Một sáng vui vẻ như bao ngày khác, bạn đến văn phòng và nhận được hung tin: Sếp của bạn sẽ nghỉ, và một người khác sẽ thay thế. Cả phòng hoang mang, lòng người ly tán. Vậy bạn nên làm gì để sống sót qua "thời kỳ quá độ sếp mới" này? 
Tại sao thời kì quá độ sếp mới luôn khó khăn
Sếp mới nhậm chức với áp lực kép: Một mặt là gây ấn tượng với ông chủ, những người đã thuê mình về; Mặt khác là cố gắng gây ấn tượng với nhân viên mới về năng lực của mình (để gây ảnh hưởng, thị uy v...v...). Nếu di sản và thành tích của người tiền nhiệm quá lớn, thì áp lực còn nặng nề hơn. Sếp mới sẽ sợ bị so sánh là người cũ đã làm được gì. 
Chính vì mới, và chưa hiểu được cách "vận động ngầm" của các mối quan hệ tại công ty hiện tại, cũng như cách dàn xếp các áp lực, nên có thể vô tình sếp sẽ trút áp lực lên bạn. 
Đồng thời, rất nhiều vị sếp mới muốn xóa bỏ "bộ sậu" và ê-kip của người cũ, nên có thể bạn sẽ lo sợ mình có thể trở thành "cừu đen" trong mắt sếp. 
Cuối cùng, có thể mọi nền nếp làm việc mà bạn đã quen đều có khả năng bị thay đổi. Sự xáo trộn này có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn. 
Cuộc săn cừu đen của sếp mới...
Làm gì để sống sót qua thời gian quá độ sếp mới
Điều đầu tiên, bạn phải chấp nhận sự thật rằng dù thế nào đi chăng nữa, sếp cũ cũng đã đi, và sếp mới đến. Giống như bạn ngồi trong một bàn tròn, và được chia quân bài như vậy. Bây giờ, bạn phải học cách chơi những quân bài đã được chia, hay học cách “chấp nhận” sếp mới. Rất rất có thể bạn được nghe được nhiều tin không hay từ sếp mới: Sếp cũ trước khi rời đi nói xấu sếp mới; HR rỉ tai "phốt" mà sếp cũ từng gây ra trong ngành. Tuy nhiên, lúc này, hãy học các trung dung nhất, đừng vội đánh giá vào tạo ra những thiên kiến khi sếp mới thậm chí còn chưa xuất hiện 
Xốc lại tinh thần làm việc
Khi mới đi làm, bạn đọc kỹ email 5 lần trước khi gửi. Bây giờ, bạn nhấn vội 1 dòng reply từ điện thoại. Thời gian đầu, bạn tới đúng giờ mỗi ngày, nhưng giờ bạn đến muộn và cầm vội đồ ăn sáng trên tay. Bởi vì trước đó nếu đã tạo được sự tín nhiệm với sếp cũ, có thể sếp sẽ bỏ qua những quy tắc về gửi mail, hay một vài lần chậm trễ.
Nhưng bây giờ khi mọi chuyện đã thay đổi, bạn quay lại cuộc chơi gây ấn tượng với sếp mới. Vì vậy, hãy học cách tuân thủ những quy tắc chuyên nghiệp trong công sở. Tin mừng là mọi chuyện sẽ chỉ “căng thẳng” trong khoảng 1 đến 2 tháng đầu thôi.
Tránh sa lầy vào cuộc chiến chính trị
Mặc dù không mấy vui vẻ gì, tôi từng tham gia một cuộc “đảo chính” khi sếp mới về. Kết quả là vị sếp mới nghỉ việc sau ngay sau một tháng. Lí do là, càng trong thời điểm chuyển giao không rõ ràng, bản chất “chính trị” của mọi người càng tăng lên.
Đây là một đặc điểm chúng ta được di truyền từ tổ tiên. Sếp mới giống như một “đối thủ” mới xuất hiện, và những người cũ thể hiện tính bầy đàn bằng cách co cụm lại, dò xét, phản ứng, hoặc chống đối. Chắc hẳn không có tính bầy đàn và cảnh giác như vậy, họ đã không phải là tổ tiên của chúng ta rồi. Nhưng chúng ta đang sống trong văn phòng hiện đại, và sếp mới cũng không phải “thú săn mồi”.
Đồng thời, thật sự bình tình trước những phản ứng “kỳ lạ” của đồng nghiệp. Một người đồng nghiệp có thể ngày hôm trước cùng vào cuộc “nói xấu” sếp mới, nhưng ngày hôm sau đã có thể ra mặt tán dương sếp trong một cuộc họp. Điều này là tương đối bình thường,
Đừng quá dramatic
Sếp mới, sau một cuộc họp với sếp cấp cao hơn, về văn phòng và ép bạn làm theo một phương cách hoàn toàn mới. Bạn bị bất ngờ, cảm thấy không phục vì cách làm bị thay đổi? Tệ hơn, nếu sếp mới "quay ngoắt" 180 độ trong cuộc họp và quay sang "dí" bạn. Bạn cảm thấy bị "phản bội"? 
Oh no, come on. Hãy thông cảm cho sếp mới, khi gặp áp lực từ trên xuống, anh ấy cũng đang phải loay hoay giống bạn. Trong lúc bối rối anh ấy có thể gây áp lực lên bạn. Cách tốt nhất, nếu không phục, bạn có thể đợi lúc bình tĩnh để thảo luận lại. Tránh "tàu ngầm", bức xúc về ôm gối thẩm du. 
Kết
Bản năng của chúng ta là ngại thay đổi. Tuy khó chịu, nhưng việc thay đổi sếp đôi khi có thể là cơ hội giúp bạn thay đổi những lối mòn trong công việc. Xắn tay lên và tận dụng thay đổi nào!