Small talk is never small
Mỗi cuộc nói chuyện đều giúp ta có thêm chất liệu làm phong phú cho quy trình tư ngẫm của bản thân. Sau một ngày dài va đập với nhiều hệ tư tưởng khác sau, cuối ngày phản tư lại những ý tưởng đó, đó là một vòng tuần hoàn lành mạnh
Lúc mới ra trường, tôi từng khá ngại giao tiếp, có thể là do tính cách hướng nội vốn có và đã có cho mình hai ba người bạn thân “chất như nước cất” rồi. Ấy vậy mà, cuộc đời đẩy tôi đến với Nhân Sự. Sự thật là tôi vẫn "hướng ngoại part-time" được thôi, nhưng nếu không liên quan đến công việc, hầu như tôi chẳng biết làm cách nào để mở đầu câu chuyện.
Nhưng rồi người sếp đầu tiên đã giúp tôi vỡ lẽ ra nhiều điều. Hồi đấy tôi ở phòng Nhân Sự và chỉ biết mỗi phòng ban của mình thôi. Thế là chị sếp gặp riêng tôi hỏi sao tôi lại lầm lì như thế
“Là người nhỏ, hơn nữa lại mới vào thì phải biết xởi lởi một chút, vâng dạ nhiều chút chứ không nên để các anh chị lớn, là bậc tiền bối của mình phải mở lời trước thì lại không hay.”
Lúc đó tôi chỉ lí nhí bảo là do em còn bỡ ngỡ quá.
Kể từ đấy thì tôi không đợi ai phải nhắc nữa. Nếu là tôi của ngày trước, tôi sẽ luôn mang tâm thế kiểu
"Tôi không small talk, tôi chỉ deep talk"
và lấy đó làm tự hào. Làm nhân sự lâu, tôi mới nhận ra, không có small talk sẽ rất khó để bắt đầu giao tiếp thật sự và tìm ra được điểm chung từ đó. Ấn tượng ban đầu cũng là cách để một người quyết định có tin tưởng và có chia sẻ những thông tin hoặc kiến thức cho bạn hay không. Những cuộc nói chuyện ngẫu hứng đã mang lại cho tôi rất nhiều mối quan hệ bất ngờ mà sau đó, chính từ network này mà tôi có những kiến thức/ thông tin lợi thế hơn, ví dụ biết đến một vị trí chưa mở tuyển nhưng đã được giới thiệu phỏng vấn (hầu hết các job tôi có đều từ mối quan hệ giới thiệu).
Photo by Cody Engel on Unsplash
Tôi đã từng sai lầm nghĩ rằng, ở một mình và mở lòng với mọi người là mâu thuẫn, chỉ có một trong hai. Đến nay, sau khi có những mối quan hệ chất lượng từ vài câu small talk ngẫu hứng, tôi nhận ra
Mỗi cuộc nói chuyện đều giúp ta có thêm chất liệu làm phong phú cho quy trình tư ngẫm của bản thân. Sau một ngày dài va đập với nhiều hệ tư tưởng khác sau, cuối ngày phản tư lại những ý tưởng đó, đó là một vòng tuần hoàn lành mạnh nếu chúng ta biết giữ một cái đầu mở, thách thức những ý tưởng cũ hoặc bổ sung góc nhìn một cách trọn vẹn hơn.
Giáo sư Michael Puming - đại học Harvard cho rằng: "Thay vì khám khá bản thân một cách nhất quán và đơn nhất thông qua việc xem xét nội tâm, chúng ta nên coi bản thân là một cá thể phức tạp được cấu thành từ những cảm xúc, tính cách, mong muốn, đặc điểm khác biệt và mâu thuẫn."
Small talk hiệu quả dành cho người hướng nội đó là
Nói - Hỏi - Nói . Bạn chia sẻ một chút về bản thân, sau đó hỏi về họ, lại chia sẻ một chút.
Hãy tưởng tượng đây như một trò chơi chuyền bóng, tập luyện lâu dần đường chuyền của bạn sẽ mượt hơn và khiến cho đối phương dễ đón bóng hơn.
Mọi người thường bắt đầu bằng yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, cảnh vật, đồ vật (khen món đồ mới, hỏi mua ở đâu) sau đó hỏi thăm về đối phương. Đây là lúc bạn thể hiện được sự thân thiện và quan tâm đúng chỗ của mình, hãy gợi những chủ để mà bạn biết đối phương có thể thích.
Hãy cố gắng dò "tần số", chủ đề nào sẽ khiến đối phương có thể "thao thao bất tuyệt", đó là lúc bạn đã tìm được "điểm chạm". Có một nghiên cứu đại khái rằng, trong tất cả chủ đề mà con người hứng thú thì chủ đề bản thân vẫn là chủ đề mang lại nhiều thiện cảm nhất, đặc biêt là khi bạn khơi gợi lại được những ký ức tuổi thơ vui vẻ ùa về, hoặc một kỷ niệm vui nào đó của họ, điều đó sẽ khiến họ gán những cảm xúc vui tươi đó với mối quan hệ với bạn.
Ngược lại, nếu bạn dùng câu từ hùng hồn, nói triền miên nhưng lại chứa thông tin họ không quan tâm thì cũng sẽ để lại ấn tương không quá tốt.
Để biết rằng họ có thật sự lắng nghe không, hãy để ý cách họ tương tác với những gì bạn chia sẻ, họ có chia sẻ lại những trải nghiệm tương đồng không hay họ chỉ gật gù ầm ờ thôi?
Small talk trơn tru nhất là khi có sự cân bằng giữa hai bên, bạn chia sẻ một kiến thức/ trải nghiệm nào đó, họ lập tức có một ý khác tương tự để triển khai - điều này thể hiện bạn đã bắt đúng tần số.
Có một thủ thuật nữa thường được sử dụng trong kịch ứng tác đó là:
Vâng, ngoài ra thì...
người tiếp theo sẽ cố gắng ứng biến và mở rộng câu chuyện. Quan trọng nhất là hãy cố gắng giữ cuộc nói chuyện tone tích cực hoặc ít nhất là trung lập.
Ví dụ khi đồng nghiệp của tôi than vãn về mẹ chồng. Thay vì cố gắng xoáy sâu vào trải nghiệm tiêu cực (điều này dễ khiến cho đồng nghiệp gán cảm xúc tiêu lực vào mối quan hệ của chúng tôi), tôi sẽ tìm ra điểm tích cực.
"Sống chung với mẹ chồng đúng là khó thật, nhưng mà em cũng nể chị ghê, lo chu toàn được hết mọi thứ, dù có một vài điểm chưa ổn thoả nhưng ít nhất là chưa có to tiếng lần nào, chị luôn cố gắng giữ hoà khí cho gia đình."
Nhưng tất nhiên, đó là đối với những mối quan hệ mà tôi đã hiểu họ, hiểu những mối quan tâm của họ để mà bắt chuyện. Một mối quan hệ không phải ngày một ngày hai là có ngay, nên việc giữ liên lạc rất quan trọng. Mỗi khi gặp ai mới, tôi đều chủ động mở lời nhờ họ quét mã kết nối LinkedIn ngay, sau đó để lại một vài dòng:
1. Cảm ơn họ vì cuộc nói chuyện thú vị lúc trước 2. Hy vọng duy trì mối quan hệ 3. Chia sẻ giá trị ( ví dụ: đề cập đến.... đây là link về chủ đề e có kể với chị... )
Đối với những anh chị lớn, nhiều kinh nghiệm, tôi thường hay thể hiện sự ham học hỏi của mình, và rất chi tiết đối với các câu hỏi của mình:
"Khi em đi làm mới biết, kiến thức không chỉ nằm trên sách vở, chủ yếu là từ thực chiến mà mình học được, em muốn hỏi chị về... Em có đọc bài viết của chị và vỡ lẽ ra được nhiều điều... ngoài ra muốn hỏi kỹ hơn về..."
Cuối cùng tôi nghĩ Small talk sẽ dễ hơn nếu mình vượt qua được rào cản tâm lý - về việc nghĩ rằng small talk quá là “small”, chẳng để làm gì. Hãy giữ một cái đầu mở.
Day11 #wotn6 Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất