Shopee 12/12 : Một ngày doanh thu cao nhất lịch sử giữa muôn trùng sóng gió
Năm qua là 1 năm được đánh giá là cực kỳ khó khăn cho những người kinh doanh nhỏ lẻ trên sàn. Dưới góc độ là một nhà bán hàng nhỏ lẻ, chúng ta có thể điểm qua một số nội dung chính như sau
Bối cảnh: Bây giờ là 6 giờ sáng, tớ thức dậy sau 1 ngày sale 12/12 của sàn Thương mại điện tử Shopee. Đây là ngày sale lớn cuối cùng trong năm của Shopee, trang web TMĐT đang được đánh giá là số 1 Việt Nam thời điểm hiện tại.
Năm qua là 1 năm được đánh giá là cực kỳ khó khăn cho những người kinh doanh nhỏ lẻ trên sàn. Dưới góc độ là một nhà bán hàng nhỏ lẻ, chúng ta có thể điểm qua một số nội dung chính như sau:
I. Traffic suy giảm nghiêm trọng:
1. Tiktok - từ người cộng tác biến thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất
Có thể mọi người đã biết hoặc chưa, trong 1-2 năm trở lại đây, Shopee đành rất nhiều ngân sách để kêu gọi người bán lẫn người mua trở thành một phần trong hệ thống Affiliate Shopee, tức là rải link khắp nơi có thể, để kéo người dùng về sàn S.
Ban đầu, hệ thống này cực kỳ hiệu quả
- Hoa hồng cao hơn so với các AFF khác trên thị trường
- Thời gian thanh toán nhanh, thay vì 60 đến 90 ngày như thường lệ
Và nơi kéo về nhiều traffic cho S nhất chính là Tiktok, hay còn gọi là Tik
Thời điểm đó, không phải Tiktok là một nền tảng không thể kinh doanh hay không mang lại lợi nhuận cho người dùng, mà đơn thuần là Tiktok chưa thể mang lại sự hiệu quả cao cho nhiều ae trong ngành như Shopee và Facebook.
Nguyên nhân chủ yếu là tập khách hàng "kém chất lượng", chất lượng khó kiểm định khiến việc kinh doanh ở Tiktok chưa thật sự thơm ngon.
Hoạt động hiệu quả nhất thường là book KOL, KOC quảng bà về sản phẩm hoặc gắn link kéo người dùng từ Tiktok vào Shopee mua sắm.
Tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm các model kinh doanh thì Tiktok đã bắt đầu nổi lên là một mảng kinh doanh đầy màu mỡ cho các anh em: thời trang, đồ gia dụng, vv.vv
Mình sẽ viết một bài khác về đối thủ này vì có quá nhiều thứ cần phân tích và nhìn nhận ...
2. Hệ lụy của việc kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền
Cổ phiếu của công ty mẹ Shopee đã giảm 90% trên sàn chứng khoán NY từ đầu năm 2022 đến nay, tức là công ty đã mất đi 90% giá trị so với thời điểm 2021. Shopee ở một số quốc gia như Ấn Độ, Pháp ... bất ngờ đóng cửa và đỉnh điểm là sa thải hơn 1000 ngân sự vào năm nay
Kinh tế thế giới nói chung đang bước vào giai đoạn khó khăn sau những năm tháng phát triển mạnh mẽ, hàng loạt kì lân ngã ngựa khi mới 1-2 năm trước họ còn là hình mẫu về start-up, tăng trường điên rồ và giàu có nhanh chóng.
Shopee cũng vậy, tính từ 2017, thời điểm bắt đầu đặt chân vào Việt Nam đến nay, họ đã lỗ lũy kế 6700 tỷ đồng, hết năm 2021, vốn chủ sở hữu của Shopee âm hơn 2200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cái giá tương đương chính là thị phần TMĐT hiện tại ở Việt Nam thì Shopee chính là cái tên chiếm thị phần lớn nhất với 72.8%, bỏ xa so với các đối thủ khác
Kinh doanh thua lỗ, từ cả Shopee lẫn công ty mẹ là Sea đã dẫn đến hệ lụy về sự thay đổi mà Shopee dành cho người bán so với các năm trước:
II. Chi phí bán hàng và các chi phí khác liên tục tăng
1. Chi phí nội sàn : Đã khó nay còn khó hơn
Hiện tại, tổng thuế phí trên 1 đơn hàng ( chưa tính chi phí quảng cáo) là 14-15%, thậm chí là 18% với các shop tham gia chương trình hỗ trợ ship. Nhưng nếu shop không tham gia hỗ trợ ship, tỉ lệ hiển thị sẽ kém hơn rất nhiều so với các shop khác và đơn hàng chắc chắn cũng sẽ kém hơn.
Điều này dẫn đến người bán phải nâng cao giá bán để tránh trường hợp "bán được nhưng không thấy tiền đâu", và vô hình chung, sản phẩm của Shopee "đắt"hơn so với trước trong mắt người dùng
Ngoài ra, cũng còn 1 điều chưa ai nói với bạn đấy chính là chi phí quảng cáo đắt lên rất nhiều, chính xác đấy, rất nhiều lần so với trước.
Trung bình, để có 1 click vào sản phẩm thì chi phí đã đắt hơn ít nhất 20% đến 200%. Tớ đã cảm nhận sự khác biệt về chi phí này khi bắt đầu scale up từ 2 shop lên 4 shop, rev từ 600tr 1 năm lên 2,5 tỷ thì chi phí này ngốn cực kỳ nhiều.
Điều này dẫn đến chiến lực bán rẻ, bán lỗ của các anh em vạn đơn hay các "thầy bà" từ các năm trước thì năm nay không còn xuất hiện để khoe vào những ngày sale nữa. Chưa kể, luật TMDT mới ra đang bắt đầu truy thu thuê người bán gắt gao hơn
Sau cùng, thứ còn lại với các anh em bán rẻ, nhiều đơn là kỉ niệm về những ngày vạn đơn và thuế má sắp tới của nhà nước
2. Sự cạnh tranh "bất công" giữa các shop lớn và bé
Theo thống kê thì hơn 70% các shop nhỏ lẻ, vừa mở ra 90 ngày đã phải ngừng hoạt động.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đấy:
- Nguồn lực hạn chế: Có một điều tớ có thể nói luôn với mọi người là Shopee bây giờ, cái gì có thể bán thì nó đã đều xuất hiện nên việc kì vọng tính độc, lạ, duy nhất là không thể.
Nên việc bạn xử lý hàng tồn kho, điều chỉnh giá khuyến mãi trong những ngày sale và ngày thường là yếu tố tiên quyết để phát triển trên thị trường.
- Sự ưu ái của Shopee: Đây chỉ là điều bản thân tớ cảm nhận và thấy ở một số sản phẩm của Shopee. Tức là một sản phẩm khi bị tố cáo ở shop lớn ( đã có hàng ngàn lượt mua và đánh giá) so với shop nhỏ thì thường kết quả sẽ khác nhau.
Phần lớn các shop nhỏ sẽ bị xóa, khóa sản phẩm trong khi shop lớn thì không. Đặc biệt, khi lượng bán của bạn càng tốt thì tỷ lệ bị xóa hầu như không đáng kể.
Tớ đã từng kiểm tra và thấy một số sản phẩm bị xóa sau khi tố cáo nhưng sau một vài ngày lại được hiển thị như bình thường, với số lượng bán và đánh giá vẫn giữ nguyên.
Cuối cùng, ở góc độ cá nhân thì tớ vẫn nghĩ Shopee là một trong những kênh kinh doanh mà ở đó mình tối ưu doanh số dựa trên các nguồn lực sẵn có chứ không nên all-in quá nhiều.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất