Sống Xanh, Giảm Đồ Nhựa và Ngưng Vứt Rác Tùy Tiện.
Trích từ Status của Giáo sư Ngô Bảo Châu: "Tôi đã gần 50 tuổi, chủ yếu sống xa Việt Nam gần 30 năm nay. Tôi cảm nhận được rõ 30 năm...
Trích từ Status của Giáo sư Ngô Bảo Châu:
"Tôi đã gần 50 tuổi, chủ yếu sống xa Việt Nam gần 30 năm nay. Tôi cảm nhận được rõ 30 năm nữa là như thế nào. Đó chỉ là lâu hơn ngày mai, tuần tới, tháng sau, năm sau một chút. Nó luôn xảy ra sớm hơn ta nghĩ. Khi nó xảy ra rồi thì ta chỉ còn cách tự hỏi ta đã làm gì với 30 năm.
Khi con tôi nói với tôi rằng nó sẽ không có con vì tương lai sẽ rất tồi tệ, tôi đã nghĩ rằng trong con mắt của trẻ vị thành niên, cuộc sống luôn có màu bi kịch. Bây giờ tôi không nghĩ như thế nữa. Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi, thiên nhiên đang thay đổi. Môi trường cho cuộc sống duy trì và nảy nở đang thay đổi. Và theo chiều hướng không tốt cho cuộc sống.
Cái viễn cảnh 30 năm toàn bộ các tỉnh miền tây nơi 20 triệu người đang sinh sống sẽ ngập dưới nước biển có làm cho ta thức tỉnh không? Đấy không chỉ là nội dung của một bài báo trên Nature mà là cái chúng ta nhìn thấy hàng ngày với nạn sụt lở ngày một trầm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đã đến lúc hay chưa đạt yêu cầu môi trường lên như một trong những ưu tiên như một trong những ưu tiên cao nhất: ưu tiên như để dành tiền để phòng xa chuyện sức khỏe cho người thân, cho con cái đi học, có nhà cửa xe cộ tiện nghi, ưu tiên như có bảng cân đối kinh doanh ở chỗ làm, có tiền hàng tháng chảy vào tài khoản?
Đã đến lúc hay chưa điểm lại hành vi của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: túi nilon, ống hút nhựa có cần cho cuộc sống của chúng ta hay không, chúng ta có cần nhiều quần ái giầy dép đến mức đấy hay không, chúng ta có cần tiêu thụ lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật lớn như hiện nay hay không. Tôi đã biết một cuộc sống không có túi nilon, ống hút nhựa, mỗi năm may ra có được một cái áo mới, một tháng được phân phối ba lạng thịt. Tôi không muốn quay lại cuộc sống đó nhưng tôi hiểu rằng đa số những tiện nghi mà tôi được hưởng là không cần thiết để duy trì cuộc sống của tôi và tôi cần sẵn sàng buông bỏ nếu cái giá cho tiện nghi của tôi chính là cuộc sống của thế hệ tương lai.
Đã đến lúc hay chưa điểm lại xem trong cuộc sống xã hội bao nhiêu phần thời gian và năng lượng chúng ta dành cho môi trường? Liệu có nên dành ít nhất 5% thời gian xã hội cho việc giữ gìn môi trường chung hay không. Bạn đã bao giờ có can đảm nhắc nhở một người không quen vừa xả rác vô ý thức hay chưa. Lần cuối cùng bạn trồng cây là khi nào?"
Bạn thấy đấy, vấn đề ô nhiễm môi trường đang âm thầm phá hủy cuộc sống của chúng ta. Nếu mỗi người một chút, mỗi ngày một chút, để cố gắng giảm đi các vật dụng làm ảnh hưởng đến môi trường, như thế chúng ta mới có thể phát triển bền vững được.
Mình đọc nhiều phần tranh luận, đưa ý kiến và nêu quan điểm của nhiều người nghiên cứu và Giáo Sư Châu là một trong số những người ảnh hưởng đến mình nhiều nhất. Và mình đã thực hiện video này với hi vọng bé xíu của mình, đó là tạo một chút cảm hứng cho việc bảo vệ môi trường, giảm rác giảm và vứt đồ nhựa bừa bãi.
"Tôi đã gần 50 tuổi, chủ yếu sống xa Việt Nam gần 30 năm nay. Tôi cảm nhận được rõ 30 năm nữa là như thế nào. Đó chỉ là lâu hơn ngày mai, tuần tới, tháng sau, năm sau một chút. Nó luôn xảy ra sớm hơn ta nghĩ. Khi nó xảy ra rồi thì ta chỉ còn cách tự hỏi ta đã làm gì với 30 năm.
Khi con tôi nói với tôi rằng nó sẽ không có con vì tương lai sẽ rất tồi tệ, tôi đã nghĩ rằng trong con mắt của trẻ vị thành niên, cuộc sống luôn có màu bi kịch. Bây giờ tôi không nghĩ như thế nữa. Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi, thiên nhiên đang thay đổi. Môi trường cho cuộc sống duy trì và nảy nở đang thay đổi. Và theo chiều hướng không tốt cho cuộc sống.
Cái viễn cảnh 30 năm toàn bộ các tỉnh miền tây nơi 20 triệu người đang sinh sống sẽ ngập dưới nước biển có làm cho ta thức tỉnh không? Đấy không chỉ là nội dung của một bài báo trên Nature mà là cái chúng ta nhìn thấy hàng ngày với nạn sụt lở ngày một trầm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đã đến lúc hay chưa đạt yêu cầu môi trường lên như một trong những ưu tiên như một trong những ưu tiên cao nhất: ưu tiên như để dành tiền để phòng xa chuyện sức khỏe cho người thân, cho con cái đi học, có nhà cửa xe cộ tiện nghi, ưu tiên như có bảng cân đối kinh doanh ở chỗ làm, có tiền hàng tháng chảy vào tài khoản?
Đã đến lúc hay chưa điểm lại hành vi của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: túi nilon, ống hút nhựa có cần cho cuộc sống của chúng ta hay không, chúng ta có cần nhiều quần ái giầy dép đến mức đấy hay không, chúng ta có cần tiêu thụ lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật lớn như hiện nay hay không. Tôi đã biết một cuộc sống không có túi nilon, ống hút nhựa, mỗi năm may ra có được một cái áo mới, một tháng được phân phối ba lạng thịt. Tôi không muốn quay lại cuộc sống đó nhưng tôi hiểu rằng đa số những tiện nghi mà tôi được hưởng là không cần thiết để duy trì cuộc sống của tôi và tôi cần sẵn sàng buông bỏ nếu cái giá cho tiện nghi của tôi chính là cuộc sống của thế hệ tương lai.
Đã đến lúc hay chưa điểm lại xem trong cuộc sống xã hội bao nhiêu phần thời gian và năng lượng chúng ta dành cho môi trường? Liệu có nên dành ít nhất 5% thời gian xã hội cho việc giữ gìn môi trường chung hay không. Bạn đã bao giờ có can đảm nhắc nhở một người không quen vừa xả rác vô ý thức hay chưa. Lần cuối cùng bạn trồng cây là khi nào?"
Bạn thấy đấy, vấn đề ô nhiễm môi trường đang âm thầm phá hủy cuộc sống của chúng ta. Nếu mỗi người một chút, mỗi ngày một chút, để cố gắng giảm đi các vật dụng làm ảnh hưởng đến môi trường, như thế chúng ta mới có thể phát triển bền vững được.
Mình đọc nhiều phần tranh luận, đưa ý kiến và nêu quan điểm của nhiều người nghiên cứu và Giáo Sư Châu là một trong số những người ảnh hưởng đến mình nhiều nhất. Và mình đã thực hiện video này với hi vọng bé xíu của mình, đó là tạo một chút cảm hứng cho việc bảo vệ môi trường, giảm rác giảm và vứt đồ nhựa bừa bãi.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất