Xin chào cả nhà, nhân dịp đang rảnh rỗi ngồi nhà chống dịch, mình xin viết vài dòng chia sẻ chút kinh nghiệm của mình khi làm Skill Assessment với Engineers Australia, hi vọng sẽ giúp ích cho ai đó.

Đối với các bạn nằm vùng ở đây, chắc chẳng cần phải nói nhiều mọi người cũng biết cái Skill Assessment nó quan trọng như thế nào. Vì chúng mình định cư theo diện tay nghề, nên phải có “tay nghề” thì mới đc định cư. 
Và cái Skill Assessment là cái bước đầu tiên quan trọng nhất đối với các nhà leo núi. 
Mình thấy PTE thì có thể cày dần dần lên 79, điểm thì có thể kéo bằng PY hay CCL, couple còn có thể ly dị, chứ Skill Assessment mà ko pass (hay văng khỏi list) thì tạch ngay từ vòng gửi xe mất rồi.
Về Skill Assessment, hiểu theo nghĩa đen luôn là đánh giá “kĩ năng” của bạn có phù hợp cho “ngành nghề” nào đó hay ko. Để đánh giá, thì Assessing Authority thường dựa vào “bằng cấp” hoặc là “kinh nghiệm” của bạn có phù hợp với ngành nghề đó. 
Tất nhiên là tùy mỗi ngành nghề mà yêu cầu nó khác nhau. Có những bạn học một nghành, lại làm việc trong lĩnh vực khác vậy thì SA nên làm như thế nào? Lại có những bạn học ngành này, nhưng ko có trong list hoặc bị văng ra khỏi list, vậy thì phải làm sao? Bởi vậy nên mình muốn viết bài này để chia sẽ một chút suy nghĩ và cả kinh nghiệm của bản thân mình khi làm Skill Assessment.
Giới thiệu một chút, mình học đại học ngành Công nghệ Hóa Dầu tại ĐH Công Nghiệp TP.HCM, xong mình học Masters ngành Bionano Technology ở Hàn Quốc, và giờ mình đang làm PhD ở RMIT. Mình từng quần nát các Occupation list để xem xem ngành Công nghệ Hóa Dầu (Petrochemical Technology) có nằm trong list nào ko, kết quả là chả nằm trong list nào cả. Vì mình làm nghiên cứu về ngành Hóa-Vật liệu, nên cũng kiếm được vài ngành có dính líu như là Chemist, Biochemist, Scientist. Khổ nỗi mấy ngành này assess bởi VET, yêu cầu minimum 1 năm kinh nghiệm, mà mình thì học một nèo từ đại học tới bây giờ, thế là tạch.
Ngắm qua ngắm lại chỉ còn mỗi Chemical Engineer (233111) làm với Engineers Australia. Cơ mà nhìn thấy phải viết CDR là thấy ngán (chắc nhiều bạn cũng thấy ngán giống mình). Mình cày nát cuốn handbook rồi dựa theo cái luận văn hồi đại học với hai bài báo mình từng publish để viết thành 3 cái Career Episode với cả CPD, Summary Statement. 
Kết quả là đã nhận đc SA positive ngành Chemical Engineer (233111) sau 3 tuần (fast tracked). Và sau khi chính thức qua cái vòng gửi xe, mình mới hiểu ra được vài điều ở xứ Kangaroo này
Về “ngành học” và khoa-bạn-học
Ở bên mình bằng Đại học thường ghi theo tên khoa, tên chuyên chuyên ngành chỉ xuất hiện trên bảng điểm. Vì bằng đại học của mình chỉ ghi chung chung là công nghệ Hóa học nên các ngành mình có thể nộp SA lại rộng mở hơn. Hồi đại học trong khoa mình có đủ các ngành Hóa Dầu, Vô Cơ, Hữu Cơ, Vật Liệu… nhưng mà bằng đại học thì như nhau hết. Mình từng thấy có bạn lên group mình hỏi là bạn í học ngành quản lý môi trường, có kinh nghiệm làm bên xử lý nước thải thì cơ hội nào ko. Mình thấy hầu hết câu trả lời bạn í nhận được là KHÔNG. Nhưng mình hỏi ra thì mới biết là bằng đại học của bạn í là công nghệ môi trường. Theo mình thì bạn ấy vẫn có cơ hội nộp đc ngành Environmental Engineer và claim điểm kinh nghiệm cho ngành đó nếu viết CDR hợp lý một chút. Vậy nên mình khuyên là khi làm SA các bạn hãy suy nghĩ linh hoạt hơn, đừng bó buộc bản thân vào cái “chuyên ngành” mà bạn đã học.
Viết CDR đi, đừng sợ
Có lẽ bạn nào nhìn vô cái yêu cầu của Engineers Australia khi nộp theo CDR pathway cũng thấy chóng mặt. Nhưng sau khi làm xong thì mình nhận ra rằng viết CDR ko khó như mình nghĩ và thực ra nó lại là cơ hôi để các bạn “bẻ lái” sang một ngành nghê ko thực sự match với chuyên môn và kinh nghiệm của bạn. Thực sự là ngoài cái bằng đại học ra thì mình chả có tí gì liên quan tới Chemical cả. Luận văn thì làm về xúc tác, Master thì làm về tổng hợp vật liệu nano, PhD thì làm về vật liệu nano dùng cho siêu tụ điện. Nói chung là chả dính líu gì mấy. Nhưng mà mình dựa vào cái description của ANZSCO để viết 3 cái Career Episodes. Mình focus hoàn toàn vào những thứ có liên quan tới “chemical” và “processing”. Cuối cùng thì vẫn meet cái yêu cầu của EA và pass cho ngành Chemical Engineer.

Đối với những bạn có trình độ tiếng Anh thượng thừa thì cứ nhào vô mà viết thôi. Còn nếu bạn thấy khó, thì mình khuyên là hãy viết hết tất cả bằng tiếng Việt, giống như đang kể chuyện vậy, rồi sau đó hãy từ từ dịch sang tiếng Anh (và có thể nhờ bạn bè polish lại), lúc đó viết CDR sẽ trở nên rất dễ dàng. Nhiều khi bạn thấy khó là do viết tiếng Anh khó, chứ ko phải do bạn ko có đủ kĩ năng để qualified cho ngành này. Theo kinh nghiệm gần 10 năm mình mài đũng quần trong trường đại học thì assignment khó ko phải vì nó khó, assignment khó là vì ta phải viết nó bằng tiếng Anh.
Thử tưởng tượng bạn đang kể chuyện cho một đứa bạn: hồi đó, tao làm luận văn về đề tài này nè, làm với bà cô này xinh lắm nè, hồi đó làm gặp đủ thứ chuyện hết nè, rồi kết quả như vầy nè… Đâu có khó đâu phải ko? Cái mạch kể chuyện của mình khi viết Career Episode cũng y chang như vậy.
Hồi làm SA, mình thấy trên này cũng ít bài về làm CDR với Engineers Australia. Mình viết bài này hy vọng sẽ tạo động lực cho các bạn để mình có thêm đồng nghiệp trên con đường dài phía trước. Đường còn dài, mình cũng mới qua đc cái vòng gửi xe thôi, hy vọng mình sẽ may mắn để có thể lên đây viết thêm 1 vài bài chia sẻ nữa.
Chúc cả nhà mạnh khỏe và vững tâm vượt qua đại dịch này. Chào thân ái và quyết thắng.
P.S. Outcome email của EA gửi cho mình có nói là mình học chương trình 4 năm ở ĐH Công nghiệp chỉ tương đương với Advanced Diploma của Úc thôi, nên nó phải combine bằng Master nữa mới xét cho mình đc Professional Engineer. Ngẫm lại có lẽ đó là lý do mà một số bạn khi nộp SA bị trừ năm kinh nghiệm, và một số thì bị EA refer xún nộp Engineer Technologist.
Team nguonhocbong.com xin phép re-post bài viết từ kinh nghiệm thực tế & hữu ích của bạn Trần Tuấn Sang - PhD tại Úc