Theo khảo sát năm 2003 của tổ chức “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” về vấn đề sử dụng bia rượu tại TP.HCM, cho thấy: 78,5% số sinh viên đã sử dụng bia rượu. Đang chú ý, tỉ lệ nữ sinh từng uống bia rượu là 68,5% và đang có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. Những con số biết nói cảnh báo lối sống không lành mạnh và quan điểm lệch lạc về bia rượu của phần lớn thế hệ trẻ hiện nay.
Trong giai đoạn 2010-2017, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tiêu thụ mạnh bia rượu đứng đầu thế giới và đứng thứ 29 trên thế giới về sử dụng bia rượu. Bia rượu đã tồn tại với người Việt từ hàng trăm năm qua. Chính vì vậy, nó trở thành nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Không quá lên khi nói bia rượu là thứ không thể thiếu trong mỗi cuộc vui, là “miếng trầu” cho mọi sự gần gũi, thân tình. Tuy nhiên, nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, nét văn hóa ấy đang bị biến chất và ăn sâu vào tiềm thức sinh viên-tầng lớp đi đầu trong việc tiếp thu văn hóa. Tỉ lệ sinh viên sử dụng bia rượu tăng lên một cách chóng mặt. Họ xem bia rượu là thú vui tiêu khiển. Trên những đoạn đường xung quanh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, quán rượu mọc lên như nấm. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các quán rượu toàn sinh viên tụ tập sau những giờ ra về. Đa số các bạn đều biết rõ tác hại của bia rượu nhưng với tâm lý, uống để vui, để giải tỏa, để chuyện trò, bia rượu trở thành cầu nối cho các bạn sinh viên. Đây hoàn toàn là tư tưởng sai lầm. Bởi lẽ, bia rượu là chất kích thích và nó không phải là thú vui duy nhất của giới trẻ. Họ có thể hẹn nhau trong quán cà phê hay trà đá vỉa hè để cùng nhau tâm sự thay vì uống rượu bia đến mức mất kiểm soát.
Nhiều sinh viên hiện này cho rằng sử dụng bia rượu để minh chứng cho sự “trưởng thành” của bản thân. Với đa số các bạn trẻ, cánh cửa đại học đánh dấu bước đầu cho giai đoạn tự lập để trưởng thành. Các bạn rời xa vòng tay của bố mẹ, được tiếp xúc với môi trường mới và tò mò muốn được trải nghiệm mọi thứ, trong đó có bia rượu. Việc uống được nhiều bia rượu chứng tỏ bản thân “đắt giá” hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Chính vì vậy, họ ép mình vào “đường đua” bia rượu. Anh Phạm Hồng Vinh (sinh viên năm 2, trường Đại học Vinh) cho biết: “Mình bắt đầu uống rượu khi bước vào năm nhất. Lúc đầu, mình không biết uống nhưng qua lời rủ rê của bạn bè, mình cũng thử rồi dần thành quen.” Chẳng cần kiến thức đời sống, những trải nghiệm thực tế mà chỉ cần “bất tử trên bàn nhậu” sẽ được công nhận trưởng thành. Có thể thấy rằng, lối tư duy sai lệch trên của đa số bạn trẻ cần phải cải cách.
Bia rượu là chất kích thích, gây nghiện. Vì vậy, nó để lại hậu quả nặng nề, nhất là đối với thế hệ trẻ. Trước hết về mặt sức khỏe, sử dụng bia rượu nhiều làm cho hệ thần kinh bị suy nhược và giảm trí nhớ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một ly bia dung nạp vào cơ thể thì có khoảng 100.000 tế bào não bị chết. Bên cạnh đó, nguy cơ mặc bệnh ung thư cao hơn do sức đề kháng bị giảm sút nghiêm trọng. Mặt khác, bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Theo một kết quả nghiên cứu, 90% các vụ tai nạn nguồn gốc từ bia rượu, trong đó sinh viên chiếm một phần không nhỏ. Trên tờ Zingnews đưa tin ngày 25/8/2019 một sinh viên uống rượu gây tai nạn làm chết 4 người đi đường trên địa bàn Thái Nguyên,.. còn rất nhiều vụ việc thương tâm do bia rượu gây ra. Ngoài ra, nó còn làm mất khả năng tự chủ về suy nghĩ và hành động dễ gây ra các cuộc ẩu đả, đánh nhau, thậm chí là giết người. Cùng với đó, thiệt hại về kinh tế rất lớn.
Sinh viên là tầng lớp tri thức được xã hội quan tâm và kì vọng. Đây là giai đoạn cần có định hướng tốt. Hậu quả của bia rượu đối với người trẻ càng nguy hiểm hơn. Thiết nghĩ, sinh viên cần có cái nhìn đúng về vấn đề bia rượu để hành động đúng đắn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất