"Các sinh viên mà tôi gặp, họ ngập tràn trong sự lo lắng cho những kì thi. Giống như một chiếc nồi áp suất, sẵn sàng phà ra thứ không khí dồn nén ngột ngạt. Đã không ít lần tôi nghe thấy những câu nói, bắt gặp những biểu cảm của sự mệt mỏi. Cả ngôi trường dường như trở thành một sàn giao dịch Than khoáng to lớn hơn cả sàn giao dịch NYSE lớn nhất thế giới có trụ sở ở NewYork, Nhưng ở đây toàn kẻ bán và rất ít người mua, tinh nghịch mà nói thì Than đang rớt giá thảm hại.
Nhưng điều khiến tối ngạc nhiên và rồi dần hiểu ra vấn đề thật sự ở đây đó là: thay vì tìm ra giải pháp đề giải quyết áp lực, họ chấp nhận nó như một chân lý. Thậm chí, lấy đó để tự hào như thể đang làm được điều gì thật sự to lớn. Dạo một vòng khắp trường, bệnh viện hay các nơi có sinh viên khác: BẠN KHÔNG THỂ ĐẾM XUỂ CÁI CỤM TỪ "Y DƯỢC MÀ..." ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHƯ MỘT LÝ GIẢI ĐẦY ĐỦ NHẤT. Thật khó tin, hay ở Việt Nam người ta bị ám ảnh bởi mối quan hệ giữa "học hành nặng nhọc" và "tài giỏi" quá rồi nên lấy đó là niềm tự hào nhĩ? Với xu hướng đi xuống của nhận thức về giá trị bản thân và coi thường thời gian kiểu như vậy, tôi tin chắc họ đang tự khép dần cánh cửa cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Tôi đã phát hoảng khi những điều cơ bản nhất có viết trong văn bản luật, công khai cho tất cả công dân, nhưng họ không hề tìm hiểu cho đến khi gặp được ai đó để hỏi như thể một tay mơ. Những kĩ năng cơ bản như liên hệ đến đơn vị tuyển dụng để tìm kiếm thông tin tuyển dụng, họ cũng không hề có. Họ không có một chút khái niệm nào về tổ chức, điều hành hay quản trị, cách họ tìm kiếm việc làm vẫn còn hết sức "TRUYỀN THỐNG" mặc cho thế giới đang chuyển mình với những hệ thống tự động đa nền tảng, đa kết nối mà người ta gọi là Industry 4.0. Nhưng hãy cùng nói một chút về khái niệm "XIN VIỆC", tại sao không gọi là Ứng tuyển vào các vị trí công tác (Apply) mà vẫn cứ là Xin Việc, chúng rất khác nhau về mặt giá trị. Nếu là bạn nghĩ bạn đang Xin, thì không được trả lương thỏa đáng cũng là điều dễ hiểu, đừng tiếp tục phàn nàn.
Nói không phải để tranh cãi, vì thực sự tôi cũng không kiếm được lợi ích gì khi tranh luận thắng những sinh viên thừa năng lực chuyên môn nhưng âm về năng lực cạnh tranh như vậy. Tôi chỉ mong muốn nền Y tế Việt Nam được thừa hưởng những nhân tố sống tích cực, năng động, và có năng lực thúc đẩy ngành phát triển. Hay đơn giản hơn, Tôi chỉ đang tìm kiếm những đồng nghiệp thực sự có thể truyền cảm hứng cho công việc của tôi, thay vì phải làm việc chung với những chiếc NỒI ÁP SUẤT ĐƠN ĐIỆU."