Sốc! 2 người đàn ông cũng có thể có con nhờ phương pháp mới này
Đây là một phát hiện mang tính đột phá, mở ra hy vọng rất lớn cho những người khao khát sinh con nhưng chẳng may gặp phải hạn chế thể...
Đây là một phát hiện mang tính đột phá, mở ra hy vọng rất lớn cho những người khao khát sinh con nhưng chẳng may gặp phải hạn chế thể chất, vô sinh...
Những thành tựu bất ngờ đạt được trên chuột có thể đang mở ra lối đi mới cho phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn, cũng như giúp cho những cặp đôi nam-nam có thể có con.
(Ảnh: Internet)
Công trình nghiên cứu do Đại học Bath thực hiện và đăng kết quả trên tạp chí Nature Communications này có thể viết lại những kiến thức chúng ta vẫn được giảng dạy trong môn sinh học, rằng chỉ tế bào trứng mới có khả năng kết hợp với tinh trùng để phát triển thành phôi - với mỗi phần trứng và tinh trùng cung cấp 1 nửa số nhiễm sắc thể cho cá thể mới. Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học đã thấy rằng phôi cũng có thể được tạo thành từ những tế bào bản thân đã mang đủ số nhiễm sắc thể cần thiết, hay nói cách khác, về lý thuyết, bất kỳ tế bào nào của cơ thể người đều có thể được thụ tinh.
Ban đầu, họ “lừa” trứng phát triển thành phôi bằng cách dùng những hóa chất đặc biệt khiến trứng nghĩ rằng đã được thụ tinh. Nhưng quan trọng là các tế bào trong phôi đã “copy” lại chính chúng một cách hoàn toàn khi phân chia, giống như hầu hết các tế bào khác trong cơ thể, như tế bào da. Và khi các nhà khoa học tiêm tinh trùng vào phôi, chúng phát triển thành những con chuột con khỏe mạnh.
Thực tế, đã có 3 thế hệ chuột, đều khỏe mạnh bình thường, được tạo ra theo phương pháp này, khuyến khích các nhà nghiên cứu lên kế hoạch thử nghiệm tiếp trên tế bào da."Hãy hình dung chúng ta có thể lấy tế bào da và tạo nên phôi thai từ đó,” Dr. Tony Perry từ đại học Bath, nhà phôi học phân tử đồng thời là thành viên cấp cao của nhóm nghiên cứu, chia sẻ. “Phát hiện của chúng tôi thách thức những giáo điều đã có từ khi những nhà phôi học đầu tiên quan sát trứng của động vật có vú, khoảng năm 1827, và quan sát sự thụ tinh 50 năm sau đó, rằng chỉ 1 tế bào trứng được thụ tinh với 1 tế bào tinh trùng mới có thể tạo thành sự sống.”
Dù các nhà nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm của mình với 1 tế bào trứng, nhưng họ không tin rằng điều này là cần thiết. Về lý thuyết, phương pháp này sẽ có thể thành công với bất kỳ tế bào nào trong cơ thể, miễn là 1 nửa số nhiễm sắc thể được lấy ra, sau đó bổ sung bằng nhiễm sắc thể trong tinh trùng. Và từ niềm tin này, họ cũng đang thắp lên hy vọng cho các loài vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cũng như cho những người vô sinh, hiếm muộn, những phụ nữ bị ung thư, bị suy giảm chất lượng trứng, và cũng giúp cả các cặp đồng tính nam sinh con của chính họ về mặt sinh học, với đủ DNA của cả 2 người.
Có một điều khá thú vị là nghiên cứu mới này mở ra cơ hội cho không phải phụ nữ, mà đàn ông mới là những người có thể tạo nên “kỳ tích” được biết đến với tên trinh sinh (parthenogenesis), hay sinh sản đơn tính, đã được ghi nhận ở 1 số loài như 1 số loài cá, bò sát, côn trùng và động vật lưỡng cư chứ chưa được ghi nhận ở động vật có vú - trong đó, 1 phôi thai phát triển từ tế bào trứng không được thụ tinh, giúp các con cái sinh sản mà không cần con đực. Trước đây, các nhà khoa học đã có thể “lừa” trứng của động vật có vú phát triển thành phôi mà không cần sự thụ tinh, nhưng những phôi đó đều chết sau vài ngày trong phòng thí nghiệm. Trong khi đó, trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà khoa học áp dụng phương pháp mới và đã có 30 chú chuột con khỏe mạnh đã ra đời, tỷ lệ thành công là 24%. (Tỷ lệ thành công trong phương pháp nhân bản vô tính Cừu Dolly là 1-2%.)
Đến thời điểm hiện tại, kể cả khi các thử nghiệm này đều thành công tốt đẹp, thì tất cả các sinh vật có vú giống đực, bao gồm cả con người, vẫn cần những cá thể giống cái để hoàn thành việc sinh sản bởi chỉ có các cá thể giống cái mới có thể mang thai và thực hiện việc sinh nở, giúp những phôi thai đã phát triển ra đời. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều điều chúng ta chưa biết và cần rất nhiều nghiên cứu thêm, tuy vậy phát hiện này vẫn có thể coi là 1 cơn chấn động, với những gì chúng ta vẫn biết, vẫn tin về sự sống, và hy vọng vào sự chủ động với tương lai!
/khoa-hoc-cong-nghe
- Hot nhất
- Mới nhất