Spiders, bạn nghĩ sao về ngành giáo dục/con người Việt Nam hiện tại?
Mình thấy nhiều bạn trên diễn đàn hầu hết là người trẻ, học sinh, sinh viên, du học sinh, người trẻ đang đi làm,... vậy nên mình rất...
Mình thấy nhiều bạn trên diễn đàn hầu hết là người trẻ, học sinh, sinh viên, du học sinh, người trẻ đang đi làm,... vậy nên mình rất muốn nghe ý kiến của các bạn.
Bạn nghĩ sao về vụ việc trong ngành giáo dục hiện tại? Đó theo bạn có là sự thất bại của ngành giáo dục? Hay nó là tính cách trong mỗi con người VN chúng ta? Hồi đi học các bạn có gặp trường hợp tương tự hay không (ở cả VN và nước bạn đi học)? Liệu các bạn trong tình huống đó sẽ xử lý như thế nào (trên cương vị bạn đóng vai là giáo viên hay là học sinh)?

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

duongAQ

Chúng ta hay đặt học sinh làm trung tâm của giáo dục, và coi mọi hình phạt với học sinh về phương diện sức khoẻ là không chấp nhận được. Bản thân mình không muốn đào sâu vào vụ việc trên, bởi ngày trước đi học mình còn gặp những hình phạt ghê gớm hơn nhiều.
Ngày ấy báo đài ít, thông tin ít, chỉ loanh quanh ở trường, ở nhà, không biết xã hội thế nào nên coi đó là bình thường. Mà quả thật nó cũng bình thường thôi.
Đứng trên vai trò giáo viên, bạn sẽ làm gì khi học sinh mới tí tuổi đầu đã hỗn láo với bạn? Bạn sẽ làm gì khi chúng không để yên cho giờ dạy của bạn? Ngay cả con bạn khi nó quấy phá bạn trong lúc bạn làm việc thì bạn cũng dễ dàng cho nó ăn đòn. Ấy nhưng người khác không được làm thế với con bạn.
Sự việc trên cần xét trên phương diện rộng hơn, xét cái tâm của người giáo viên ấy, xét cái môi trường ấy phản ứng lại hành vi thế nào, xét tác động của hành vi ấy ra sao ở cả 2 phương diện tích cực và tiêu cực. Mình nghĩ không nên chỉ nhìn mặt tiêu cực mà phê phán, bởi nó gián tiếp cổ xuý cho học trò hỗn láo mà không có hình phạt thích đáng, bởi nó làm nhụt tinh thần giáo viên khi họ bất lực không biết làm gì.
1 hành vi có thể vượt quá giới hạn, nhưng cái cần điều chỉnh là phương pháp khác vẫn đạt kết quả đó mà không vượt giới hạn, liệu người giáo viên có được giải pháp nào không. Hay chỉ cấm họ, trong khi vẫn gây áp lực thành tích lên vai họ?
Cuối cùng, giáo dục là giáo dục cho ai? Học sinh hay thành tích báo cáo cấp trên? Bạn có chắc là hoàn toàn cho học sinh không?
- Báo cáo
MrDoNQ
Bọn trẻ ngỗ ngược vì sao? Vì bản chất chúng vậy ư, hay do những nghịch cảnh mà chúng đang phải đối mặt hoặc tâm lý dậy thì? Liệu làm chúng sợ hình phạt của người thầy có giải quyết được bất kỳ vấn đề nào trong đó. Tôi không phản đối hình phạt vì dù ko phải người thầy nhưng là một người cha tôi vẫn áp dụng nó. Nhưng tôi biết hình phạt chỉ ngăn được con tôi lúc đó, tình yêu thương, quan tâm mới làm con tôi thay đổi.
Những người thầy cô thực sự yêu thương, quan tâm tới học trò đều được học trò yêu quý, kính trọng. Và ngược lại. Thời tôi là thế không biết giờ ra sao?
- Báo cáo

as00016715
[Đã xóa]

Thanh
Hồi học tiểu học bị đánh 2 cái đau điếng nhưng cũng không dám hó hé gì. Tất cả những gì mình nhớ về cô giáo đó thật sự chỉ là những tiếng quát cùng cây thước gỗ. 

Nói về giáo dục mình không dám bàn nhiều riêng một câu mình có đọc được sau khi đọc quyển Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ:
"...Trong xã hội luôn có những điều đã trở thành quy ước, không thể thay đổi được. Nhưng dù phải tuân theo những quy ước đó, sâu trong trái tim mọi người vẫn mong muốn làm những gì tự do và thực sự đúng với đam mê".
Không chỉ việc đánh học sinh mà còn nhiều thứ nữa cá nhân mình sau khi nhận được những thứ như vậy càng ấm ức hơn càng bướng bỉnh hơn. Bề ngoài có vẻ kính nể và vâng lời nhưng mình không tin tưởng họ nữa.
Xin lỗi vì mình có cái nhìn quá bi quan.


- Báo cáo

another
Thực ra, theo mình thì hai công việc cũng như hai nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên chính xác là dạy học và giáo dục. Và khi học sinh phạm lỗi ( một điều vô cùng tự nhiên trong quá trình các em hình thành và dần hoàn thiện nhân cách của mình) thì cách ứng xử của giáo viên trong những tình huống như thế mới thực là tấm gương rõ nhất cho thấy bản lĩnh, năng lực sư phạm/ giáo dục của họ. Mọi giải quyết bằng bạo lực, theo mình thì đều đáng bị chê trách. Những đứa trẻ có quyền sai lầm, sai rồi sửa, sửa mà trưởng thành hơn, và cái nhiệm vụ của người giáo viên là phải bình tĩnh, thấu hiểu và định hướng lại khi chúng có dấu hiệu sai lệch về hành vi, lời nói, đạo đức...chứ không phải dùng bạo lực để răn đe, để trừng phạt. Bởi vậy mới nói, làm giáo viên là một cái nghề khó, vì "sản phẩm" của nó là một con người xã hội, một cá thể với những đặc điểm nhân cách/ năng lực riêng biệt và bất cứ một sự sai lệch nào trong quá trình ấy đều sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc và lâu dài!
- Báo cáo