sự cải cách Vatican chân chính nhất trong một cái bể Kháng Cách của cơn say báo thù và đập phá. Ông nhận xét Borromeo theo hướng rất là Đông Phương Bất Bại:
“(true reformers) do not suffocate the shoot in order to save the root, that is, they do not separate faith from sanctity of life, but they nourish and warm both of them with the breath of charity, which is the ‘bond of perfection'"
Kháng Cách là tội lỗi được chồng chất của chính các Hồng Y và Pope đời trước. Họ đã du di sự sodomy ở ngay các cha xứ quyền lực, sự quid pro quo, và các tư lợi trong nhà thờ để khiến một bộ phận đủ đông cảm thấy hợp lí khi Kháng Cách đến. Luther chỉ phát động nhưng chắc chắn dân chúng đã thấy bất mãn với chính Vatican vì Vatican đã vượt một lằn ranh đỏ, dùng đức tin để đi kiếm tiền và lợi nhuận hóa những thứ thuộc về Chúa.
Borromeo, cháu của Pope Pius IV nổi tiếng ngay trong giới Vatican là một người quý tộc giỏi chính trị và mộ đạo. Liêm khiết ở Borromeo là thứ mà các Hồng Y còn phải thốt ra trong một môi trường vốn đã gay gắt với quy luật của sự trần tục.
Ông có xu hướng thích những ai trong sáng, không sa vào chính trị và tất nhiên đủ sự thông minh vì thời điểm ông sống, Vatican đã bị chính trị và thế tục hóa rất nhiều.
Borromeo từng muốn đưa Hồng Y Giovanni Morone lên làm Pope. Nhưng một sự khó khăn ở đây là số phiếu của ông không đủ, và một Hồng Y quyền lực khác không có ý định lên làm Pope là Michele Ghislieri đã phản ánh rủi ro dị giáo của Morone và có bằng chứng cáo buộc dị giáo bởi Pope trước. Ghislieri cho rằng Pope Pius IV đã bị đánh lừa bởi tính thiện giả tạo ấy ở Morone và tưởng sự dị giáo của ông ấy chỉ là sự thiếu hiểu biết. Ghislieri đã tìm mọi cách phá kế hoạch của Borromeo và liên kết với các Hồng Y chính trị khác để khiến Morone là ứng cử viên yếu kém.
Ngay cả khi Borromeo cùng với Ghislieri quyết định ủng hộ một Hồng Y liêm khiết là Guglielmo Sirleto và lôi kéo sự ủng hộ từ Hồng Y Alessandro Farnese, con ông cháu cha với chính Pope Paul III; kế hoạch cũng không thành công. Alessandro Farnese tự hào mình là một Pope-maker và thích các Pope có thể quid pro quo và chịu kiểm soát của mình.
Nhưng khi đối thoại với sự thật thà của Borromeo về chuyện hãy cứu nhà thờ của Jesus, ông chịu thỏa hiệp và nêu một điều kiện là ông sẽ cùng Borromeo ủng hộ một trong bốn người này: Ricci, Dolera, Scotti, và Ghislieri. Sau khi hàng loạt các kế hoạch bị bể và sự suy nghĩ kĩ càng, Borromeo quyết định chọn chính người phá bĩnh mình và không quan tâm lắm với vị trí Pope là Michele Ghislieri, lúc đó đã 62 tuổi.
Michele Ghislieri lấy hiệu là Pius V và bắt đầu một cuộc cải cách và thống lĩnh một Vatican bị chia rẽ bởi sự tham ô, trần tục và đức tin. Và ông không phụ lòng Borromeo và Farnese khi trở thành một vị Pope sắt máu, tinh xảo, yêu thương, liêm khiết và trung thành với Chúa.
Tôi còn nghĩ Borromeo và Farnese giống như Steve Bannon và Roy Cohn của hiện đại, dù cả hai trầm hơn vì danh xưng Hồng Y của mình. Steve Bannon được Roger Stone nhận xét là “alone in The White House” vì ông không tin ai và rất dè dặt trong việc chia sẻ “political capital” của mình với các phe phái khác. Đó là một điểm yếu lý tưởng của Bannon trong cuộc Thánh Chiến.
Roger Stone thích Roy Cohn hơn vì cách sống "libertarian" thoải mái và sự Machiavelli quỷ quyệt. Nhưng Stone vẫn còn đủ sự thế tục để có thể sống một cuộc đời bình thường. Roy Cohn rõ là cực đoan và biến mọi thứ, kể cả sự đồng tính của mình, là bi kịch và sự yếu đuối cần được đè nén và sỉ nhục. Khuôn mặt Roy Cohn luôn tỏ ra sự trầm cảm, dù nhiều người tưởng lịch sử rất Machiavelli và đôi mắt lạnh ấy đáng lẽ đã giúp Cohn chịu chấp nhận bản thân như các bạn bè chóp đỉnh của ông.
Hollywood cho Al Pacino đóng Roy Cohn là có chủ ý, vì Vatican là nơi sản suất hàng loạt những người đàn ông cực đoan và tội lỗi. Tôi biết Cohn rất thích Trump vì Trump khơi gợi một tính thiện thờ phụng Chúa ở một con quỷ.
Cách nhận ra những người như vậy là cứ nhìn cách họ bảo vệ những tạo vật trong sáng ví dụ số đông là trẻ con. Tôi xem Troy hoàn toàn hiểu tại sao Achilles rất bảo vệ Patroclus, sẵn sàng giết binh lính Hy Lạp và để lộ sự yếu đuối của mình bởi một nàng Briseis dành cả đời mình trong điện thờ.
Người như Borromeo, Pius V, Steve Bannon, Trump và Putin hoàn hảo hơn và thậm chí là hiếm hơn các dạng như Roy Cohn vì họ đã thành công giữ được sự trong sáng của mình, dù cùng lúc nếu nói về chuyện cáo chính trị, họ xứng đáng đứng ngang hàng.
Có lẽ một sự thật là khi ai đã dammed đến cái mức mà ai cũng gọi là quỷ thì mới có cơ sở trân trọng và phát hiện ra sự trong sáng thật nhất, dù phần lớn đã chọn hủy hoại nó để tự lừa mình không dammed như vậy. Ngược lại, những người tâm hồn trong sáng thật thì mới phát hiện ra tính thiện của những Hannibal Lecter như vậy. Quỷ là người nhận ra sự thật đầu tiên và nếu con quỷ nào còn yêu cái đẹp, họ sẵn sàng vì người đẹp mà làm điều thiện.
Tất nhiên, quỷ nên được dè bỉu liên tục bởi định kiến cho mục đích nhắc nhở thường trực vì, tin tôi đi, Achilles đủ gây ra hậu quả khôn lường nếu không được chỉ bảo đúng.
Tôi nghĩ kịch bản nên như trong Silence of the Lambs