Cựu thủ tướng Shinzo Abe là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ với Nhật Bản mà còn với nhiều quốc gia khác. Trong đó có cả Việt Nam. Ông Nicholas Chapman, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế và chính trị các nước châu Á đã từng phát biểu: “Shinzo Abe thực sự là vị chính trị gia chỉ có một trên đời”.  Sự ra đi bất ngờ của ông để lại sự tiếc nuối lớn cho cả thế giới. Hãy cùng dành chút thời gian nhìn lại cuộc đời của vị chính trị gia xuất chúng này, và ảnh hưởng của ông tới tình hình Nhật Bản, và mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với xứ sở hoa anh đào. 
Ông Shinzo Abe sinh ngày 21/09/1954 tại Tokyo. Là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản ra đời sau thế chiến thứ 2. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống tham gia vào chính trường, ông ngoại của Shinzo Abe, ông Kishi Nobusuke, là thủ tướng Nhật Bản trong giai đoạn năm 1957-1960. Ông nội Kan Abe là thành viên hạ viện từ năm 1937-1946. Cha ông, Abe Shintaro, cũng đã từng làm việc ở vị trí Ngoại trưởng. Ông cũng có mối quan hệ đặc biệt gần gũi với Thủ tướng giai đoạn 1964-1972 Sato Eisaku, cũng là chú của Shinzo Abe. 
Ông Shinzo Abe ngồi trên đùi của ông ngoại, Thủ tướng Nobusuke Kishi. Mẹ ông, bà Yoko Kishi, là người đang đứng và cha ông, Shintaro Abe, ngồi bên phải bức ảnh. Đứa trẻ còn lại trong ảnh là Hironobu Abe, anh trai ông Shinzo Abe.
Ông Shinzo Abe ngồi trên đùi của ông ngoại, Thủ tướng Nobusuke Kishi. Mẹ ông, bà Yoko Kishi, là người đang đứng và cha ông, Shintaro Abe, ngồi bên phải bức ảnh. Đứa trẻ còn lại trong ảnh là Hironobu Abe, anh trai ông Shinzo Abe.
Hổ phụ sinh hổ tử. Shinzo Abe nhanh chóng bộc lộ tài năng và niềm yêu thích đối với lĩnh vực chính trị. Ông học hành chính công và tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học chính trị tại đại học Seikei năm 1977. Sau đó ông tới Mỹ trong 3 học kì. Tuy vậy, khởi đầu của ông không thuận lợi như vậy. Tháng 4/1979, ông làm việc cho Kobe Steel. Sau một khoảng thời gian, ông trở về Nhật sau khi tốt nghiệp ngành khoa học chính trị tại ĐH Nam California - Mỹ. Ông hoạt động tích cực với tư cách là một thành viên của Đảng Dân chủ Tự Do. Từ năm 1982, ông là thư ký cho ngài Ngoại trưởng Shintaro, trở thành cánh tay phải đắc lực của cha mình. Cũng trong thời gian này, ông kết hôn với bà Abe Akie, vốn là một nghệ sĩ Radio DJ thời ấy. Hai người có mối quan hệ đầm ấm, yên bình cho tới ngày nay, là hình mẫu lý tưởng đối với bất cứ ai, trong đó có tôi, cho dù họ không thể có con. 
Những khoảng thời gian làm phụ tá, bên cạnh ngài Shintaro đã cho Shinzo Abe những kinh nghiệm vô cùng quý giá trên chính trường trong tương lai. Cho đến năm 1993, ông chính thức tự mình đứng ra tranh cử trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 7, và cũng trong chính cuộc bầu cử này, ông đã lần đầu trở thành nghị sĩ. Sau đó, ông nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính phủ và đảng Dân chủ Tự Do LDP. Như là phó chánh văn phòng nội các, tổng thư ký đảng LDP, hay chánh văn phòng nội các. Cho tới tháng 9/2006, Shinzo Abe được bầu làm chủ tịch Đảng LDP và trở thành thủ tướng thứ 90 của Nhật Bản. Khi đó ông 52 tuổi, khiến ông trở thành vị Thủ Tướng trẻ tuổi nhất kể từ sau khi chiến tranh kết thúc. 
Tuy nhiên, nhiệm kỳ đầu tiên của Shinzo Abe chỉ kéo dài vỏn vẹn đúng 1 năm. Ông từ chức vào tháng 9/2007 vì lý do sức khoẻ, cụ thể do bệnh viêm loét đại tràng. Ông trải qua một khoảng thời gian điều trị dài. Có lẽ ông trời đã trao cho ông một cơ hội để hoàn thành số mệnh thay đổi cục diện Nhật Bản. Ông nắm quyền trở lại vào tháng 12/2012 sau khi đảng LPD một lần nữa giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ Viện. Shinzo Abe đương nhiệm cho tới tháng 8/2020 thì từ chức, lần này, cũng vì bệnh viêm loét đại tràng. Với tổng thời gian đương nhiệm là 8 năm 265 ngày, trải qua một cuộc chuyển giao niên đại, ông là người nắm giữ vị trí Thủ Tướng Nhật Bản lâu nhất từ trước tới nay, và cũng là người thay đổi hoàn toàn đất nước theo hướng tích cực. 
Trong suốt quãng thời gian dẫn dắt Nhật Bản, Shinzo Abe góp phần rất lớn trong việc định hình lại đất nước trong thời kỳ hiện đại, khôi phục lại nền kinh tế trì trệ từ năm 1990 thông qua một kế hoạch lớn được ông gọi là “Abenomics”. Về cơ bản, đây là tập hợp một chuỗi các biện pháp cải cách mới về tiền tệ, tài chính và cơ cấu kinh tế, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đưa Nhật thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài. Kế hoạch “Abenomics” phát huy hiệu quả rõ rệt khi đưa nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và tăng trưởng liên tục trong 71 tháng, tỷ lệ thất nghiệp giảm kỷ lục, thấp nhất trong 26 năm, chống chọi hiệu quả với các loại thiên tai, những biến cố lớn bất ngờ suốt 2 thập kỷ, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và các chính sách kinh tế của chính phủ Nhật Bản. 
Không chỉ ở trong kinh tế, một vài chính sách của ông Abe cũng củng cố và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước. Về an ninh, ông góp phần rất lớn vào việc thay đổi cách diễn giải Hiến pháp, cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia hoạt động phòng thủ tập thể để bảo vệ các đồng minh trong những cuộc tấn công vũ trang. 
Ở phương diện đối ngoại, thủ tướng Abe không ngừng nâng cao vị thế và xây dựng các mối quan hệ gắn bó với các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới. Hàn gắn, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, thiết lập lại mối quan hệ vốn đã bị rạn nứt từ thời Đảng dân chủ Nhật Bản còn nắm quyền. Cựu tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump luôn xem Shinzo Abe như một người bạn của mình và luôn dành cho ông sự ngưỡng mộ cao nhất. Các mối quan hệ của Nhật và các quốc gia khác như Trung Quốc, Anh, Đức, Nga, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên cũng được thắt chặt. Đặc biệt đối với Trung Quốc, ông Shinzo Abe đã dành rất nhiều công sức để hàn gắn lại mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh. Vốn đã có mối quan hệ căng thẳng từ những cuộc chiến tranh trong quá khứ, nay thù địch càng dâng cao do các tranh chấp lãnh thổ. Ông Abe nhậm chức năm 2012 giữa cao trào chống Nhật Bản tại Trung Quốc, khi mà người dân giận dữ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối yêu sách của phía Nhật Bản với các bán đảo Điếu Ngư, hay là Senkaku đối với Nhật. Trong 8 năm làm thủ tướng, ông Abe đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao với chủ tịch Tập Cận Bình để đề cao sự cấp thiết trong bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước. Nỗ lực của ông Abe đã phát huy hiệu quả khi nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 của thế giới trở thành đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 
Thủ tướng Shinzo Abe xuất hiện với bộ đồ của Super Mario trong kỳ Thế Vận Hội 2020
Thủ tướng Shinzo Abe xuất hiện với bộ đồ của Super Mario trong kỳ Thế Vận Hội 2020
Cũng trong thời kỳ của thủ tướng Abe, mâu thuẫn của Nhật Bản và Ấn Độ cũng đã được hòa giải. Ông trở thành thủ tướng Nhật đầu tiên là khách mời danh dự của lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh của Ấn Độ vào năm 2014. Ông còn vinh dự nhận được giải thưởng “Padma Vibhushan”, giải thưởng công dân danh dự cho những đóng góp của ông đối với dự phát triển của Ấn Độ. Bên cạnh đó, ông Shinzo Abe cũng có một sự quan tâm đặc biệt với mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. 
Trong thời gian hoạt động chính trị, ông Shinzo Abe đã có nhiều lần tới thăm Việt Nam. Riêng trên cương vị thủ tướng Nhật Bản thì ông đã tới thăm Việt Nam tổng cộng 4 lần, lần lượt vào năm 1993, 2006, 2013 và 2017. Ông từng chia sẻ rằng, “Trong ấn tượng của người Nhật, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, thông minh, tinh kiên nhẫn cao và đặc biệt trong tình nghĩa”. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam vào tháng 2/2019, ông Abe bày tỏ thái độ cảm kích trước sự đón tiếp nồng hậu của chính phủ và người dân Việt Nam. 
Chính ông cũng đã thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên làm Thủ tướng vào năm 2006, thể hiện qua việc nhất trí đưa ra Tuyên bố chung hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi quay lại nhậm chức năm 2012, ông Abe cũng chọn VN là quốc gia đầu tiên để thực hiện chuyến thăm ngoại giao. 
Năm 2014, hai nước nâng tầm quan hệ ngoại giao song phương với chủ trương làm “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hoà bình và thịnh vượng ở châu Á”, nhân chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Tokyo. Không hề chỉ nằm trên giấy tờ, tới năm 2017, Nhật là nước tài trợ ODA lớn nhất, cũng như là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2, và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Đặc biệt, đích thân thủ tướng Abe đã mời lãnh đạo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng vào năm 2016, và hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới G20 với tư cách là khách mời đặc biệt của nước chủ nhà. Đây cũng chính là lần đầu tiên, Việt Nam được tham gia vào các diễn đàn có tầm ảnh hưởng quốc tế. Cùng với những sự phát triển trong ngoại giao giữa hai nước dưới thời chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe, Việt Nam mới phần nào  được tạo điều kiện lớn để phát triển về nhiều yếu tố kinh tế và xã hội. 
Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt Nam làm việc và học tập tại Nhật Bản cũng được mở rộng, trở thành cộng đồng nước ngoài lớn thứ ba ở xứ sở hoa anh đào. Nhật Bản cũng có rất nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho cộng đồng Việt Nam. Như khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, thủ tướng Abe đã thông qua các chính sách hỗ trợ như trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt như với các công dân Nhật Bản, hỗ trợ điều trị cho các thực tập sinh không may bị nhiễm bệnh, cho phép các thực tập sinh hết hạn hợp đồng tiếp tục làm việc cho tới khi có chuyến bay về nước, ….
Mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản vẫn được các cấp lãnh đạo hai bên liên tục phát triển, và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân dân của cả 2 dân tộc. Để có được kết quả này là từ đóng góp không nhỏ của thủ tướng Shinzo Abe. 
Tháng 8/2020, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xuất hiện trước toàn bộ công chúng trong buổi họp báo, cho người dân về sự lo ngại trong tình hình sức khỏe của mình. Ông cúi đầu và tuyên bố từ chức Thủ Tướng để bản thân không làm ảnh hưởng tới sự phát triển đầy tiềm năng của Nhật Bản trong tương lai. Mặc dù những người kế nhiệm ông, bao gồm cựu thủ tướng Yoshihide Soga, và thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida, ảnh hưởng của ông Shinzo Abe là quá lớn để đưa Nhật Bản lấy lại thăng bằng sau một khoảng thời gian dài chống lại đại dịch và các thiên tai liên tục xảy đến. Tháng 7/2022, khoảng thời gian bầu cử cho thượng viện đang trong hồi gay gấn nhất. Shinzo Abe xuất hiện trước ga Kintetsu Yamato-Saidaiji thuộc tỉnh Nara để vận động bầu cử cho một thành viên trong Đảng của ông. Cựu thủ tướng đã bị trúng 2 phát đạn có chủ ý và rơi vào tình trạng nguy kịch. Ông đã được đưa đi cấp cứu bằng trực thăng. Đến 17h03 ngày 08/07/2022, Shinzo Abe đã được xác nhận là không qua khỏi.  Thi thể của ông đã được đưa về Tokyo ngay sau đó, và tang lễ sẽ được tổ chức tại Zojojii vào ngày 12/07/2022 trong sự thương tiếc của gia đình và người thân. Động cơ của thủ phạm vẫn chưa được xác nhận. Nhưng điều chắc chắn, là nước Nhật sẽ rất nhớ cựu thủ tướng Shinzo Abe. Một vị thủ tướng tài giỏi và dễ mến. 
Trích trong lời tiễn của phu nhân Akie trong lễ tang của ngài Shinzo Abe: “Chồng tôi ở nhà là một người dịu dàng. Anh ấy thực sự rất thích mang niềm vui tới cho người khác, anh ấy sống và làm việc vì mọi người. Chắc anh ấy sẽ rất vui khi có nhiều người tới để dành lời tiễn biệt. Cảm ơn mọi người vì đã tới để đưa anh ấy tới cuối của đoạn đường này. Và cũng cảm ơn mọi người, vì đã luôn ủng hộ cho chồng tôi, ngài Abe Shinzo.”